Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV– Chi nhánh Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

a.Cơ cấu bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của BIDV Từ Sơn gồm có: Ban lãnh đạo, Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng quản lý nội bộ ( bao gồm 3 bộ phận: bộ phận kế hoạch tổng hợp, bộ phận tổ chức hành chính, bộ phận kế toán), Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ, 5 phòng giao dịch bao gồm: Đồng Quang, Yên Phong, Ba Gia, Châu Khê, Hoàn Sơn.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV Từ Sơn

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Từ Sơn Với trụ sở chính đặt tại số 368 Trần Phú, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, BIDV Từ Sơn là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán độc lập, có bảng cân đối tài khoản riêng, con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Hoạt động từ năm 2006 đến nay, BIDV Từ Sơn có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng được BIDV ủy quyền hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn thị

Ban Giám đốc

Khối tác nghiệp Khối trực thuộc

BP.TCHC

BP.TCKT

BP. KHTH

Khối Quản lý nội bộ

KHCN P. KHDN P. KHCN P.QTTD P.QL&DV kho quỹ 5 Phòng Giao dịch: Đồng Quang; Yên Phong; Ba Gia; Châu Khê; Hoàn Sơn Khối Quản lý khách hàng KHDN

xã Từ Sơn, áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng đồng vốn Việt Nam và ngoại tệ nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư để cho vay ngắn hạn và dài hạn với các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, tập trung vốn lớn để phục vụ cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, BIDV Từ Sơn còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện.

Chức năng nhiệm vụ của từng khối

- Ban giám đốc: Giám đốc quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc.

- Khối quản lý khách hàng

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng doanh nghiệp, tổ chức; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi và quản lý hoạt động của khách hàng.

+ Phòng Khách hàng cá nhân: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng cá nhân; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi và quản lý hoạt động của khách hàng.

- Khối tác nghiệp

+ Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp; tiếp nhận hồ sơ thông tin và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng doanh nghiệp.

+ Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân; tiếp nhận hồ sơ thông tin và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng cá nhân.

+ Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ; đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.

+ Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với các khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo, quản lý thông tin tín dụng.

+ Bộ phận Tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

+ Bộ phận tổ chức hành chính: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự phục vụ kế hoạch mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoat động của Chi nhánh.

+ Bộ phận KHTH: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp; xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.

+ Bộ phận điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.

- Khối quản lý rủi ro

+ Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền. - Khối trực thuộc

+ Các phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; huy động vốn; cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

b. Mô hình quản lý cho vay

Mô hình quản lý cho vay của BIDV Từ Sơn được quản lý bởi: - Giám đốc và các Phó giám đốc

- Các phòng trực thuộc: PGD BAZA, PGD Đồng Quang, PGD Châu Khê, PGD Hoàn Sơn, PGD Số 1 Yên Phong, P.QLNB(BP.KHTH), P.QTTD, P QLRR. Giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý cho vay được Tổng giám đốc thông báo, kiểm soát hoạt động cho vay của

cấp mình quản lý đảm bảo cân đối thường xuyên giữa nguồn vốn thực có và đảm bảo an toàn chi trả trong toàn đơn vị do mình phụ trách; Đồng thời, có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên hay đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tại hội sở, các phòng giao dịch trực thuộc và quyết định các hình thức khen thưởng, kỷ luật.

Các phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý từng hoạt động do Giám đốc ủy quyền. Như vậy, phòng QLNB( bộ phận KHTH), các PGD trực thuộc thực hiện chức năng chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu đề xuất về kế hoạch kinh doanh, thực hiện và kiểm soát hoạt động cho vay của Chi nhánh.

Theo mô hình quản lý cho vay KHCN SXKD, P.KHCN/phòng giao dịch tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, làm thủ tục giải ngân, kiểm tra sau giải ngân theo đúng quy trình, quy định Hội sở ban hành theo từng thời kỳ. Hoạt động quản lý rủi ro cũng do bộ phận quản lý rủi ro tại KPP phụ trách.

Nhiệm vụ quản lý cho vay KHCN SXKD tại Hội sở được thể hiện thông qua P.QLNB, P.QTRR, P.QTTD: Định hướng chính sách, quy định sản phẩm, quy trình cho vay, quy định nhận TSĐB, quy định thẩm định, quy định quản lý rủi ro …các chính sách, quy định, quy trình khác, thẩm định, phê duyệt, kiểm soát rủi ro tín dụng, đánh giá, điều chỉnh hoạt động cho vay KHCN. Kiểm soát hoạt động cho vay của chi nhánh/phòng giao dịch đảm bảo đúng định hướng, quy trình, quy định.

Mô hình quản lý cho vay được thể hiện qua sơ đồ 4.1 sau:

GIÁM ĐỐC Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 P. QLNB (BP. KHTH) P.QTTD P.QLRR P.KHCN Các PGD Trực thuộc

3.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2016-2018

Hoạt động kinh doanh của BIDV Từ Sơn trong 03 năm đã đạt được một số kết quả theo bảng 3.3:

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Từ Sơn giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/ 2018/ 2016 2017 I. Chỉ tiêu tăng trƣởng 1. Tổng HĐV cuối kỳ Tỷ đồng 2.316 2.731 2.740 117.9 100.3 2. Tổng HĐV bình quân Tỷ đồng 1.985 2.411 2.540 121.5 105.4 3. Tổng dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 3.000 3.384 3.385 112.8 100.0 4. Tổng dư nợ bình quân Tỷ đồng 2.879 3.137 3.365 109.0 107.3

II. Chỉ tiêu hiệu quả

1. Tỷ lệ nợ xấu (%) % 0.54 0.09 0.06 - -

2. Tổng thu nhập Tỷ đồng 146.70 180.75 168.17 123.2 93.0 - Thu từ hoạt động HDV Tỷ đồng 31.01 37.07 37.04 119.5 99.9 - Thu từ hoạt động tín dụng Tỷ đồng 72.85 61.27 66.83 84.1 109.1 - Thu dịch vụ Tỷ đồng 28.92 36.44 40.00 126.0 109.8 - Thu nợ hạch toán ngoại

bảng Tỷ đồng 7.47 41.53 19.67 556.0 47.4

- Thu từ hoạt động kinh

doanh ngoại tệ và phái sinh Tỷ đồng 0.91 0.77 0.58 84.6 75.3 - Thu khác Tỷ đồng 5.55 3.67 4.05 66.1 110.4 3. Chi phí quản lý Tỷ đồng 4.39 46.95 50.84 1069.5 108.3 4. Chênh lệch thu chi Tỷ đồng 106.31 133.80 117.33 125.9 87.7 5. Trích DPRR Tỷ đồng 15.79 22.76 15.00 144.1 65.9 6. Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 90.52 111.04 102.33 122.7 92.2

Giai đoạn 2016-2018 với dấu ấn của một nền kinh tế Việt Nam duy trì đà phục hồi ”vượt khó thành công” dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bởi thiên tai, sự cố môi trường nợ công tăng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Trước tình hình kinh tế không thuận lợi, ngành ngân hàng nói chung và BIDV Từ Sơn nói riêng đã tạo được nhiều dấu ấn thành công. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo, ổn định lãi suất, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng tích cực, ổn định tỷ giá,... Chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước và BIDV.

- Quy mô tăng trưởng + Huy động vốn cuối kỳ

Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ của BIDV Từ Sơn có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2016 đến năm 2017 và trững lại ở năm 2018. Năm 2017 nguồn vốn huy động tăng hơn 400 tỷ so với năm 2016, tương đương tăng 11.8%. Huy động vốn bình quân năm 2017 tăng hơn 400 tỷ so với năm 2016 tương đương 12.1%. Năm 2018 số vốn huy động cuối kỳ và bình quân gần như không tăng trưởng so với năm trước. Năm 2018 gần như không tăng trưởng đây cũng là dấu hiệu không tốt cho hoạt động ngân hàng bởi bị ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế trong gia đoạn này có diễn biến xấu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với sự canh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn bởi các chính sách lôi kéo khách hàng và sản phẩm ưu đãi hơn như một số ngân hàng không tuân thủ trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước dẫn tới hiện tượng đi đêm lãi suất, thì BIDV Từ Sơn luôn tuân thủ quy định của pháp luật mặc dù BIDV Từ Sơn đã không ngừng chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ huy động vốn đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần….nên lượng khách hàng cũng bị lôi kéo một phần mức duy trì HDV tăng trưởng thấp so với năm 2017.

+ Dư nợ cuối kỳ

- Qua biểu trên ta thấy dư nợ tín dụng tại BIDV Từ Sơn tăng dần theo các năm. Năm 2016 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 3000 tỷ đồng. Năm 2017, dư nợ tín

năm 2016. Đến năm 2018, dư nợ tín dụng giữ mức ổn định không tăng so với năm 2017 ở mức 3385 tỷ đồng. Để giải thích việc dư nợ tín dụng tăng lên mạnh vào năm 2017 là do đường lối đúng đắn của BIDV Từ Sơn, phát triển cho vay bán lẻ tại các làng nghề truyền thống như đồ gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc; sắt thép Đa Hội, Đa Vạn; chợ vải Ninh Hiệp…Ngoài ra, BIDV Từ Sơn còn cho vay đầu tư các dự án có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, BIDV Từ Sơn còn phát triển mạnh sản phẩm cho vay thấu chi cầm cố bằng sổ tiết kiệm. Đến năm 2018 dư nợ tín dụng giữ vững không tăng trưởng do ảnh hưởng bởi suy thoái kính tế nên ngân hàng thắt chặt hơn trong việc cho vay và bước đầu BIDV Từ Sơn có những chính sách mở rộng phát triển khách hàng tại các huyện lân cận như Yên Phong, Vân Hà, Đông Anh…

- Chỉ tiêu hiệu quả + Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn nằm trong giới hạn cho phép của Hội sở chính và trong lộ trình kiểm soát của Chi nhánh. Để làm được điều này là do sự kiểm soát chặt chẽ từ Ban lãnh đạo, cán bộ bán hàng trực tiếp làm đúng quy định, quy trình cho vay, biết tìm kiếm được các khách hàng tốt; thẩm định trước khi giải ngân từ bộ phận quản lý rủi ro là rất chặt chẽ và đúng quy định.

+Tổng thu nhập

Tổng thu nhập của Chi nhánh năm 2017 tăng 34,05 tỷ đồng tương đương tăng 23.2 % so với năm 2016. Trong đó phải nói đến: Thu nhập chính đến từ hoạt động HDV tăng 7 tỷ và thu dịch vụ tăng 8 tỷ đồng so với năm 2016. Thu nhập toàn chi nhánh năm 2017 tăng mạnh phải kể đến từ thu nợ ngoại bảng chiếm tới gần 23% từ các khách hàng trong tổng thu nhập. Đến năm 2018 thì tổng thu nhập giảm hơn 12.58 tỷ so với năm 2017 đạt 93% so vơi năm 2017 do nguồn thu nợ ngoại bảng và phái sinh giảm lớn đạt 19.67 tỷ so với năm 2017 tức giảm 21.86 tỷ mặc dù thu từ hoạt động tín dụng tăng 5.56tỷ so với năm 2017, thu dịch vụ cũng tăng trưởng tốt 3.56 tỷ nhưng cũng không bù đắp được số thu từ nợ hạch toán ngoại bảng và phái sinh.

+ Tổng chi phí

Chi nhánh hàng năm đã thực hiện trích dự phòng rủi ro theo đúng kế hoạch, năm sau đã thấp hơn năm trước đặc biệt là năm 2017 Chi nhánh thực hiện trích 22.76 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 Chi nhánh chỉ phải trích 15 tỷ đồng. Để

đạt được điều này là do Chi nhánh đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, có các biện pháp xử lý và cải thiện các khoản nợ xấu, giúp giảm được các khoản chi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

+ Chênh lệch thu chi

Chênh lệch thu chi của Chi nhánh tăng trưởng rõ rệt đặc biệt năm 2017, chênh lệch thu chi đạt 133,7 tỷ đồng tăng 25,8% so với năm 2016. Đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh đạt kết quả thu nợ hạch toán ngoại bảng từ các năm trước. Năm 2018 mức chênh lệch thu chi có giảm đi chỉ đạt 87.7% so vơi năm 2017 là do thu nợ ngoại bảng đạt thấp hơn nhiều so với năm 2017.

- Công tác an toàn kho quỹ luôn được quan tâm hàng đầu. Trong 3 năm 2016 - 2018, không để xảy ra sự mất an toàn nào; nhu cầu chi trả bằng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53)