1. Phương tiện thông tin
Thông tín âm hiệu trên tàu biển sử dụng hệ thống còi của tàu như còi hơi, còi điện, còi sa mù. Một trong những yêu cầu của phương tiện sử dụng để thông tin là khả năng tạo ra một âm hiệu có tần số, cường độ đều và có khả năng điều chỉnh.
Thông tin bằng âm hiệu dựa trên cơ sở mã Morse. Các tín hiệu tạch (Dot) và tè (Dash) được phát đi bằng độ dài của tín hiệu âm thanh. Bằng các tín hiệu Morse, các chữ cái, chữ số được thu và phát tạo thành nội dung bản mã theo luật tín hiệu quốc tế. Như vậy bằng âm hiệu, thông qua mã Morse, các bản điện có thể được thể hiện là các bản điện mã.
Một trong những đặc điểm của thông tin bằng âm hiệu là tốc độ thu, phát chậm nên thường chỉ sử dụng để thu phát tín hiệu một chữ.
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 102
2008
Điều kiện đầu tiên để có thể tiến hành thông tin bằng âm hiệu là khoảng cách, tầm xa phải không quá lớn để có thể nghe rõ âm hiệu mà không bị biến đổi cường độ, độ dài tín hiệu.
Khu vực tiến hành thông tin không phải là khu vực kín (trong các vịnh, vũng), không có các dải bờ gần, sóng không lớn để tránh hiện tượng phản xạ, nhiễu âm làm cho tín hiệu thu không chuẩn.
Phải sử dụng đúng lúc và phù hợp, những tín hiệu phát ra không đúng lúc có thể gây ra sự hiểu nhầm và gây khó khăn trong hàng hải.
Không được sử dụng ở khu vực đông tàu bè, trong luồng lạch.
Hạn chế sử dụng trong sa mù vì dễ gây nhầm lẫn với tín hiệu sa mù và tín hiệu điều động. Trừ các tín hiệu một chữ, các tín hiệu khác chỉ sử dụng trong trường hợp cấp thiết.
Khi phát các tín hiệu một chữ có dấu (*) trong bảng tín hiệu một chữ, phải tuân thủ cả quy tắc quốc tế về phòng tránh va chạm tàu thuyền trên biển vì nó có liên quan tới tín hiệu điều động và tín hiệu một chữ dùng để liên lạc giữa tàu phá băng và tàu đi theo.
Với các tàu có trang bị hai còi tại hai vị trí mũi, lái thì trước khi tiến hành thông tin, phải tắt một còi để tránh nhiễu âm thanh.
Độ dài các tín hiệu âm: Dấu tạch kéo dài khoảng 1 giây; và dấu tè kéo dài khoảng từ 4 – 6 giây
2.3.2. THÔNG TIN BẰNG ÂM HIỆU
Về cơ bản thông tin bằng âm hiệu cũng giống như thông tin bằng ánh đèn. Do đặc điểm của phương tiện nên trong thông tin bằng âm hiệu, các tín hiệu phải được phát chậm, rõ ràng. Khi cần thiết, tín hiệu phát đi có thể được nhắc lại, nhưng để tránh nhầm lẫn do trạm thu hiểu tín hiệu một chữ được nhắc lại là tín hiệu hai chữ, khoảng thời gian trước khi nhắc lại phải có độ dài thích hợp.
Nội dung bản điện phát đi trong thông tin bằng âm hiệu là các bản điện mã, có nghĩa là nội dung bản điện được mã theo luật tín hiệu quốc tế và phát đi. Các bản điện gửi đi có thể cho một đối tượng cụ thể hay gửi chung cho cho tất cả các trạm. Đặc điểm riêng của phương pháp thông tin này khác với thông tin bằng ánh đèn là trạm thu không cần báo nhận sau mỗi tín hiệu nhận được từ trạm phát mà chỉ cần báo nhận một lần sau khi trạm phát phát tín hiệu kết thúc bản điện (tín hiệu chữ T).