CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐỂ SƠN

Một phần của tài liệu Bài giảng thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải (Trang 62 - 64)

1. Công tác chuẩn bị trước khi sơn

a. Chun b sơn

- Chọn loại sơn cần dùng và xác định chắc chắn đúng trước khi mang ra sử dụng.

- Do dung môi nhẹ nên các thành phần khác của sơn có xu hướng chìm xuống đáy thùng khi để một thời gian dài. Trước khi mở một thùng sơn mới có thể lật úp thùng, lắc và đảo vài lần để làm cho sơn trộn đều với dung môi, sau đó mở thùng quấy đều, có thể thêm dung môi để có độ nhớt (độ loãng) phù hợp.

- Nếu lấy sơn từ các thùng sơn dở thì phải quấy thật kỹ, nếu cần thiết thì phải thêm dung môi để có độ loãng phù hợp. Trường hợp trên mặt thùng có đóng màng thì phải vớt bỏ trước khi thêm dung môi.

- Trường hợp sơn phải pha màu thì phải theo chỉ dẫn về tỷ lệ màu, trong quá trình pha phải thường xuyên kiểm tra theo màu mẫu để thêm bớt các thành phần màu cho phù hợp. Nên tính toán sao cho lượng sơn pha vừa đủ, thậm chí có thể dư nhưng không nên thiếu vì nếu pha thêm, theo kinh nghiệm thì hai lần pha không thể có màu sắc hoàn toàn giống nhau.

- Sơn sau khi đã quấy đều và đã có độ loãng phù hợp thì san sang các thùng đựng để sơn (sơn thủ công), hay bình chứa, bình nén (sơn cơ khí). Lưu ý nếu sơn bằng tay thì chỉ nên đổ lượng sơn khoảng 1/2 các thùng đựng.

b. Các chun b khác

Chuẩn bị các dụng cụ sơn bằng tay hay cơ khí phù hợp với bề mặt, kiểm tra và thay thế nếu có hư hỏng.

Chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc trong quá trình sơn như: - Ca bản, dây bảo hiểm, dây treo dụng cụ v.v. nếu sơn trên cao.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 62

2008

- Chuẩn bị nguồn thắp sáng an toàn khi sơn trong các hầm tối. - Chuẩn bị bảo hộ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc. - Chuẩn bị giẻ lau sơn, tấm lăn gạt sơn nếu sơn bằng con lăn.

- Kiểm tra lại bề mặt, nếu bị ẩm hay ướt nước phải dùng giẻ lau hay dùng khí thổi khô v.v.

2. Điều kiện bên ngoài có thể tiến hành sơn

- Nhiệt độ tốt nhất từ 50

- 250C.

- Chỉ nên tiến hành sơn khi trời khô ráo, độ ẩm tương đối nhỏ hơn 80%. - Bề được sơn mặt phải sạch sẽ, sau khi làm sạch phải tiến hành sơn ngay. 2.5.2. KỸ THUẬT SƠN

1. 1. Kỹ thuật sơn thủ công

a. Sơn bng bút

- Mỗi lần chấm bút chỉ nên chấm vừa ngập phần lông bút, sau đó phải gạt bút vào cạnh thùng chỉ để một lượng sơn nhất định trên bút.

- Khi sơn các vách đứng nên quét chổi tạo thành các vệt sơn dọc từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

- Khi sơn các mặt bằng nên sơn thành vết ngang từ phải sang trái và từ trái sang phải hoặc các vết dọc từ gần ra xa và từ xa lại gần.

- Khi sơn nên chấm sơn thành từng điểm rồi từ đó quét rộng ra xung. Các vết sơn phải có phần chồng lên nhau và phải quét bút vài lần để đảm bảo phủ kín bề mặt và độ dày màng sơn đều, xoá bỏ vệt nối giữa các vết sơn.

- Khi sơn bút sơn đặt nghiêng với bề mặt khoảng 450

- 600, không ấn quá mạnh, quét nhẹ và đều tay để sơn có thể bám dính trên bề mặt, không để lại vết bút cày trên màng sơn.

b. Sơn bng con lăn

- Khi sơn bằng con lăn phải dùng thùng đựng sơn có vách phẳng và cao hoặc phải chuẩn bị một tấm gỗ đặt nằm nghiêng trong thùng. Con lăn sau khi nhúng vào thùng phải lăn trên mặt tấm gỗ hay vách thùng để phần sơn dư chảy trở lại thùng, chỉ để một lượng sơn nhất định trên con lăn tránh không để sơn vương vãi ra ngoài.

- Khi sơn các vách đứng nên sơn thành các vệt sơn dọc từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

- Khi sơn các mặt bằng cũng sơn thành vệt ngang từ phải sang trái và từ trái sang phải hoặc các vết dọc như sơn vách đứng.

- Khi sơn nên chấm sơn thành từng điểm rồi từ đó lăn rộng ra xung quanh. Các vết sơn phải có phần chồng lên nhau và phải lăn qua vài lần để đảm bảo phủ kín bề mặt và độ dày màng sơn đều, xoá bỏ vệt nối giữa các vết sơn.

2. 2. Nguyên tắc chung khi sơn

- Sơn chỗ khó trước, chỗ dễ sau. - Sơn chỗ xa trước, chỗ gần sau. - Sơn chỗ cao trước, chỗ thấp sau.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 63

2008

- Sơn bên trong trước, bên ngoài sau.

- Các lỗ, vết lõm, các khe rãnh phải dùng bút sơn ngoáy tròn để sơn bám. - Sơn dứt điểm từng phần, từng khu vực không bỏ sót.

- Chỉ sơn lớp sau khi lớp trước đã khô hoàn toàn.

- Không sơn lên các gioăng cao su chịu nước và phải lau sạch ngay khi chúng bị dính sơn.

- Khi lau sơn đã bám dính trên các bề mặt phải sử dụng giẻ có tẩm dầu sơn. - Khi sơn các vách đứng phải dùng các tấm bạt cũ, giấy hay bìa để lót chân vách không để sơn vương làm bẩn sàn.

- Khi sơn các vùng giáp ranh phải sơn màu sơn phía trên trước, chờ khô rồi mới sơn màu sơn phía dưới.

- Để lấy các sợi lông bút dính trên mặt sơn, tuyệt đối không sử dụng tay để nhặt. Cách lấy các lông rơi có hiệu quả là đặt bút nghiêng với bề mặt khoảng 200

- 300 và xúc mạnh, lông dính sẽ bám vào bút sơn.

3. Sơn cơ khí

- Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp sao cho không quá nhiều gió và cũng không quá nhiều sơn. Điều chỉnh đầu phun để có độ rộng chùm sơn phù hợp.

- Khi sơn để đầu phun cách bề mặt từ 20 - 30cm, di chuyển súng phun theo chiều dọc từ trên xuống dưới với tốc độ chậm khoảng 2,5 - 3cm/s để tạo thành các vệt sơn dọc.

- Khi kết thúc một đường sơn thì dừng phun sơn, di chuyển súng phun tới đầu vệt sơn mới rồi mới tiếp tục phun. Các vệt sơn phải có phần chồng lên nhau từ 1,5 - 2cm để đảm bảo độ phủ kín trên bề mặt.

- Trong suốt quá trình sơn và di chuyển súng, hướng đầu phun phải luôn vuông góc với bề mặt. Tuyệt đối không được để hướng đầu phun nghiêng vì cự ly từ đầu phun đến điểm đầu và cuối chùm sơn trên bề mặt khác nhau dẫn đến độ dày mỏng của màng sơn khác nhau.

- Khi sơn khi vực giáp ranh với màu sơn khác phải sử dụng tấm chắn để che phủ phần không cần sơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)