CÁC HỆ THỐNG, THIẾT BỊ KHÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC ĐIỀU KHIỂN

Một phần của tài liệu Bài giảng thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải (Trang 71 - 72)

1. La bàn (Compass)

Hình 3.3. La bàn (Compass)

La bàn là thiết bị chỉ hướng cơ bản trên tàu, nhờ nó mà ta có thể xác định được phương hướng, hướng đi của tàu và nhờ nó ta có thể thực hiện việc bẻ lái để điều khiển con tàu (Hình 3.3). Trên tàu thường có các loại la bàn sau:

a. La bàn t (Magnetic compass)

La bàn từ hoạt động dựa trên nguyên lý tính định hướng của kim nam châm dưới tác dụng của từ trường trái đất. Loại la bàn này có điểm Bắc của mặt số nằm trên hướng Bắc của kim nam châm và định hướng Bắc địa từ trong điều kiện không có các ảnh hưởng xung quanh. La bàn từ sử dụng trên tàu có hai loại là la bàn chuẩn (Standard compass) và la bàn lái (Steering compass).

La bàn chuẩn được đặt trên nóc buồng lái và được chỉ báo theo nguyên tắc quang học xuống buồng lái.

La bàn từ được dùng làm la bàn lái trên các tàu không có la bàn điện, nó được đặt cạnh máy lái và được sử dụng cho người lái làm chuẩn để thực hiện bẻ lái điều khiển con tàu.

La bàn lái (Loại la bàn điện) (Steering Compass – Gyro) La bàn chuẩn (La bàn từ)

(Standard Compass - Magnetic)

Chỉ báo góc bẻ lái Đồng hồ chỉ báo góc bẻ của bánh lái (Steering angle indicator) (Rudder angle indicator)

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 71

2008

b. La bàn đin (Gyro compass)

La bàn điện là một thiết bị điện hoạt động dựa trên nguyên lý về tính định hướng của trục con quay tự do. Hướng của trục con quay đi qua điểm Bắc Nam trên mặt số la bàn và chỉ theo hướng Bắc la bàn (có nghĩa là nó vẫn có sai số so với hướng Bắc thật). La bàn điện có chỉ số rất chính xác nhưng do là một thiết bị điện cơ nên độ tin cậy không cao. La bàn điện bao gồm la bàn chủ và các mặt phản ảnh. Chỉ số từ la bàn chủ có thể truyền dẫn bằng tín hiệu điện đến các mặt phản ảnh để các mặt phản ảnh có chỉ số đồng nhất với la bàn chủ. Các mặt phản ảnh la bàn điện được sử dụng làm la bàn lái (gắn ngay trên máy lái) và các la bàn tác nghiệp, theo dõi v.v. Tín hiệu chỉ báo của la bàn điện được đưa đến máy lái làm tín hiệu điều chỉnh trong chế độ lái tự động (Gyro pilot). Ngoài ra tín hiệu chỉ báo của la bàn điện còn được đưa đến một số các thiết bị khác hàng hải khác như Radar, GPS, v.v.

2. Tay chuông truyền lệnh (Telegraph)

Hình 3.4. Hệ thống tay chuông truyền lệnh đặt tại buồng lái

Tay chuông truyền lệnh là thiết bị liên lạc giữa buồng lái và buồng máy, dùng để điều khiển chế độ máy theo yêu cầu điều khiển tàu (Hình 3.4).

3. Hệ thống chỉ báo (Indicator)

Hệ thống chỉ báo trên tàu bao gồm tập hợp các đồng hồ chỉ báo như: Chỉ báo tốc độ tàu, hướng đi của tàu, vòng tua của máy chính, góc nghiêng của tàu, hướng và tốc độ gió, hướng mạn và tốc độ quay trở của tàu v.v.

4. Hải đồ (Chart)

Hải đồ trang bị trên tàu có nhiều loại, nhiều tỷ lệ xích, phù hợp với vùng hoạt động của tàu. Trên hải đồ, sĩ quan hàng hải sẽ kẻ sẵn tuyến hành trình an toàn và kinh tế nhất, với đường đi cụ thể của con tàu.

5. Radar hàng hải (Marine Radar)

Radar hàng hải là thiết bị dẫn đường và tránh va phổ biến trên tàu. Nó được sử dụng để tránh các mục tiêu nguy hiểm và dẫn tàu trong các điều kiện khó khăn như vùng hàng hải hạn chế, đông tàu bè, tầm nhìn xa hạn chế.

Một phần của tài liệu Bài giảng thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải (Trang 71 - 72)