1. Sơn chống gỉ (Primer)
Được sử dụng để sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại, có tác dụng ngăn ngừa kim loại oxy hoá, bảo vệ kim loại khỏi các tác động của môi trường, làm lớp sơn lót cho các lớp sơn mặt. Có các loại sơn chống gỉ sau:
a. Sơn chống gỉ phá (Blast primer)
Thường chỉ sử dụng khi đóng tàu hay sửa chữa. Sơn này dùng làm sơn dặm tại các vị trí vừa hàn, cắt, mài v.v. chống gỉ phá do nhiệt và không khí.
b. Sơn chống gỉ thường (Primer)
Thường được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng tàu.
c. Sơn chống gỉ phần ngâm nước của tàu (Anti-corrosive)
Là loại sơn chống gỉ sử dụng để sơn lớp đầu tiên cho phần vỏ tàu khi đóng mới hay sửa chữa.
2. Sơn chống hà (Anti-fouling)
Được sử dụng để sơn lên phần ngâm nước của tàu, chống không cho hà bám vào thân tàu. Trong thành phần của sơn còn có thêm các độc tố như oxit thuỷ ngân, oxit đồng, DDT, các loại muối đồng, muối thuỷ ngân v.v. Khi sơn chống hà, phải sơn theo một trật tự nhất định. Đặc tính của sơn chống hà là tính độc. Vỏ tàu sau khi sơn chống hà phải hạ thuỷ ngay khi sơn vừa khô, nếu để quá lâu sẽ làm cho sơn mất tính độc. Thời gian khô của sơn là 7 - 8h và tốt nhất là hạ thuỷ trước 24h.
3. Sơn lót (Undercoat)
Là loại sơn được sử dụng để sơn phủ trên lớp sơn chống gỉ với tác dụng làm lớp sơn lót hay là lớp sơn nền trước khi sơn lớp sơn màu.
4. Sơn màu (Topcoat)
Còn gọi là sơn áo, là các loại sơn gốc nhựa như Melamil, Ankit, Clovinil. Sơn áo thường có độ bóng, độ đanh bề mặt cao, độ bền cơ học tốt và màu sắc rất đa dạng. Sơn được sử dụng để sơn phủ (lớp cuối) cho tất cả các bề mặt, vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng bảo vệ các lớp sơn phía trong.
5. Sơn chịu nước (Cement wash)
Loại sơn này được sử dụng để sơn phủ phía trong thành các két chứa nước, ballast, bilge v.v. với tác dụng chống thấm, cách ly nước với bề mặt kim loại, chống đông kết cặn.
6. Sơn chống cháy (Fire- retardant)
Là loại sơn có đặc tính bắt lửa kém và khả năng lan truyền lửa thấp, được sử dụng để sơn các bề mặt trần hay các bề mặt kín của các hành lang, cầu thang, các
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 54
2008
vách tường, sàn gỗ, trong khu phòng ở và các khu vực công cộng. Sơn này có hai dạng, sơn lót và sơn áo.
7. Sơn mạn đường tải trọng (Boot-topping)
Loại sơn này có khả năng chịu được sự thay đổi môi trường giữa khô và ướt, có khả năng chịu đựng sự va đập của sóng. Được sử dụng để sơn vỏ tàu khu vực giữa đường mớn nước không tải và đường mớn nước đầy tải của tàu.
8. Sơn mạn khô (Top-side)
Có khả năng chịu đựng sự va đập của sóng. Được sử dụng để sơn vỏ tàu khu vực phía trên đường mớn nước đầy tải của tàu.
9. Sơn vẽ (Signal paint)
Còn được gọi là sơn dấu hiệu, là loại sơn màu có màu sắc sáng, độ bóng và tính phản quang cao, dễ phân biệt, màu sắc đặc trưng theo tiêu chuẩn. Được sử dụng để kẻ vẽ, đánh dấu, và đặc biệt là để sơn phân biệt các thiết bị, dụng cụ và các dấu hiệu trên tàu.
10. Sơn keo (Bond-Paint)
Có hai loại thường sử dụng ở trên tàu là sơn EPOXY và POLYURETHAN. Màng sơn loại này khi khô có tính kết dính rất cao, dầy và cứng, chịu được lực va đập lớn. Loại sơn này vừa là sơn chống gỉ, vừa là sơn áo, riêng sơn Epoxy có khả năng chịu được hầu hết các hoá chất.
11. Sơn chịu nhiệt (Heat-resistant )
Được chế tạo từ bột màu chịu nhiệt và các chất liệu có độ ổn định nhiệt cao. Được sử dụng để sơn những bề mặt có nhiệt độ cao. Loại sơn này vừa là sơn chống gỉ, vừa là sơn áo.
12. Sơn chống trượt (Non-slip)
Loại sơn này có thêm thành phần chất độn tạo ra bề mặt có ma sát, không trơn trượt được sử dụng để sơn trên các lối đi, các boong thượng tầng, boong trung gian v.v.
13. Sơn nhũ (Aluminium Paint)
Có màu trắng nhũ, chất liệu tạo màu là Aluminium (bột nhôm nguyên chất) thường sử dụng để sơn các khu vực chịu nhiệt, sơn các thiết bị cần chống bức xạ nhiệt, sơn lót v.v.
14. Sơn men (Gloss, Enamel)
Là loại sơn có độ bóng cao, màng sơn cứng và đanh. Dùng để sơn các thiết bị, đồ dùng yêu cầu có độ thẩm mỹ cao.
15. Sơn gỗ (Vanish, Creosote)
Sơn gỗ có rất nhiều loại tuỳ theo các công dụng như: Sơn các vật dụng bằng gỗ ngoài trời, sơn các vật dụng trong nhà, sơn bảo quản da, cao su, sơn các vật dụng chịu hoá chất, dầu mỡ, sơn cách điện, sơn các vật dụng chịu nhiệt từ 1000
- 5000.
16. Sơn cách điện (Bituminous paint)
Loại sơn này là sơn gốc nhựa gọi là nhựa Bitum. Bitum có thể lấy từ đá dầu hoặc từ dầu mỏ. Sơn Bitum thường dùng để sơn các tấm lá thép lõi biến áp, sơn lót trong vỏ các động cơ, sơn lót trong các thiết bị và dụng cụ sửa chữa điện v.v.
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 55
2008
17. Các loại sơn khác
Còn rất nhiều các loại sơn khác được sử dụng trên tàu như các loại sơn lót, sơn bả, sơn cao su chịu nước, sơn chống mục gỗ v.v., nhưng nói chung các loại sơn thông dụng nhất và thường được sử dụng nhất trên tàu vẫn là các loại sơn nói trên.