BẢO QUẢN SƠN VÀ AN TOÀN SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Bài giảng thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải (Trang 56 - 57)

1. Bảo quản sơn

Sơn thuộc loại dễ cháy, độc hại đối với con người, dễ biến màu, dễ thoái hoá, vỏ thùng làm bằng tôn mỏng rất dễ han gỉ, bẹp và thủng nên việc bảo quản sơn phải cẩn thận và chu đáo. Các thành phần trong sơn hầu hết đều có khả năng bắt cháy. Dung môi sử dụng cho sơn đều có tính bay hơi mạnh, kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ rất nguy hiểm. Dung môi của sơn khi bay hơi cũng tạo ra một môi trường không khí nhiều độc tố rất nguy hiểm đối với con người, nên phải bảo quản tốt.

- Các thùng sơn phải đậy kín khi để trong kho, tránh sự bay hơi của dung môi. - Cần phải bảo quản sơn ở nơi thoáng khí hay nơi chứa sơn phải được thông gió để nồng độ hỗn hợp khí nằm dưới giới hạn nổ và giới hạn độc tố cho phép.

- Cấm lửa trong khu vực chứa sơn, tránh để sơn ở gần các nguồn nhiệt

- Các thùng sơn dở trước khi khi đem cất giữ phải đóng kín nắp, nếu cần thiết phải đổ thêm một lớp dung môi phía trên để tránh sơn bị khô và chết.

- Không lôi kéo, va đập mạnh các thùng sơn, không đặt các vật nặng trên các thùng sơn, không đặt thùng trực tiếp trên sàn trong kho mà phải đặt trên giá gỗ.

- Không lưu giữ sơn chung với hoá chất như acid, xút, các hoá chất có khả năng ảnh hưởng tới sơn.

- Tránh không để nước lẫn vào thùng sơn hay lưu giữ sơn ở những nơi chịu mưa nắng, gần các van đường ống dẫn hơi v.v.

- Sơn xếp trong kho phải phân loại và đánh dấu chủng loại, màu sắc và cất giữ theo từng lô để tránh nhầm lẫn.

- Dung môi cũng phải được phân loại, đánh dấu và chia ra thành lô.

2. 2. An toàn khi sử dụng sơn

- Cần phải có đầy đủ bảo hộ phù hợp khi sơn, các dụng cụ sơn phải phù hợp với chủng loại sơn và công việc. Khi sử dụng một số loại sơn có tính độc mạnh như sơn chống hà (Anti-fouling), phải có trang bị bảo hộ đặc biệt tránh cho sơn không tiếp xúc với cơ thể và nhiễm vào đường hô hấp.

- Nếu thực hiện công việc trên cao ngoài mạn thì phải có các dụng cụ, thiết bị phụ trợ an toàn và bảo hiểm, các thiết bị này phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

- Nếu thực hiện công việc trong các tank két, các phòng, buồng kín phải có máy thông gió, hút bụi sơn thường xuyên để đảm bảo an toàn phòng độc, phòng hoả. Nguồn thắp sáng an toàn và phù hợp.

- Khi sử dụng một số loại sơn sinh ra khí có tính độc cao như sơn Epoxy, Polyurethan cần lưu ý đến không gian xung quanh, nếu cần thiết phải thông gió liên tục để tránh ngộ độc.

- Không để sơn tiếp xúc với da, tránh hiện tượng sơn ăn da, dị ứng và các bệnh ngoài da do sơn gây ra.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 56

2008

- Rửa sạch tay chân trước khi ăn uống hay hút thuốc, tránh bị ngộ độc.

- Giẻ lau sơn phải được tập trung để hủy ngay sau khi sơn, đề phòng hoả hoạn. - Thời gian cho công việc sơn phải phù hợp để đảm bảo chất lượng sơn cũng như sức khoẻ của con người.

Một phần của tài liệu Bài giảng thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)