Thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán FLC (Trang 57 - 59)

- Trình độ cán bộ quản lý và nhân viên còn hạn chế

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CPCK FLCS

3.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2012 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Viêt Nam theo đó thị trường chứng khoán, vốn là phong vũ biểu của nền kinh tế, cũng phản ánh rõ điều này với xu hướng giảm điểm là xu hướng chính và chủ đạo. trước hết đến từ phía các vấn đề vĩ mô cơ bản trong nước, đặc biệt là áp lực tỷ giá, lạm phát và lãi suất. Đặc biệt, tháng 8 năm 2012, vụ bê bối liên quan đến Bầu Kiên và hàng loạt lãnh đạo cao cấp ngành ngân hàng đã đánh mạnh và thị trường đang lên.Không chỉ có vậy, trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết và khả năng suy thoái kép của nền kinh tế toàn cầu.

Một số điểm nổi bật của thị trường Chứng khoán 2012:

- Nhà đầu tư nước ngoài hạn chế giao dịch với thái độ thận trọng và dè dặt với thị trường chứng khoán Việt Nam do chịu tác động tiêu cực từ những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước lẫn thế giới.

Nếu như trong năm 2012 thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhận được lực hỗ trợ rất mạnh của dòng vốn ngoại thì ngược lại, trong năm 2012, dòng vốn này lại có dấu hiệu rút khỏi thị trường và theo đó cũng đã góp phần làm cho thị trường càng trở nên ảm đạm hơn. Cũng cần phải lưu ý thêm rằng năm 2012 là một năm không chỉ khó khăn đối với Việt Nam mà còn cả nền kinh tế thế giới nói chung với tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ công ở

Châu Âu mà kéo theo đó chính là nguy cơ suy thoái kép, điều này đã dẫn đến một làn sóng rút vốn đầu tư khỏi các tài sản rủi ro, đặc biệt ở những thị trờng

mới nổi, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến hiện tượng kể trên còn bắt nguồn từ chính những bất ổn của nền kinh tế trong nước,nhất là vấn đề tỷ giá.

- Chỉ số chứng khoán của một số nhóm ngành đã khởi sắc hơn với lợi suất dương, đặc biệt là ở những nhóm ngành không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn từ nền kinh tế.

- Lợi suất của các cổ phiếu niêm yết trong năm 2012có sự phân hóa khá rõ nét, đặc biệt đáng chú ý theo chỉ tiêu vốn hóa thị trường với ưu thế vượt trội thuộc về nhóm vốn hóa lớn.

Trong năm 2012 cả HNX và VN Index đều trượt giảm mạnh, tuy nhiên sau khi phân chia các cổ phiếu trên 2 sàn theo các nhóm vốn hóa lớn, trung bình và nhỏ thì có thể thấy sự suy giảm này phần lớn là do ảnh hưởng từ sự tuột dốc của nhóm cổ phiếu vốn hóa vốn hóa trung bình và nhỏ trên thị

trường.

Ưu thế kể trên của nhóm vốn hóa lớn trước hết là do những cổ phiếu này thường là những cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn đầu ngành, có uy tín thương hiệu tốt trên thị trường, tình hình tài chính lành mạnh với nguồn vốn lớn, đồng thời cũng đã trải qua một thời gian phát triển nhất định với kinh nghiệm quản lý được tích lũy, theo đó những công ty này cũng sẽ có triển vọng và khả năng chống chịu tốt hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, những công ty như vậy luôn có được sự quan tâm ưu ái và nâng đỡ của dòng vốn ngoại,chính điều này cũng đã làm ưu thế của nhóm vốn hóa lớn càng trở nên rõ nét hơn.

- Động thái thay đổi cổ phiếu trong danh mục tính chỉ số của các quỹ đầu tư theo chỉ số đã tạo nên giao dịch đột biến về giá trị và khối lượng với một số cổ phiếu

Việc sụt giảm đáng kể của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 đã dẫn tới việc thay đổi một số cổ phiếu trong rổ tính toán các chỉ số chứng khoán Việt Nam của một số tổ chức uy tín nước ngoài, thông thường

các nhà đầu tư theo chỉ số sẽ dựa vào các chỉ số này để có chiến lược đầu tư hợp lý.

Dự báo trong năm 2013 việc thay đổi cơ cấu trong rổ danh mục tính toán chỉ số là hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra và chắc hẳn những cổ phiếu mới được đưa thêm vào có khả năng cao sẽ đột phá, trong khi đó những cổ phiếu vẫn duy trì sự hiện diện của mình trong danh mục sẽ tiếp tục nổi bật và thậm chí có thể còn là trụ đỡ quan trọng cho thị trường.

- Phần đông các công ty chứng khoán gặp khó khăn và chịu thua lỗ trong năm 2012

Cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ , trong năm 2012, số lượng công ty chứng khoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuận thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng như tự doanh. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt giảm nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể như trường hợp của công ty chứng khoán SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dương và chứng khoán Hà Nội. Không chỉ có vậy, một số công ty chứng khoán còn bị Trung tâm Lưu ký cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán gây hoang mang cho các nhà đầu tư, vốn đã khá mệt mỏi và e dè trong suốt một thời gian dài thị trường trượt giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán FLC (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w