THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN FLC
2.2.6 Thị phần kinh doanh dịch vụ chứng khoán
Thị phần kinh doanh dịch vụ chứng khoán là kết quả cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty FLCS hiện nay rất kém
Từ khi thành lập đến nay, công ty vẫn rất nỗ lực để dành được thị phần thị phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Thành lập năm 2008 đến nay, công ty luôn tỏ ra là một đối tác tin cậy, có chất lượng dịch vụ hoàn hảo cho các nhà đầu tư có mục đích kiếm lời trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên do bước chân vào thị trường khá muộn, lại vào thời điểm thị trường chứng khoán khó khăn nên dù có cố nhiều cố gắng công ty vẫn chưa đạt nhiều thành tựu trong thị phần mô giới. Doanh thu mô giới công ty năm 2012 đạt 1.675 tỷ đồng. Dưới đây là bảng thị phần mô giới năm 2012 của 10 công ty chứng khoán
Bảng 2.3: Thị phần mô giới cổ phiếu năm 2011
Số TT Tên công ty chứng khoán Tên viết tắt Thị phần
1 Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh HSC 11.77% 2 Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI 9.97% 3 Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 7.92% 4 Công ty cổ phần Chứng khoán MayBank Kim Eng
MBKE 5.21%
Bản Việt 6 Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt VDSC 4.41% 7 Công ty cổ phần chứng khoán MB MBS 3.81% 8 Công ty cổ phần chứng khoán VNdirect VNDS 3.42% 9 Công ty cổ phần chứng khoán FPT FPTS 3.37$ 10 Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam PNS 3.18% ( Nguồn Vnexpress) Nhận xét : Như ta đã thấy ở bảng trên, 10 công ty chứng khoán hàng đầu chiếm gần 60% thị phần mô giới trên sàn HOSE nên “miếng bánh” chia cho hơn 90 công ty còn lại khá nhỏ, cạnh tranh hết sức khốc liệt. Hơn nữa đa số nhà đâu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam đều là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, khi thị trường xuống, những nhà đầu tư cá nhân đều lo sợ chuyển hướng sang các kênh đầu tư an toàn hơn khiến miếng bánh thị phần đã bé nay càng nhỏ hơn.
Không chỉ ở thị phần mảng mô giới cổ phiếu mà cả mảng mô giới trái phiếu, tự doanh chứng khoán, công ty cổ phần chứng khoán FLC đều chưa có bước phát triển đáng kể
2.2.7 Doanh thu
Doanh thu của FLCS được đánh giá là thấp hơn các công ty chứng khoán khác ở mảng kinh doanh chứng khoán. Đây có thể là bước cản trở cho sự phát triển trong tương lai của FLCS
Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty chứng khoán nói riêng. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh. Đó là nguồn để doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các doanh
nghiệp khác. Nếu doanh thu không được bảo đảm các chi phí đã bỏ ra doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình hình này kéo dài, sẽ làm cho CTCK không đủ nguồn lực để duy trì cạnh tranh trên thị trường.
Trong những năm qua., công ty luôn duy trì doanh thu đủ để đảm bảo có thể trang trải được chi phí hoạt động. Rõ ràng, để có thể phát triển thì trước hết phải tồn tại. Trong năm 2012 được đánh giá là năm khốc liệt nhất với thị trường chứng khoán Việt Nam khi nhiều công ty không thể duy trì doanh thu để tiếp tục hoạt động. Thậm chí, nhiều công ty bị lỗ luôn vào vốn điều lệ khiến công ty phải rút các nghiệp vụ, hủy tư cách thành viên của sở GD như Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt, Chứng khoán Sài Gòn Chợ Lớn… Đây là kết quả doanh thu các năm qua
Biểu đồ 2.2: Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán FLC từ 2009- 2012
(ĐVT: triệu đồng)
(Nguồn Vietstock)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rõ được cơ cấu bất tương xứng giữa doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán FLC từ các năm 2009-2012.Trong 2 năm 2009-2010 có thể thấy công ty có doanh thu rất cao trên 80 tỷ đồng/ năm. Với số liệu như vậy có thể thấy công ty thuộc tốp công ty chứng khoán có doanh thu/ Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên sang 2 năm 2011-
2012 công ty lại chuyển hướng kinh doanh chứng khoán sang các loại hình đầu tư khác làm giảm doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Nhìn vào số liệu doanh thu của các công ty khác, có thể nhận thấy cơ cấu cũng như giá trị doanh thu của FLCS còn kém xa rất nhiều.
Bảng 2.4: Doanh thu một số công ty năm 2012
(ĐVT : triệu đồng)
Công ty TVSI PNS GBS FLC
Doanh thu thuần 88709 132949 66929 20529
Thu nhập khác 67 0 249 258
(Nguồn tác giả tự tổng hợp dữ liệu )
Qua bảng biểu ta thấy không chỉ doanh thu của công ty thấp mà cơ cấu doanh thu dường như không phù hợp. Những năm gần đây, thu nhập khác đóng góp phần lớn vào tổng thu nhập doanh nghiệp nhận được. Điều đó chứng tỏ, công ty đầu tư ra ngoài ngành nhiều hơn các mảng kinh doanh chính của công ty. Điều này giải thích tại sao công ty chưa thể phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán của mình trong những năm qua