THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN FLC
2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực của công ty mạnh về chuyên môn nhưng lại yếu về kỹ năng nghiệp vụ
Nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi khi bất cứ 1 công ty nào đi vào hoạt động.Và điều này lại càng quan trọng hơn ở Việt Nam khi chất lượng đào tạo chưa bao giờ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Nhìn vào đội ngũ lãnh đạo cấp cao của công ty, ta có thể thấy đây là những người không chỉ được đào tạo bài bản ở các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước mà còn có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các công ty khác nhau trước khi về với FLC
Đội ngũ nhân viên của FLC còn rất trẻ, được đạo tạo chuyên ngành chứng khoán từ các trường đại học uy tín, thành thạo các nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt
FLCS luôn ý thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ nhân lực đối với thành công của Công ty, đặc biệt với một lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như chứng khoán. Mọi vị trí trong Công ty đều có sơ đồ mô tả công việc rõ ràng và có quy trình huấn luyện chuẩn giúp các nhân viên mới gia nhập FLCS nhanh chóng nắm vững yêu cầu công việc và từ đó phát triển nâng cao nghiệp vụ.
Nhằm liên tục nâng cao chất lượng nhân lực, Công ty thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nội bộ giúp đội ngũ nhân viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cũng như hợp tác với các công ty đào tạo chuyên nghiệp bên ngoài tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng mềm cho toàn thể nhân viên
Chính sách tiền lương của FLCS được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành đồng thời khuyến khích cao nhất sự cống hiến từ phía nhân viên.
Qua quá trình hoạt động thực tế cho thấy tuy đội ngũ nhân viên còn trẻ nhưng có tác phong làm việc chuyên nghiệp tuy nhiên tại một số thời điểm lại thiếu kinh nghiệm làm việc hơn so với nhân viên 1 số công ty thành lập lâu năm. Điều này ít nhiều gây mất lợi thế của công ty trong những trường hợp khách hàng là tổ chức lớn
2.2.4 Chiến lược quản lý rủi ro
Công ty rất quan tâm và chú trọng đến hệ thống rủi ro. Đây chính là ưu điểm của FLCS so với đại đa số các CTCK khác
Rủi ro tài chính bao gồm: rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro dong tiền
Công ty không thực hiện cá biện pháp phòng ngừa rủi ro này do thiếu thị trường mua các công cụ này
Rủi ro thị trường: Công ty liên tục nghiên cứu và theo dõi biến động giá cả các mã chứng khoán nhằm đưa ra những quyết định mang lại lợi ích cho công ty
Công ty quản lý rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ phải trả hiện tại và tương lai. Chính sách của công ty là theo dõi thường xuyên các yêu cầu về thanh khoản đối với các khoản nợ phải trả dự kiến với tương lai nhằm đảm bảo duy trì một lượng tiền mặt thích hợp đáp ứng tính thanh khoản ngắn hạn và dài hạn
2.2.5 Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính của FLCS còn yếu so với nhiều công ty khác
Một doanh nghiệp muốn phát triển thì yếu tố đầu tiên cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Không có nguồn tài chính hoặc nguồn tài chính không đủ mạnh sẽ là chiếc gọng kìm chặn mọi đường tiến, khiến cho doanh nghiệp rơi vào vòng luân quẩn cuả cái cũ, cái nghèo nàn. Trong công cuộc cạnh tranh
gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính của công ty thể hiện sức sống, tình trạng sức khoẻ của công ty. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh mà nhu cầu vốn của mỗi công ty là khác nhau cũng như việc phân bổ vốn là khác nhau
Trải qua 4 năm hoạt động trong thời kỳ thị trường chứng khoán suy thoái nhất, trong khi nhiều công ty đã không thể trụ lại được trong năm 2013 do số lỗ lũy kế đã ăn luôn vào vốn điều lệ, nhưng CTCK FLCS vẫn đảm bảo được số vốn điều lệ ban đầu. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2013 tổng tài sản của công ty đã giảm hơn 110 tỷ đồng, từ 329.824 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 219.761 tỷ đồng năm 2012. Tuy nhiên từ trong các năm 2010, 2011, 2012 thì tổng tài sản của công ty lại không thay đổi nhiều. Tổng tài sản giảm do sang năm 2010 , công ty đã giảm số Nợ ngắn hạn từ 195.125 tỷ đồng xuồng còn 65 tỷ đồng. Đây rõ ràng là chiến lược khôn ngoan của công ty khi biết rằng dựa vào tình hình thực lực của công ty và hoàn cảnh thị trường bấy giờ, nếu kinh doanh chứng khoán rất dễ thua lỗ lớn. Nếu nhìn vào số liệu các CTCK bị thua lỗ trong năm 2012, ta có thể đánh giá chiến lược sử dụng vốn của công ty là hoàn toàn đúng đắn
Biểu đồ 2.1: Tình hình thua lỗ 1 số CTCK 9 tháng đầu năm 2012
Dù thành lập với số vốn nhỏ 135 tỷ đồng , chỉ hoạt động trên 3 nghiệp vụ mô giới, tự doanh và tư vấn nhưng Ban lãnh đạo công ty vẫn không ngừng
tìm cách nâng cao quy mô tài chính của công ty lên một mốc mới. Đó là đăng ký phát hành thêm khoảng 165 tỷ đồng nhằm tham gia vào hoạt động bảo lãnh phát hành. Đây hứa hẹn là một bước đi thành công của công ty khi thị trường chứng khoán có phát triển trở lại sau 4 năm sụt giảm. Hơn nữa, đến đầu năm 2013 này, có rất nhiều CTCK nhỏ và vừa tuyên bố rút nghiệp vụ hay nộp đơn xin giải thể.Do vậy, công ty tăng vốn có thể mua lại được cơ sở vật chất của các công ty này để mở rộng hoạt động kinh doanh