- Trình độ cán bộ quản lý và nhân viên còn hạn chế
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường pháp lý cho sự phát triển của thị trường chứng khoán cho hoàn thiện và còn nhiều bất cập.
Tuy rằng ủy ban chứng khoán và Bộ Tài chính đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng các bộ luật nghị định thông tư để điều chỉnh các hoạt động trên TTCK, nhưng đến nay tất cả vẫn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và còn nhiều yếu tố chồng chéo. Luật chứng khoán ra đời vào năm 2007 nhưng vẫn không thể theo kịp với sự phát triển của thị trường. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ đang được các CTCK phối hợp với các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay bảo chứng, dịch vụ repo vẫn chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn quy trình để thẩm định.Việc này làm
1 số cá nhân lợi dụng khe hở pháp luật làm giàu bất chính, gây thiệt hại cho các bên.
Sự bất cập ở môi trường pháp lý đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của TTCK, đến hoạt động của các CTCK và đến cả nhà đầu tư.
+ Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ , rất ít các sản phẩm chứng khoán phái sinh
TTCK Việt Nam mới hình thành được 12 năm, so với thị trường nhiều nước trong khu vực như Thái Lan Philipin hay Malaysia còn kém xa. Chính vì thế tham gia trên thị trường chưng khoán Việt Nam lại chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, việc các nhà đầu tư tổ chức là các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các CTCK và các nhà đầu tư các nhân trong và ngoài nước lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Mà đặc trưng cơ bản của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, kiến thức về chứng khoán và TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung là hạn chế. Nên khi nhà đầu tư gặp thất bại, họ sẽ rút khỏi thị trường và sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường. Các đợt sóng lên và xuống trong nửa cuối năm 2012, đầu năm 2013 là minh chứng cho tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam
+ Quy mô TTCK còn nhỏ bé
Do mới được hình thành nên quy mô của TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé so với tiềm năng và các nước trong khu vực. Ngoài ra, do thể chế thị trường và cơ cấu các nhà đầu tư tham gia thị trường còn nhiều bất cập, phát triển không ổn định.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, chuyên đề đã trình bày sơ lược nhất những vấn đề cơ bản của Công ty chứng khoán FLC. Thông qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ cơ cấu tổ chức, nhân sự, các nguyên tắc hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Đó là cơ sở để chúng ta đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh
của HBBS so với các CTCK khác như thế nào. Thực tế cho thấy, FLCS có rất nhiều điểm mạnh và cơ hội để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, song cũng không khỏi còn tồn tại những hạn chê. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các CTCK khác không có cách nào khác là phải tìm ra các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tìm cách phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực sẵn có. Các giải pháp này sẽ được trình bày rõ trong chương 3: “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán FLCS”
CHƯƠNG 3