2.2.6.1. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò rất phổ biến và có rất nhiều loại kháng sinh đã đƣợc sử dụng. Các kháng sinh nhóm sulfonamides, tetracyclines, ß-lactams, aminoglycosides, cephalosporins đƣợc dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau. Việc sử dụng kháng sinh trên bò sữa có thể làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng sữa do tồn dƣ kháng sinh trong sữa, gây ra các nguy cơ về sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng và kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Hiện nay chỉ có oxytetracycline là kháng sinh duy nhất đƣợc Cục quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ chứng nhận cho sử dụng trên bò đang cho sữa vì vậy có thể đƣợc sử dụng điều trị bệnh viêm tử cung. Oxytetracycline đƣợc khuyến cáo dùng cho các trƣờng hợp viêm tử cung cấp tính gây ra bởi các chủng
Staphylococcus và Streptococcus. Tất cả các kháng sinh khác đều không đƣợc cấp phép cho việc điều trị bất cứ thể bệnh viêm tử cung nào. Tuy nhiên, các kháng sinh khác vẫn cứ đƣợc sử dụng điều trị viêm tử cung ở bò sữa và gây ra các nguy cơ tồn dƣ kháng sinh. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền ở Mỹ đã xây dựng chƣơng trình đảm bảo an toàn chất lƣợng sữa để kiểm tra và duy trì sự an toàn của sữa bò. Khi sử dụng để điều trị viêm tử cung, kháng sinh có thể đƣợc đƣa vào theo nhiều đƣờng khác nhau nhƣ bơm vào trong tử cung, tiêm dƣới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
Việc sử dụng kháng sinh bơm vào trong tử cung để điều trị viêm tử cung rất phổ biển và đƣợc dùng để điều trị tất cả các thể viêm tử cung. Bơm kháng sinh vào tử cung có tác dụng cung cấp kháng sinh trực tiếp vào tử cung, thuốc có thể tác dụng trực tiếp, mau chóng đến các tổ chức viêm ở tử cung, mau chóng tiêu diệt vi khuẩn, duy trì nồng độ thuốc điều trị cao tại tổ chức bị viêm và hạn chế sự hấp thu thuốc kháng sinh vào toàn thân.
Có nhiều kháng sinh có thể đƣợc hấp thu qua tử cung tới toàn thân nhƣ
sulfonamides, tetracyclines, penicillins, nitrofurazone, aminoglycosides và
chloramphenicol. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng việc sử dụng các kháng sinh này để điều trị viêm tử cung theo đƣợc cho thuốc vào tử cung không đƣợc cấp phép chính thức. Thời gian bị mắc bệnh, thời điểm điều trị, tình trạng của tử cung, khả năng hấp thu thuốc của các mô bào ở tử cung, sự phân bố thuốc là các yếu tố chính ảnh hƣởng tới hiệu quả điều trị bệnh của các thuốc thông qua đƣờng tiêm vào tử cung. Cấu trúc phân tử của kháng sinh và các chất mang dùng để dẫn thuốc cũng ảnh hƣởng tới khả năng hấp thu của thuốc vào các mô bào của tử cung sau khi dùng thuốc. Tử cung ở tình trạng hồi phục càng nhiều thì khả năng hấp thu thuốc càng tốt so với tử cung ở tình trạng sau đẻ. Đối với các trƣờng hợp viêm tử cung từ ngày 21 sau đẻ trở đi thƣờng cho kết quả hấp thu thuốc vào các mô bào sâu của tử cung kém hơn. Kết quả của việc hấp thu thuốc kém của tử cung là nồng độ thuốc kháng sinh sẽ cao ở niêm mạc tử cung nhƣng nồng độ kháng sinh lại không đủ ở các mô bào sâu hơn. Nồng độ thuốc quá cao ở niêm mạc sẽ dẫn đến kích ứng niêm mạc. Môi trƣờng của tử cung sau đẻ cũng làm giảm/mất hiệu quả của nhiều thuốc. Các yếu tố nhƣ thiếu oxy, các enzyme phân giải kháng sinh, chảy mủ, chảy dịch, các mảnh mô bào chết có thể làm giảm hiệu quả của một số kháng sinh khi chúng đƣợc bơm vào trong tử cung ngay sau khi đẻ. Hơn nữa, khi bơm các kháng sinh vào trong tử cung của bò sữa, các thuốc này sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực tới chức năng của bạch cầu. Chỉ khi nào viêm tử cung tƣơng đối nặng thì mới nên sử dụng kháng sinh bơm vào trong tử cung để điều trị. Tuy nhiên để chẩn đoán thể bệnh này không phải là dễ về mặt thực hành. Những trƣờng hợp viêm tử cung nặng nhƣ viêm mủ nặng thƣờng không có phản ứng với việc sử dụng kháng sinh tại chỗ. Một lý do có thể thể đó là do các tình trạng viêm nặng nhƣ vậy đã hạn chế sự hấp thu kháng sinh vào các mô bào của tử cung nên không thể điều trị đƣợc bệnh. Vì có nhiều nhƣợc điểm nhƣ vậy mà phƣơng pháp điều trị tại chỗ nếu dùng đơn lẻ thƣờng sẽ thất bại khi điều trị viêm tử cung sau đẻ.
Các kháng sinh có thể đƣợc kết hợp với nhau để điều trị viêm tử cung ở bò. Nhiều tác giả khuyến cáo việc dùng penicillin toàn thân kết hợp với oxytetracycline tại chỗ để điều trị bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng liệu trình này gây ra vấn đề tồn lƣu kháng sinh trong sữa trong một thời gian dài làm giảm lợi nhuận từ sữa. Hơn nữa, nếu không biết đƣợc thời gian cần loại bỏ sữa hoặc
không quan tâm tới thời gian cần loại bỏ sữa, hoặc không có kit để chẩn đoán kháng sinh trong sữa thì sẽ làm tăng nguy cơ tồn lƣu kháng sinh trong các sản phẩm sữa. Chính vì các lí do đó mà việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tử cung trên bò cần phải đƣợc xem xét cẩn thận.
Ceftiofur cũng đƣợc sử dụng để điều trị viêm tử cung trên bò. Đối với kháng sinh này, không cần phải loại bỏ sữa sau khi điều trị. Tuy nhiên cần phải chú y rằng, Ceftiofur không phải là kháng sinh đƣợc cấp phép cho sử dụng để điều trị viêm tử cung ở bò. Vì vậy việc sử dụng kháng sinh này đƣợc coi là không tuân thủ theo hƣớng dẫn.
Nồng độ thuốc trong tử cung cần phải đủ để tiêu diệt một cách hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh nhƣ penicillin hoặc ceftiofur có thể đạt đƣợc điều đó. Hơn nữa, việc điều trị toàn thân giúp loại nguy cơ gây tổn thƣơng đối với mô bào tử cung. Điều trị toàn thân cũng giúp loại bỏ nguy cơ giảm hiệu quả của kháng sinh do tác động cản trở của nhau thai, các chất thải và mủ trong tử cung. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, để penicillin và oxytetracycline có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung thì chúng sẽ phải đƣợc dùng với liều lƣợng cao hơn khuyến cáo. Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tử cung cần phải quan tâm tới việc tòn dƣ kháng sinh, giá thành điều trị.
Việc sử dụng kháng sinh toàn thân hay tại chỗ để điều trị viêm tử cung cần phải đƣợc cân nhắc. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả điều trị bệnh. Việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị viêm tử cung cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, sự mẫn cảm của nguyên nhân gây bệnh, sự tƣơng tác giữa kháng sinh và môi trƣờng của tử cung, dƣợc động lực học của thuốc, sự miễn dịch của cơ thể bò và sự tồn dƣ kháng sinh trong sữa và thịt. Chính vì các yếu tố đó, việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả để điều trị viêm tử cung ở bò sữa là một vấn đề rất nan giải.
2.2.6.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dược
Các chất hóa dƣợc đƣợc đƣợc sử dụng trong điều trị viêm tử cung bao gồm Iodine, Chlorhexidine và Saline (Pulfer and Riese, 1991). Tuy vậy, ít có các nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các chất này trong điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Hiện nay có một hóa dƣợc không phải là kháng sinh đƣợc cấp phép để điều trị viêm tử cung trên bò sữa ở Mỹ đó là Chlorhexidine (Bouters and Vandeplassche, 1977). Không chỉ trực tiếp diệt vi khuẩn, các chất này gây kích ứng niêm mạc của tử cung và đƣợc cho là sẽ làm
tăng sự co bóp, cung cấp máu và kích thích hệ miễn dịch ở tử cung của bò. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phản ứng viêm đƣợc gây ra bởi Chlorhexidine đƣợc cho là làm giảm số lƣợng vi khuẩn ở trong tử cung và giúp cho quá trình loại thải các dịch viêm ở trong tử cung ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các hóa chất kích ứng tử cung có thể rút ngắn quãng thời gian tử khi điều trị đến khi bò động dục lại. Tuy nhiên, nhìn chung việc sử dụng các hóa chất để điều trị viêm tử cung không đƣợc khuyến khích. Việc điều trị này có thể gây ra tổn thƣơng trên đƣờng sinh dục của bò cái và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bởi các loại vi khuẩn khác.
2.2.6.3. Điều trị viêm tử cung bằng hormone
Trong một nghiên cứu trên 445 bò cái Holstein mắc bệnh đẻ khó, sót nhau hoặc cả hai, tác giả Risco et al. (1994) sử dụng PGF2alpha và GnRH riêng lẻ hoặc kết hợp. Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu đẻ khó và sót nhau đƣợc dùng để xác định bò không có sự hồi phục tử cung một cách bình thƣờng. PGF2alpha đƣợc sử dụng vào ngày 12 và 26 sau khi đẻ cho kết quả thụ thai cao hơn bò không đƣợc điều trị. Đối với bò đƣợc dùng GnRH riêng lẻ và bò dùng PGF2alpha 10 ngày sau khi dùng GnRH, kết quả thụ thai không thay đổi so với bò không đƣợc điều trị. Ở những bò đƣợc sử dụng GnRH, sự rụng trứng và thể vàng hóa nang trứng xảy ra đồng thời với thời gian tử cung bị nhiễm trùng. Khi hàm lƣợng progesterone tăng cao trong thời điểm tử cung đang nhiễm trùng càng làm cho sự viêm nhiễm trùng ở tử cung trầm trọng hơn do đó mà làm giảm tỉ lệ thụ thai. Nghiên cứu trƣớc đây cho thấy hầu hết bò sữa ở thời gian 26-30 ngày sau đẻ đều có thể vàng có thể phản ứng với PGF2alpha (Risco et al., 1994). Sử dụng PGF2alpha vào khoảng thời gian 30 ngày sau đẻ để điều trị các loại viêm tử cung khác nhau có thể kích thích bò động dục.
Trong nghiên cứu của Risco et al. (1994), tác giả không đánh giá hiệu quả của PGF2alpha đơn lẻ tại ngày 12 hoặc 26, nhóm tác giả kết luận rằng khi sử dụng PGF2alpha vào ngày 12 và tiếp theo là mũi PGF2alpha thứ 2 vào ngày 26 có thể cải thiện đƣợc tỉ lệ thụ thai ở lần thụ tinh đầu tiên đối với bò bị sót nhau.
Ở Việt Nam đã có nghiên cứu sử dụng hormone PGF2alpha trong điều trị bệnh viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến (2007) thử nghiệm sử dụng 03 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung bò.
sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng
Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nƣớc cất bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.
* Phác đồ 2: Dùng 6 ml Oxytocin tiêm dƣới da, thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nƣớc cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.
* Phác đồ 3: Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dƣới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng
Norfloxacin5mg/kg thể trọng pha với 100ml nƣớc cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều tối đa là 5 ngày.
Kết quả cho thấy trong 03 phác đồ thử nghiệm, phác đồ 3 (phác đồ có sử dụng PGF2α) có hiệu quả tốt nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh cao: 100%; số ngày điều trị ngắn, tỷ lệ động bò động dục lại cao đồng thời thời tỷ lệ phối lần đầu có thai lại là cao nhất. Theo các tác giả nêu trên sở dĩ phác đồ 3 có hiệu quả điều trị cao theo chúng tôi do chế phẩm Lutalyze chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm ra ngoài, đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng, kích thích nang trứng phát triển gây hiện tƣợng động dục. Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng, đồng thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu đƣợc dung dịch Iod giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục làm xuất hiện chu kỳ sinh dục sớm hơn.
2.2.6.4. Điều trị viêm tử cung bằng thuốc có nguồn gốc thảo dược
Ahmed et al. (2014) sử dụng một số chiết suất thảo dƣợc từ các cây Sầu đông (Aradirachta indica), Bông cận đông (Gossypium berbaceum), Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và Keo (Aacacia catechu) để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Các tác giả cho biết với các tính chất kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng virus và kháng viêm của các hoạt tính trong các chiết suất từ các thảo dƣợc trên, chúng đều có khả năng điều trị bệnh viêm tử cung cho bò.
Sử dụng chiết suất từ tỏi và hormone PGF2α để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò, Sarkar et al. (2006) cho thấy tỉ lệ bò khỏi bệnh ở hai nhóm là tƣơng đƣơng nhau. Marquez et al. (2007) cho biết chiết suất từ cây Sim (Montanoa tomentosa) cho hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa rất cao mà không làm ảnh hƣởng đến chức năng của buồng trứng.
Cui et al. (2014) cho biết dịch chiết từ cây Ích mẫu (Herba Leonuri), Đƣơng qui (Angelicae Sinensis Radix), Hồng hoa (Flos Carthami), Cỏ gấu (Rhizoma Cyperi) và Mộc dƣợc (Myrrha) hòa tan trong cồn 70 làm tăng nhanh quá trình đào thải nhau thai ở bò bị sát nhau. Bò đƣợc xác định là sát nhau nếu sau 12h từ khi đẻ mà nhau chƣa đƣợc đẩy ra ngoài. Mỗi bò sát nhau đƣợc dùng 450ml dung dịch tƣơng đƣơng với 0,45g bột hỗn hợp của các thảo dƣợc/kg thể trọng trong 1 lần hoặc có thể dùng lần 2 nếu sau 4-6h mà nhau vẫn chƣa ra. Ở nhóm đối chứng, bò đƣợc dùng 2000 mg Oxytetracyclin trong 3 ngày liên tục. Kết quả so sánh giữa nhóm dùng dịch chiết thảo dƣợc và nhóm dùng Oxytetracyclin cho thấy bò ở nhóm dùng thảo dƣợc có thời gian động dục lại sau đẻ ngắn hơn và tỉ lệ thụ thai cao hơn so với nhóm dùng kháng sinh.
Esparza-Borges et al. (1996) cho biết dịch chiết của Tỏi (Allium sativum, L), Khuynh diệp (Eucalyptus globules) và Rau khúc (Gnaphalium conoideum) có tác dụng rút ngắn thời gian động dục lại sau đẻ của bò bị viêm tử cung.
Một nghiên cứu khác cho thấy Kim ngân hoa (honeysuckle), Hoa mai (forsythia), Bồ công anh (dandelion), hoa Violet Tokyo (Tokyo violet), Ngải cứu (motherwort), Đƣơng qui (angelica), Xuyên khung (chuanxiong), Địa hoàng (rehmannia), Hồng hoa (safflower), Cam thảo (radix glycyrrhizae) có tác dụng tăng cƣờng khả năng miễn dịch của các tế bào biểu mô tử cung của bò, do đó có thể dùng để điều trị bệnh viêm tử cung (Du et al., 2010).
Đã có một số nghiên cứu so sánh tác dụng điều trị bệnh viêm tử cung của bò bằng thảo dƣợc và bằng kháng sinh cho kết quả rất khả quan, ủng hộ quan điểm sử dụng thảo dƣợc. Một nhóm tác giả cho thấy dịch chiết của tỏi kết hợp với sâm Ấn Độ có tác dụng tốt hơn Ciprofloxacin trong điều trị viêm tử cung của những bò phối giống nhiều lần không chửa. Trong nghiên cứu trên, những bò đƣợc điều trị bằng thảo dƣợc thì lƣợng dịch viêm tử cung ít hơn, nhanh hết hơn, số lƣợng vi khuẩn cũng giảm nhanh hơn ở nhóm dùng kháng sinh. Một điều quan trọng hơn nữa là tỷ lệ chửa sau khi chữa khỏi bệnh ở nhóm dùng thảo dƣợc cũng cao hơn ở nhóm dùng kháng sinh.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÒ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Tình tình nghiên cứu viêm tử cung bò trên thế giới
ngừng đầu tƣ cải tạo đàn giống trâu bò và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong đó các vấn đề về bệnh sinh sản nói chung và bệnh viêm tử cung của gia súc cũng là chủ đề đƣợc các nhà khoa học chăn nuôi thú y đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở bò. Tác giả Overton and Fetrow (2008), Dubuc et al. (2010) cho rằng viêm tử cung sau đẻ là một trong những bệnh thƣờng xảy ra trên bò sữa, với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10-20%. Dubuc et al. (2010) nghiên cứu trên 1295 bò sữa