Để có cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc phòng và trị bệnh viêm tử cung bò chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với vi khuẩn
Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp và
Staphylococcus spp của của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc Vi khuẩn Staphylococcus Streptococcus
Số mẫu thử 15 15
Số mẫu xuất hiện vòng vô khuẩn 15 15
Tỷ lệ (%) 100 100
Thử kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với 15 mẫu vi khuẩn Streptococcus spp và Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò (bảng 4.11) cho kết quả là tất cả 15 mẫu (100%) xuất hiện vòng vô khuẩn với mức độ rõ ràng. Kết quả này chỉ ra rằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc có khả năng ức chế in vitro cao đối với vi khuẩn Streptococcus spp và Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017) nghiên cứu khả năng ức chế
thành phần của chế phẩm chúng tôi sử dụng trong ngiên cứu này đối với vi khuẩn
Streptococcus spp, Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò thông báo: chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc có tác dụng ức chế cao với 02 vi khẩn nêu trên. Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây Bồ công anh (một trong những thành phần của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc mà chúng tôi đang sử dụng trong nghiên cứu này) đối với vi khuẩn
Streptococcus spp, Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò cho kết quả tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.5.2. Kết quả xác định khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò thảo dƣợc với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò
Với mục đích đánh giá khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với tất cả các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò. Chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc trực tiếp với cả tất cả các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò. Kết quả đƣợc thể hiên tại bảng 4.12.
Bảng 4.12. Khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với tập đoànvi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò
Số mẫu thử 15
Số mẫu xuất hiện vòng vô khuẩn 15
Tỷ lệ (%) 100
Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm)
20,26 ± 0,48
Qua kết quả thu đƣợc ở bảng 4.12 đồng thời dựa vào bảng đánh giá đƣờng kính vòng vô khuẩn chúng tôi có nhận xét sau:
Tất cả 15 mẫu thử (100%) đều xuất hiện vòng vô khuẩn khá rõ ràng và đƣờng kính vòng vô khuẩn khá lớn 20,26 ± 0,48 mm. Nhƣ vậy có thể nói rằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc không chỉ có khả năng ức chế với 02 loại vi khuẩn. Streptococcus spp, Staphylococcus spp mà còn có khả năng ức chế với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017), Nguyễn Thị Thúy (2017), Nguyễn Văn Thanh (2018) và Đỗ Ngọc Minh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của dịch chiết một số thảo dƣợc có trong thành phần chế phẩm thảo dƣợc đƣợc chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này
cũng đều đƣa ra nhận xét tƣơng đồng với những nhận xét của chúng tôi trong nghiên cứu này.
4.5.3. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bò bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc nguồn gốc thảo dƣợc
Trong nghiên cứu thử nghiệm này chúng tôi sử dụng 02 phác đồ, phác đồ 01 điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh Neomycin thƣờng đƣợc các bác sỹ thú y sử dụng đƣợc dùng làm đối chứng, phác đồ 2 (phác đồ thử nghiệm) chúng tôi thay thế kháng sinh này bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc dạng huyền phù. Cụ thể, 02 phác đồ đƣợc chúng tôi sử dụng nhƣ sau:
* Phác đồ 1: Rivanol 0,1%, 3000ml thụt rửa tử cung ngày 1 lần, sau khi kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng Neomycin 5mg/kg thể trọng pha trong 100 ml nƣớc sinh lý thụt vào tử cung, ADE, B.complex 10ml tiêm bắp ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3 - 7 ngày.
* Phác đồ 2: tƣơng tự nhƣ phác đồ 01 chỉ khác ở chỗ thay thuốc kháng sinh
Neomycin bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc dạng huyền phù liều 1ml/5kg thể trọng.
Thử nghiệm đƣợc thực hiện trên tổng số 50 bò cái mắc bệnh viêm nội mạc tử cung, kết quả đƣợc trình bày tại bảng 4.13 và biểu diễn trên hình 4.14.
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung sau khi đẻ của bò bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc STT Phác đồ 1(n=25) Lô đối chứng Phác đồ 2(n=25) Lô thử nghiệm
Số khỏi (con) Tỷ lệ (%) Số khỏi (con) Tỷ lệ (%)
3 3 12,00 0 0
4 18 80,00 8 40,00
5 25 100 15 60,00
6 - - 20 80,00
7 - - 25 100
Thời gian điều trị
Hình 4.14. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung sau khi đẻ của bò bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc
Kết quả tại bảng 4.13. và hình 4.14. cho thấy: cả 02 phác đồ đều cho hiệu quả điều trị khỏi bệnh đạt 100%, tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh là khác nhau. Phác đồ sử dụng kháng sinh cho thời gian điều trị 4,16 ± 0,62 ngày, phác đồ sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc số ngày điều trị từ 5,28 ± 0,46 ngày. Nhƣ vậy, lô sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc số ngày điều trị trung bình kéo dài hơn lô sử dụng kháng sinh. Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả nhƣ vậy là do các hoạt chất có trong chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc tác dụng ức chế và tiêu diệt lên vi khuẩn chậm hơn thuốc kháng sinh nên ở phác đồ I ghi nhận số ca khỏi bệnh sớm hơn và thời gian điều trị trung bình cũng thấp hơn.
Tác giả Nguyễn Ngọc sơn và cs. (2016) khi nghiên cứu thử nghiệm so sánh hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bò bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc và kháng sinh thông báo kháng sinh cho tác dụng nhanh hơn nên thời gian điều trị ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu xét đến tính an toàn hay tồn dƣ, thì việc sử dụng chế phẩm thảo dƣợc sẽ ƣu việt hơn do giúp hạn chế các yếu tố này. Bên cạnh đó, tuy thời gian điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc thảo dƣợc là kéo dài hơn, nhƣng trên thực tế vẫn mang lại đƣợc hiệu quả khỏi 100%, không kém so với kháng sinh.
4.5.4. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc
Chúng tôi đã bố trí thí nghiệm theo dõi khả năng sinh sản của những bò cái
bị viêm tử cung của cả 02 lô thí nghiệm và đối chứng thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ động dục lại sau 60 ngày tính từ khi khỏi bệnh và tỷ lệ có thai ở lần phối đầu, thời gian khám thai là sau 60 ngày tính từ khi phối giống.Việc xác định bò có thai đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp khám trực tiếp thông qua trực tràng.
Kết quả đƣợc chúng tôi có trình bày tại bảng kết quả đƣợc trình bày tại bảng 4.14 và biểu diễn trên hình 4.15.
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bệnh viêm tử cung Phác đồ Chỉ tiêu Phác đồ 1(n=25) Lô Đối chứng Phác đồ 2 (n=25) Lô Thử nghiệm Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số con theo dõi 25 100 25 100 Động dục lại 14 56,00 20 80,00 Có thai lần phối đầu 5 35,71 11 55,00
Hình 4.15. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bệnh viêm tử cung
Kết quả bảng 4.14. và hình 4.15. cho thấy: quá trình hồi phục khả năng sinh sản của những bò bị viêm tử cung đƣợc điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc là tƣơng đƣơng thậm chí có phần cao hơn so với những bò bị viêm tử cung đƣợc điều trị bằng kháng sinh cụ thể: ở lô thí nghiệm tỷ lệ động dục lại (80,00%), tỷ lệ bò có thai ở lần phối đầu (55,00%), tại lô đối chứng tỷ tỷ lệ động dục lại và tỷ lệ bò có thai ở lần phối đầu lần lƣợt là 56,00% và 35,71%.
Theo Cui et al. (2014) khi nghiên cứu điều trị bệnh sát nhau bò bằng dịch chiết của một số thảo dƣợc và kháng sinh Oxytetracyclin cho biết ở nhóm dùng thảo dƣợc có thời gian động dục lại sau đẻ ngắn hơn và tỉ lệ thụ thai cao hơn so với nhóm dùng kháng sinh. Rahi et al. (2013) trong nghiên cứu điều trị bò viêm tử cung bằng thảo dƣợc và kháng sinh (Ciprofloxacin) thông báo lƣợng dịch tử cung thải ra ít hơn, nhanh hết hơn, số lƣợng vi khuẩn cũng giảm nhanh hơn ở nhóm dùng kháng sinh. Một điều quan trong trọng hơn nữa là tỷ lệ chửa sau khi chữa khỏi bệnh ở nhóm dùng thảo dƣợc cũng cao hơn ở nhóm dùng kháng sinh thông tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu đƣợc trong thời gian nghiên cứu đề tài ““Thực trạng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược”.
Chúng tôi đƣa ra đƣợc một số kết luận sau:
+ Tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc là khá cao cao bình là 26,67%, dao động từ 25,56 % - 28,76%. Trong số 270 bò mắc viêm tử cung, chủ yếu là bò mắc viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao 81,85%, tiếp đến là thể viêm cơ tử cung 14,44% và thấp nhất là viêm tƣơng mạc tử cung 3,70%.
+ Bệnh viêm tử cung ở bò sữa thƣờng xuất hiện vào giai đoạn 7-24 ngày sau khi sinh, giống bò thuần có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn giống bò lai, những bò đẻ lứa đầu, bò đẻ nhiều lứa, bò có sản lƣợng sữa cao >30l/ngày có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao.
+ Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung vào mùa xuân và mùa hè cao hơn mùa thu và mùa đông.
+ Các chỉ tiêu lâm sàng: thân nhiệt, tần số mạch, tần số hô hấp ở bò sữa viêm tử cung đều tăng so với trạng thái bình thƣờng, đồng thời có dịch rỉ viêm tiết ra từ cơ quan sinh dục.
+ Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 126 lần so với trong dịch tử cung của bò sữa không bị viêm [(8,12 ± 2,52) x 108
so ((6,86 ± 3,42) x 106CFU/ml].
+ Trong dịch tử cung của bò không bị viêm, tỷ lệ mẫu phát hiện thấy
Staphylococcus và Streptococcus lần lƣợt là 53,33% và 30,00%, đối với dịch viêm tử cung 100% số mẫu phát hiện thấy Staphylococcus và Streptococcus.
+ Chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc dạng huyền phù có khả năng ức chế cao với những vi khuẩn phân lập đƣợc từ dịch viêm của tử cung bò.
+ Sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc dạng huyền phù với liều 1ml/5kg điều trị bệnh viêm tử cung sau đẻ của bò cho hiệu quả khá cao tỷ lệ khỏi
100% tƣơng đƣơng với kết quả khi sử dụng kháng sinh tuy nhiên thời gian điều trị có dài hơn (5,28 ± 0,46 ngày so với 4,16 ± 0,62 ngày).
+ Khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc là khá cao cụ thể: tỷ lệ động dục lại 80,00%, tỷ lệ có thai lần phối đầu 55,00% tƣơng đƣơng thậm chí có phần cao hơn nhóm bò sử dụng kháng sinh (tỷ lệ động dục lại 56,00% và tỷ lệ có thai lần phối đầu 35,71%).
5.2. ĐỀ NGHỊ
+ Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc phòng và trị bệnh viêm tử cung cho hiệu quả. Hiện tại cần tiếp tục nghiên cứu và đƣa vào sử dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất.
+ Nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc trong phòng và trị các bệnh khác cho vật nuôi nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm thiểu sự tồn dƣ kháng sinh trong sữa và thịt bò ngăn chặn sự kháng thuốc của vi khuẩn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trƣờng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Cao Viết Dƣơng (2011). Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phƣơng thuộc tỉnh Nghệ An, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp.
2. Đặng Đình Tín (1985). Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đinh Văn Cải, Đỗ Văn Hải, Lƣu Công Hòa, Thái Khắc Thanh, Hoàng Khắc Hải, Lê Trần Thái và Nguyễn Hữu Trà (2012). Sử dụng Prostaglandin F2α để gây động dục trên trâu cái chậm sinh. Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam. 5(35). tr.83-87. 4. Dƣơng Quốc Tuấn (2013). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh thƣờng gặp
ở cơ quan sinh dục cái trên đàn bò vàng nuôi tại một số địa phƣơng thuộc huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
5. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1997). Chẩn đoán lâm sàng thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dƣơng (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Lê Trần Tiến (2006). Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Nam (2004). Giáo trình Sinh lý bệnh thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994). Sinh sản gia súc. NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Sơn , Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Hoài Nam (2016). Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa . Tạp chí KHKT Chăn nuôi .212. tr. 87-91.
11. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Văn Vinh, Đào Đức Thà và Trịnh Quang Phong (1992). Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cái”, kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật viện chăn nuôi (1985- 1990). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Trọng Thiện (2009). Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên bò sinh sản nuôi tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch và Lê Văn Ban (1991). Giáo trình Chăn nuôi bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Thanh (2007). Khảo sát tình hình mắc bệnh đƣờng sinh dục của đàn bò sữa tại một số cơ sở giết mổ thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 14 (5). tr. 34-36.
15. Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến (2007). Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại một số địa phƣơng ngoại thành Hà Nội và Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 14 (1). tr. 50-54.
16. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016). Nghiên cứu ảnh hƣởng của dung môi đến hiệu suất chiết và tác dụng diệt khuẩn invitro của cao khô dịch chiết cây đơn đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour) với vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp, phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 285. tr. 90-96.
17. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Hùng và Nguyễn Ngọc Sơn (2016a). Thành phần, số lƣợng và tính mẫn cảm với mô ̣t số thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung bò . Tạp chí KHKTNN Viê ̣t Nam