PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÕ TRÊN THẾ
2.3.2. Tình hình nghiên cứu viêm tử cung bò tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển mạnh về số lƣợng và chất lƣợng ở trang trại cũng nhƣ trong nông hộ. Tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, đặc biệt là các bệnh về lĩnh vực sinh sản, bệnh viêm tử cung là một trong những bệnh đang đƣợc các nhà khoa
học và ngƣời chăn nuôi quan tâm. Một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa thông báo: tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa sau đẻ là khá cao tùy thuộc vào từng địa phƣơng: 21,32% tại Hà Nội và Bắc Ninh (Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến, 2007), 22,88% tại khu vực đồng bằng sông Hồng (Phạm Trung Kiên, 2012). Nguyễn Ngọc Sơn và cs. (2016) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa. Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) nghiên cứu thành phần, số lƣợng và tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí đƣợc phân lập từ dịch tử cung bò sữa. Gần đây, với mục tiêu giảm thiểu việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh sinh sản của vật nuôi một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về tính kháng khuẩn của một số thảo dƣợc đối với vi khuẩn gây viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) nghiên cứu ảnh hƣởng của dung môi đến hiệu suất chiết và tác dụng diệt khuẩn invitro của cao khô dịch chiết cây đơn đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour) với vi khuẩn Staphylococcus
spp và Streptococcus spp, phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017) nghiên cứu khả năng ức chế in vitro của dịch chiết một số thảo dƣợc đối với vi khuẩn Streptococcus spp, Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Văn Thanh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây Bồ công anh đối với vi khuẩn Streptococcus spp, Staphylococcus spp.