Kết quả xác định khả năng ức chế invitro của chế phẩm có nguồn gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực phía bắc việt nam bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 54 - 56)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.1. Kết quả xác định khả năng ức chế invitro của chế phẩm có nguồn gốc

thảo dƣợc với vi khuẩn Staphylococcus sppStreptococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò

Hình 4.13. Chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc dạng huyền phù

Để có cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc phòng và trị bệnh viêm tử cung bò chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với vi khuẩn

Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 4.11.

Bảng 4.11. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp

Staphylococcus spp của của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc Vi khuẩn Staphylococcus Streptococcus

Số mẫu thử 15 15

Số mẫu xuất hiện vòng vô khuẩn 15 15

Tỷ lệ (%) 100 100

Thử kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với 15 mẫu vi khuẩn Streptococcus spp Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò (bảng 4.11) cho kết quả là tất cả 15 mẫu (100%) xuất hiện vòng vô khuẩn với mức độ rõ ràng. Kết quả này chỉ ra rằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc có khả năng ức chế in vitro cao đối với vi khuẩn Streptococcus spp Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017) nghiên cứu khả năng ức chế

thành phần của chế phẩm chúng tôi sử dụng trong ngiên cứu này đối với vi khuẩn

Streptococcus spp, Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò thông báo: chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc có tác dụng ức chế cao với 02 vi khẩn nêu trên. Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây Bồ công anh (một trong những thành phần của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc mà chúng tôi đang sử dụng trong nghiên cứu này) đối với vi khuẩn

Streptococcus spp, Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò cho kết quả tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

4.5.2. Kết quả xác định khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò thảo dƣợc với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò

Với mục đích đánh giá khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với tất cả các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò. Chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc trực tiếp với cả tất cả các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò. Kết quả đƣợc thể hiên tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với tập đoànvi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò

Số mẫu thử 15

Số mẫu xuất hiện vòng vô khuẩn 15

Tỷ lệ (%) 100

Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm)

20,26 ± 0,48

Qua kết quả thu đƣợc ở bảng 4.12 đồng thời dựa vào bảng đánh giá đƣờng kính vòng vô khuẩn chúng tôi có nhận xét sau:

Tất cả 15 mẫu thử (100%) đều xuất hiện vòng vô khuẩn khá rõ ràng và đƣờng kính vòng vô khuẩn khá lớn 20,26 ± 0,48 mm. Nhƣ vậy có thể nói rằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc không chỉ có khả năng ức chế với 02 loại vi khuẩn. Streptococcus spp, Staphylococcus spp mà còn có khả năng ức chế với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017), Nguyễn Thị Thúy (2017), Nguyễn Văn Thanh (2018) và Đỗ Ngọc Minh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của dịch chiết một số thảo dƣợc có trong thành phần chế phẩm thảo dƣợc đƣợc chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này

cũng đều đƣa ra nhận xét tƣơng đồng với những nhận xét của chúng tôi trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực phía bắc việt nam bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)