Kết quả bảng 4.7 và hình 4.12. cho thấy, tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung chịu ảnh hƣởng của yếu tố mùa vụ: mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cao nhất trong năm chiếm tới 32,82%, sau đó lần lƣợt là mùa xuân chiếm 28,36%, mùa đông 23,27% và cuối cùng thấp nhất là mùa thu chiếm 21,39%.
Theo chúng tôi là do mùa hè có nền nhiệt, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhất là vi khuẩn môi trƣờng. Mặt khác mùa hè cũng là mùa của ruồi phát triển, ruồi là một trong những nguồn lây truyền mầm bệnh từ động vật mắc bệnh sang động vật khỏe góp phần làm cho tỷ lệ bò bị viêm tử cung cũng tăng lên. Hơn nữa thời tiết nóng, ẩm độ không khí cao cũng ảnh hƣởng đến sức khoẻ của đàn bò nhƣ stress nhiệt độ làm cho sức đề kháng với bệnh giảm bởi những hocmon bất lợi đƣợc giải phóng vào máu gây trở ngại cho quá trình thực bào của bạch cầu đối với vi sinh vật.
4.4. SỰ BIỂN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC TRONG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÒ SỮA TRONG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÒ SỮA
4.4.1. Kết quả xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò sữa bị viêm tử cung viêm tử cung
Tiến hành theo dõi sự khác nhau về một số chỉ tiêu lâm sàng của bò khoẻ mạnh bình thƣờng và bò bị viêm tử cung chúng tôi thu đƣợc kết quả trình bày tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của bò mắc bệnh viêm tử cung
Chỉ tiêu theo dõi
Bò khoẻ (n = 25) x m X± Bò bị viêm tử cung (n = 25) x m X± Chênh lệch giữa bò khỏe và bò bệnh Thân nhiệt (0 C) 38,46 ± 0,26 39,85± 0,32 1,39 Tần số mạch (lần/phút) 74,42± 2,48 96,52 ± 3,16 22,10 Tần số hô hấp (lần/phút) 33,36± 3,84 47,54± 4,21 14,18 Phản ứng co cơ của tử cung Rõ Giảm hẳn - Phản ứng đau Không đau Đau rõ - Dịch viêm Không có Có dịch chảy ra từ cơ
quan sinh dục - Thu nhận thức ăn Bình thƣờng Giảm hoặc bỏ ăn
Thu nhận nƣớc uống Bình thƣờng Tăng lên
Kết quả bảng 4.8 cho thấy:
Khi bò bị viêm tử cung, các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng có sự thay đổi rõ rệt. Thân nhiệt, tần số mạch đập và tần số hô hấp của bò viêm tử cung đều tăng lên so với bò bình thƣờng. Cụ thể thân nhiệt tăng 1,390C, tần số mạch đập tăng 22,10 lần/phút và tần số hô hấp tăng 14,18 lần/phút. Sự khác nhau giữa bò bị viêm tử cung và bò khỏe mạnh về các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số mạch đập và tần số hô hấp là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Theo tác giả Hồ Văn Nam và cs. (1997), tần số mạch đập, tần số hô hấp và thân nhiệt của bò khỏe lần lƣợt là 30-70 lần/phút, 10–30 lần/phút và 37,50C - 39,50C tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng theo tác giả Hồ Văn Nam và cs. (1997), khi sốt nhiệt độ cao ảnh hƣởng đến nốt Keith - Flack trên tim hoặc do các loại độc tố tác dụng lên cơ quan thụ cảm trong tim, làm tim đập nhanh kéo theo tần số mạch cũng tăng nhanh, khi kiểm tra qua trực tràng cho thấy các phản xạ co cơ tử cung của bò bệnh giảm hẳn so với bò bình thƣờng, bò bị viêm tử cung luôn có phản ứng đau đớn và có dịch viêm chảy khi tác động vào tử cung. Huzzey et al. (2007), Sheldon et al. (2006) cho biết những bò sữa bị viêm tử cung thƣờng thu nhận thức ăn kém hơn và tăng lƣợng nƣớc uống so với những bò không bị viêm tử cung tƣơng đồng với nhận xét của chúng tôi trong nghiên cứu này. Trên thực tế cho thấy: bò bị viêm tử cung thƣờng đi lại uể oải, ăn uống kém, dịch viêm chảy
ra có màu trắng hoặc màu trắng xám, có lẫn những mảnh tổ chức chết, mùi tanh. Có con dịch chảy ra đục, lợn cợn, màu hồng hoặc nâu đỏ lẫn nhiều mảnh tổ chức hoại tử, bốc mùi tanh, thối khó chịu, dịch viêm chảy ra nhiều hơn khi con vật nằm xuống hoặc khi vận động.
4.4.2. Kết quả xác định sự biến đổi về tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa dịch tử cung của bò sữa
Tiến hành xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung ở bò sữa bình thƣờng và 15 mẫu dịch tử cung bị viêm chúng tôi thu đƣợc kết quả về sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa đƣợc thể hiện thông qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung bò bỉnh thƣờng và bò bị viêm tử cung
Loại mẫu Số lƣợng mẫu
Tổng số (CFU/ml)
(X ± SD) Dịch tử cung của bò không bị viêm 15 (6,86 ± 3,42) x 106
Dịch tử cung của bò bị viêm 15 (8,12 ± 2,52) x 108
Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 126 lần so với trong dịch tử cung của bò sữa không bị viêm [(8,12 ± 2,52) x 108 so ((6,86 ± 3,42) x 106CFU/ml]. Nhƣ vậy tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của bò bị viêm tử cung và không bị viêm tử cung khác nhau rõ rệt (P < 0,01). Nguyễn Văn Thanh (2007) thông báo khi âm đạo và tử cung bị viêm thì số lƣợng vi khuẩn trong dịch viêm tăng lên gấp nhiều lần, thể hiện quá trình nhiễm trùng bội nhiễm. Theo Pulfer and Riese (1991), việc các vi khuẩn xuất hiện trong tử cung của bò sau khi đẻ không nhất thiết phải đƣợc coi là bất bình thƣờng. Vi khuẩn có thể có mặt trong môi trƣờng tử cung của bò sau khi đẻ ở trên 95% trƣờng hợp (Sheldon and Dobson, 2004), nhƣng điều đó không đồng nghĩa với việc tử cung bị viêm (Overton and Fetrow, 2008, Dubuc et al.,
2010). Số lƣợng của vi khuẩn sẽ giảm nhanh sau khi đẻ và thông thƣờng thì sau 3 - 4 tuần sau đẻ, vi khuẩn sẽ đƣợc loại bỏ hết khỏi môi trƣờng tử cung của bò, hoặc chỉ xuất hiện với một số lƣợng ít. Chỉ khi nào việc loại bỏ vi khuẩn ra khỏi tử cung bị trở ngại, số lƣợng của chúng tăng lên nhiều lần thì viêm tử cung mới xảy ra. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi mà số lƣợng vi khuẩn trong dịch tử cung bị viêm tăng lên gấp nhiều lần số lƣợng vi khuẩn có trong dịch tử cung của bò không bị viêm.
4.4.3. Kết quả xác định sự biến đổi về thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung của bò dịch viêm tử cung của bò
Các mẫu bệnh phẩm đƣợc tiến hành phân tích để tìm ra sự có mặt của các loại vi khuẩn trong dịch tử cung, từ đó thấy đƣợc sự biến đổi về thành phần của các vi khuẩn trong tử cung của bò bị viêm và không bị viêm tử cung. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tần suất xuất hiện của một số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung
VK
Dịch tử cung của bò không bị viêm tử cung (n = 15) Dịch tử cung của bò bị viêm tử cung (n = 15) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) E. coli 0 0 0 0 Salmonella 0 0 0 0 Staphylococcus spp 8 53,33 15 100 Streptococcus spp 5 30,00 15 100
Đối với dịch tử cung của bò không bị viêm, tỷ lệ mẫu phát hiện thấy
Staphylococcus và Streptococcus lần lƣợt là 53,33% và 30,00%. Đối với dịch viêm tử cung 100% số mẫu phát hiện thấy Staphylococcus và Streptococcus. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nhiều công bố trƣớc đây. Nghiên cứu trên bò sữa tại Tiên Du - Bắc Ninh (Lê Trần Tiến, 2006), bò vàng tại Lập Thạch -Vĩnh Phúc (Nguyễn Trọng Thiện, 2009) và bò vàng ở Sông Lô - Vĩnh Phúc (Dƣơng Quốc Tuấn, 2013), Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) đều thông báo rằng tỷ lệ vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus xuất hiện trong dịch viêm tử cung là 100%. Một số kết quả nghiên cứu khác cho thấy ngoài hai loại vi khuẩn trên thì E. coli, Salmonella cũng có thể xuất hiện ở trong dịch tử cung âm đạo của bò sữa (Nguyễn Văn Thanh, 2007). Trong nghiên cứu của nhóm tác giả trên, mẫu bệnh phẩm đƣợc lấy từ các bò sữa loại thải, đƣợc giết mổ ở các lò mổ. Những bò sữa này thƣờng là những con mắc bệnh, không chửa đẻ, viêm đƣờng sinh dục nặng nên việc phát hiện thấy các vi khuẩn khác nhƣ E. coli, Salmonella
4.5. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÒ BẰNG CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC DẠNG HUYỀN PHÙ
4.5.1. Kết quả xác định khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc với vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập từ thảo dƣợc với vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò