Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm tử cung bò sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực phía bắc việt nam bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 41 - 45)

Từ kết quả trình bày tại bảng 4.2 và hình 4.3 cho thấy:

Trong số 270 bò mắc viêm tử cung, chủ yếu là bò mắc viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao 81,85%, tiếp đến là thể viêm cơ tử cung 14,44% và thấp nhất là viêm tƣơng mạc tử cung 3,70%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đồng với kế quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007), Phạm Trung Kiên (2012), Nguyễn Quốc Huy (2018).

Hình 4.4. Bò sữa bị bệnh viêm nội mạc tử cung dịch tiết có mầu trắng, thải ra từ cơ quan sinh dục

Hình 4.5. Bò sữa mắc viêm cơ tử cung dịch tiết có mầu hồng, thải ra từ cơ quan sinh dục

Hình 4.6. Bò sữa bị bệnh viêm tƣơng mạc tử cung dịch tiết có mầu nâu rỉ sắt thải ra từ cơ quan sinh dục

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TỶ LỆ MẮC BỆNH BIÊM TỬ CUNG SAU ĐẺ CỦA ĐÀN BÒ SỮA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC CUNG SAU ĐẺ CỦA ĐÀN BÒ SỮA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM

4.3.1. Ảnh hƣởng của yếu tố giống đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ của bò của bò

Tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ trên 03 nhóm bò sữa HF thuần, F1HF, F2HF và F3 HF nuôi tại 10 địa phƣơng của 05 huyện thuộc 05 tỉnh đại diện cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Kết quả đƣợc trình bày tại bảng 4.3 và biểu diễn trên hình 4.7.

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ của các giống bò sữa HF thuần và HF lai

Giống bò Số bò theo dõi (con) Số mắc VTC (con) Tỷ lệ (%)

HF 190 64 34,21

F1HF 298 75 25,52

F2HF 287 69 24,51

F3HF 237 62 25,94

Tổng hợp 1012 270 26,67

Hình 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ của các giống bò sữa HF thuần và HF lai

Kết quả bảng 4.3 và hình 4.7. cho thấy, Giống bò HF thuần có tỷ lệ mắc viêm tử cung là cao nhất 34,21%, 3 nhóm bò còn lại có tỷ lệ mắc viêm tử cung tƣơng tự nhau 24,51%, 25,52 và 25,94%. Sự sai khác về tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ ở nhóm bò sữa giống HF thuần và giống HF lai (F1HF, F2HF và F3 HF) có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giữa nhóm bò HF thuần và nhóm bò sữa HF lai đó là do nhóm bò HF thuần đƣợc nhập từ các nƣớc có khí hậu ôn đới và có phƣơng pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến về nuôi tại Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa và điều kiện cũng nhƣ kỹ thuật chăn bò sữa tại Việt Nam chƣa đảm bảo hoàn toàn đƣợc nhƣ các nƣớc kể trên. Do vậy đàn bò sữa HF thuần chƣa thích nghi kịp với điều kiện khí hậu cũng nhƣ điều kiện và kỹ thuật chăn nuôi điều này dẫn đến sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, phản ứng với các điều kiện ngoại cảnh tác động thay đổi từ bên ngoài chƣa kịp thời dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Ngƣợc lại các giống bò lai F1 HF, F2 HF và F3 HF đã qua một thời gian thích nghi với điều kiện khí hậu cũng nhƣ điều kiện và kỹ thuật chăn nuôi tại Việt Nam, hơn nữa trong có thể các giống này đã có gen của giống bò nội, giống bò đã hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống ở Việt Nam, giống bò có sức đề kháng cao với bệnh tật chính điều này lý giải tại sao các giống bò sữa HF lai lại có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn giống bò HF thuần.

4.3.2. Thời gian xuất hiện bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phƣơng thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam một số địa phƣơng thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu về thời gian xuất hiện bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa tại các địa phƣơng nghiên cứu. Kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 4.3.và biểu diễn trên hình 4.8.

Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa

Thời gian sau đẻ (ngày) Số bò theo dõi (con) Số bò mắc bệnh viêm tử cung Tỉ lệ mắc viêm tử cung (%) 7- 14 353 127 35,97 15 - 21 358 90 25,13 > 21 301 53 17,61 Tổng 1012 270 26,67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực phía bắc việt nam bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)