Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng chăn nuôi bò thịt và nghiên cứu mức năng lượng và protein thích hợp cho bò lai (BBB x laisind) giai đoạn 13 18 tháng tuổi nuôi tại xã thuần mỹ, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 25)

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Xuất phát từ yêu cầu tiêu dùng và để từng bước xây dựng đàn bò thịt ở Việt Nam, từ những năm 1960, Nhà nước đã có chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng cách cho lai với các giống bò Zebu như bò Red Sindhi. Thực tế bò Red Sindhi đã được nhập và nước ta từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước và đã tạp giao với bò địa phương tạo ra bò lai Sind có khả năng cho thịt tốt hơn bò địa phương rất nhiều. Vào những năm 70 ngoài các giống bò thịt nhiệt đới như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman và một số bò ôn đới Limousin, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis,... cũng là được nhập nội để tăng cường việc lai tạo và cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn. Các loại bò lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và khối lượng trưởng thành

khá cao (45-47%). Nhiều chương trình giống đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt Việt Nam. Chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với giống bò đực giống Zebu tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%. Lai tạo, phát triển giống bò thịt chất lượng cao có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối với bò cái nền lai Zebu. Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống bò thịt cao sản nhập nội phù hợp với điều kiện sinh sản từng vùng. Hơn nữa cho sức sản xuất thịt cao, sức kháng bệnh tốt, đặc biệt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Ngoài yếu tố giống thì tuổi và thời gian nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng của bò. Nguyễn Văn Thưởng (1995) nghiêu cứu ảnh hưởng của độ tuổi nuôi dưỡng trên con lai F1 giữa đực các giống Brown Swiss, Charolais, Canta gertrudis với cái lai Sind; bò được nuôi ở hai giai đoạn 15-18 và 24-27 tháng tuổi, thời gian nuôi 2 tháng cho mỗi giai đoạn; kết quả bò giai đoạn 15-18 tháng tuổi đạt tăng khối lượng (477-544 g/ngày) thấp hơn 24-27 tháng tuổi (444-622 g/ngày).

Phương thức cho ăn và nguồn thức ăn tinh khác nhau cũng ảnh hưởng đến tăng khối lượng của bò nuôi dưỡng. Vũ Chí Cương và cs. (1999) khi nuôi dưỡng bò lai Sind 18 tháng tuổi cho thấy bò được cho ăn khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh có hàm lượng rỉ mật cao (>45% chất khô khẩu phần) cho tăng khối lượng cao hơn bò ăn khẩu phần gồm thức ăn tinh hỗn hợp, cỏ tươi và rơm khô nhưng cho ăn riêng rẽ.

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình (2003) cho biết bò lai Sind 18 tháng tuổi được vỗ béo bằng khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh ở mức 1,8 kg/con/ngày cho tăng khối lượng (784,2 g/ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm chỉ được bổ sung 0,9 kg/ngày (561,3 g/ngày) mặc dù khẩu phần của nhóm sau có hàm lượng Protein cao hơn do được ăn tự do bẹ ngô ủ urê 4%.

Đinh Văn Cải (2006) tiến hành nghiên cứu trên bò đực thuần giống Brahman trắng 18 tháng tuổi và khối lượng trung bình 259 kg, thời gian nuôi vỗ béo là 6 tháng cho thấy tăng khối lượng bình quân trong suốt giai đoạn vỗ béo đạt cao (955 g/ngày). Tuy nhiên tăng khối lượng ở 2 tháng đầu rất cao (>1500 g/ngày), trong khi ở 3 tháng cuối bò tăng khối lượng giảm hẳn (giảm từ 823 g/ngày vào tháng vỗ béo thứ 4 xuống 600 g/ngày vào tháng thứ 6). Tác giả kết

luận thời gian vỗ béo chỉ kéo dài 3 tháng là phù hợp. Đinh Văn Cải và cs. (2006) nghiên cứu vỗ béo 3 nhóm bò lai F1 (Brahman x lai Sind); F1 (Charolais x lai Sind) ở độ tuổi 16-17 tháng tuổi cho thấy tăng khối lượng bình quân của lai Sind (833 g/ngày) thấp hơn F1 Brahman (1104 g/ngày) và F1 Charolais (1148 g/ngày), tỷ lệ thịt xẻ của F1 Charolais (53,93%) cao hơn F1 Brahman (49,06%) và lai Sind (47,92%), tỷ lệ thịt tinh của F1 Charolais (43,61%) cao nhất, sau đó là của F1 Brahman (39,95%) và thấp nhất của lai Sind (38,35%).

Vũ Chí Cương và cs. (2007) tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng 346-405 g/con/ngày, nuôi vỗ béo lúc 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng 732-845 g/con/ngày.

Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008) tiến hành nuôi dưỡng bằng khẩu phần thí nghiệm trong thời gian 84 ngày đối với bò thuần Drought Master 22 tháng tuổi cho tăng trọng 1,552 kg/con/ngày, bò Brahman thuần 19 tháng tuổi (1,183 kg/con/ngày) và bò lai Sind 21 tháng tuổi (0,952 kg/con/ngày). Tiêu tốn 6,29- 8,73 kg chất khô/kg tăng trọng.

Đinh Văn Tuyền và cs. (2008) nghiên cứu khả năng tăng khối lượng và cho thịt khi nuôi vỗ béo bò thuần Brahman và bò Lai Sind cho thấy bò thuần Brahman 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng (1,42 kg/con/ngày) cao hơn đáng kể so với bò Lai Sind có tuổi tương đương (0,97 kg/con/ngày); tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của bò Brahman vỗ béo tương ứng là 53,33% và 42,85% cũng cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ này của bò Lai Sind (49,06 và 40,43%).

Phạm Thế Huệ và cs. (2009) vỗ béo bò 21 tháng tuổi trong thời gian 90 ngày đối với 3 nhóm là F1 (Brahman x lai Sind); F1 (Charolais x lai Sind) và Lai Sind cho thấy bò F1 Charolais đạt tăng khối lượng cao nhất (917,78 g/ngày) đến F1 Brahman (971,10 g/ngày) và thấp nhất là lai Sind (657,78 g/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn ở nhóm bò F1 Charolais là 7,33; bò Brahman là 8,04 và lai Sind là 9,48. Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh tương ứng là bò F1 Charolais đạt 55,20 và 44,05%; bò F1 Brahman là 52,52 và 43,46% và lai Sind là 48,93 và 42,34%.

Phạm Văn Quyến (2010) nghiên cứu hiệu quả vỗ béo bò đực Drought Master thuần và bò đực F1 (DroughtMaster x lai Sind) cho kết quả tăng trọng lượng bình quân của bò lai Sind là 833,3 g/con/ngày, của bò Drought Master là 1037 g/con/ngày, bò F1 (Drought Master x lai Sind) là 911,1 g/con/ngày và của

bò F1 (Brahman x lai Sind) là 1,103 g/con/ngày và của nhóm bò (Charolais x lai Sind) là 114,8 g/con/ngày. Chi phí thức ăn vỗ béo tại thời điểm thí nghiệm ở nhóm bò F1 (Cha x LS) là 11,387 đ/kg, bò F1 (Brahman x LS) là 11,900 đ/kg, bò Dro là 12,598 đ/kg, của bò Lai Sind là 14,249 đ/kg và nhóm bò F1 (Dro x LS) là 14,620 đ/kg. Tỷ lệ thịt xẻ của bò Charolais đạt 53,13%, của bò Drought Master là 53,06%, F1 (Dro x LS) là 50,76%, F1 (Brahman x LS) là 49,06% và của bò lai Sind là 46,78%. Tỷ lệ thịt tinh của F1 (Cha x LS) là 42,96%, của bò Drought Master là 42,71%, của bò F1(Dro xLS) là 40,96%, F1 (Bra x LS) là 39,95%, và của bò lai Sind là 37,44%.

Văn Tiến Dũng, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Tuấn Vui. (2010) so sánh khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo giữa bò lai Sind và bò lai ½ Red Agus nuôi tại Đăk lăk khối tăng trọng của bò lai Sind và bò lai ½ Red Agus sau 3 tháng vỗ béo tương ứng lần lượt là 59,6kg và 87,6kg.

Đỗ Thị Thanh Vân (2014) nghiên cứu vỗ béo bò lai F1 (Drought Master x lai Zebu) cũng cho biết vỗ béo bò ở 18-19 tháng tuổi trong 3 tháng cho tăng khối lượng là 1,01-1,26 kg/con/ngày, tiêu tốn thức ăn là 8,11-9,53 kg chất khô/kg tăng khối lượng.

Đoàn Đức Vũ (2015) nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt cho biết tuổi đưa vào vỗ béo là từ 16-18 tháng và thời gian vỗ béo trong 3 tháng cho tăng khối lượng bình quân là 464,7 g/con/ngày.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2.2.2.1. Các nghiên cứu về giống bò thịt trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có nhiều giống bò chuyên dụng năng suất và chất lượng cao như bò Charolais, Limousin, Blonde, Aquitaine của Pháp, bò Blanc Bleu Begle (BBB) của Bỉ, bò Hereford, Shorhorn của Anh, bò Charolais có khối lượng lúc 15 tháng tuổi đạt 550kg, tỷ lệ thịt xẻ 60%: bò Limousin, Blonde Aquitaine, Blanc Bleu Begle (BBB) lúc 15 tháng tuổi đạt khối lượng 600kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 62%.

Nhiều giống bò thịt được hình thành từ lai tạo giống như giống bò Blanc Bleu Begle (BBB) là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được hình thành từ lại tạo giữa giống bò Shorthorn và nhiều giống bò địa phương của Bỉ: Brandford là kết quả lai tạo giữu giống bò nhiệt đới Brahman với giống bò Hereford: giống Brangus là kết quả lai tạo giữa bò giống Brahman với giống bò Angus và giống

bò Hereford. Lai giống đã tạo ra nhiều giống bò thịt thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện môi trường của từng nước. Các giống mới có khả năng cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn.

Phương pháp lai tạo giống đã cho ra nhiều giống bò nổi tiếng thế giới như Santagertrudis (3/8 Zebu và 5/8 Shorthorn): nhóm bò Brangus (Brahman x Aberdin Angus). Jaturashitha et al. (2009) cho biết con lai giữa 2 giống vượt giống bố mẹ 8,5%, trong khi đó lai giữa 3 giống con lai vượt bố mẹ 23,3%. Agasti và cs. (1984) nghiên cứu lai bò Hereford và Brahman và lai trở lại ¾ Hereford và ¾ Brahman cho kết quả tương ứng 203 kg, 205 kg và 200 kg so với Hereford thuần 171 kg và Brahman thuần 169 kg.

2.2.2.2. Các nghiên cứu về vỗ béo bò

Leng (1984) khi sử dụng khối liếm Ure - rỉ mật theo công thức 55% rỉ mật, 18% cám gạo, 15% urê khoáng, chất độn 12% cho bò Zersey cho thấy: Mỗi ngày bò được ăn 530 g khối liếm và lượng rơm ăn vào nhiều hơn (6,8 kg chất khô/ngày so với đối chứng 6,4 kg) nhưng tăng trọng lượng gấp 3 lần (700 g/ngày) so với 220 g/ngày.

Preston (1995) nghiên cứu nuôi bò bằng các phụ phẩm nông và công nghiệp với nguồn thức ăn chính là rỉ mật và hạt bông đã thấy: Có thể sử dụng trên 70% rỉ mật (tính theo chất khô) trong khẩu phần vỗ béo bò thịt. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có thể sử dụng rỉ mật từ 30-50%, hoặc cao hơn trong khẩu phần, bò có thể cho tăng trọng 600-1000 g/con/ngày.

Preston (1995), Chenost and Kayuli (1997); Leng (2003) đã nghiên cứu sản xuất khối liếm urê - rỉ mật, khoáng và chất độn nuôi bò cho tăng khối lượng bình quân trong 100 ngày nuôi vỗ béo đạt 865,8 g/con/ngày và 921,4 g/con/ngày lần lượt ở bò cái và bò đực, bò tiêu thụ 6,0-6,4 kg thức ăn viên cho 1 kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ đạt 57,7% và tỷ lệ thịt tinh đạt 47,4%.

Sainz et al. (1995) tiến hành nuôi bò đực chuyên thịt giống Anh Quốc tại Mỹ trong giai đoạn bò sinh trưởng bằng khẩu phần thức ăn tinh cho khối lượng tăng trọng (1,96 kg/con/ngày).

Mc Crab et al. (2000) tiến hành nghiên cứu vỗ béo bò thịt Brahman tại Australia bằng khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao cho khối lượng vỗ béo đạt tăng trọng (1,90 kg/con/ngày).

2.2.2.3. Các nghiên cứu về bò sinh trưởng Các nghiên cứu ngoài nước

Do mỗi nước có điều kiện môi trường sinh thái khác nhau và phương pháp chăn nuôi khác nhau nên để có một giống bò phù hợp với nước mình, các nước đều áp dụng cá biện pháp lai tạo giữa các giống bò chuyên dụng thịt với bò nền là các giống địa phương đã có sẵn. Nhiều giống bò thịt được hình thành từ lai tạo giống như Drought master là kết quả lai tạo giữa giống bò Shorthon và giống bò nhiệt đới Brahman; bò Bradford được hình thành từ lai tạo giữa bò Brahman và bò Hereford; bò Brangus được hình thành từ lai tạo giữa bò Brahman với bò Angus và bò Hereford. Lai tạo đã tạo ra nhiều giống mới không chỉ có khả năng cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn mà còn có khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu, môi trường của từng nước.

Theo nghiên cứu của Fodyce (1993), con lai F2 Bos indicus (1/2 Brahman x Shahiwal) có khối lượng sơ sinh của con cái đạt 27,5 kg, con đực đạt 29,1 kg; tăng trưởng đạt 0,84 kg/con/ngày ở bò đực và 0,77 kg/con/ngày ở bò cái. Các kết quả nghiên cứu cho thấy con lai giữa các giống bò ôn đới Zebu có khả năng chống bệnh cao. Phương pháp lai này đã tạo ra nhiều giống bò nổi tiếng trên thế giới như Santagertrudis (3/8 Zebu và 5/8 Shorthon), nhóm bò Brangus (Brahman x Aberdin Angus). Bertram John (2010) cho biết con lai giữa hai giống vượt bố mẹ 8,5% trong khi đó lai giữa 3 giống lai vượt bố mẹ là 23,3%.

Nghiên cứu của Gaines (1996); (Nguyễn Ân, 1978) chỉ ra rằng ưu thế lai được thể hiện rõ ở con lai giữa bò Shorthon, Hereford và Aberdin- Angus, khi lai giữa hai giống, bố bê con tách mẹ tăng 10% so với các nhân giống thuần, khối lượng con lai thế hệ 1 vượt mẹ, các con lai thuận nghịch cũng cho khối lượng khác nhau.

Hàng loạt các nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và chất lượng bò lai dựa trên các ứng dụng ưu thế lai trong chăn nuôi bò thịt tại Úc đã được thực hiện. Điển hình là các công trình của Fordyce (1999), Dixon (1998) nghiên cứu khối lượng, tỷ lệ đẻ của đàn bò lai Brahman vùng miền nam nước Úc, Allen et al.

(2005) nghiên cứu khối lượng của bò lai Hereford với Brahman ở các tỷ lệ lai khác nhau. Các kết quả nghiên cứu của Allen et al. (2005) về bò lai Hereford với Brahman và lai trở lại ¾ Hereford với ¾ Brahman cho kết quả tương ứng 203 kg, 205 kg và 200 kg, cao hơn đáng kể so với Hereford thuần 171 kg và Brahman thuần 169 kg ở cùng thời điểm.

Các nghiên cứu trong nước

Trong nhiều năm qua chúng ta đã và đang tiến hành hàng loạt các phương thức lai tạo 2,3 máu giữa các giống bò nội với các giống bò chuyên thịt nhiệt đới và chuyên thịt ôn đới (Nguyễn Văn Thưởng và cs., 1995; Vũ Văn Nội và cs., 1994). Các nghiên cứu của Đinh Văn Cải et al. (2001) cũng cho thấy, con lai F1 giữa Lai Sind với đực ngoại đạt mức cao nhất từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, F1 Charolais: 537,73g/ngày; F1 Abondance: 526,07g/ngày; F1 Tarentaise: 515,46g/ngày. Sau giai đoạn 3 tháng tuổi mức tăng khối lượng giảm dần, thấp nhất giai đoạn 6-9 tháng tuổi ( 259,38; 143,23; 253,88 g/ngày). Mức tăng khối lượng tăng trở lại lúc 9-12 tháng (351,79;323,98 và 270,28 g/ngày). Các giống bò đực khác nhau cho kết quả tăng khối lượng khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của con lai.

Nghiên cứu của Phạm Đức Nhoai và cs. (1986) cho thấy, trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khối lượng bò F1 (Hereford x Lai Sind) và F1 (Limousin x Lai Sind) lúc 24 tháng tuổi có kết quả tương ứng là 341 và 257 kg. Kết quả của các tác giả trên cũng cho thấy, trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, bò lai hướng thịt có khối lượng cao hơn bò Lai Sind từ 17,1 đến 32,6%.

Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến tăng khối lượng và hiệu quả sử dung thức ăn của bò vỗ béo. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, khi tỷ lệ thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần tăng thì khối lượng của bò vỗ béo cũng tăng lên (Nguyễn Tuấn Hùng và cs., 2003; Nguyễn Xuân Bả và cs., 2008b; Nguyễn Xuân Bả và cs., 2008a; Nguyễn Xuân Bả và cs., 2010). Trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hùng và cs. (2003), bò Lai Sind 18 tháng tuổi được vỗ béo bằng khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh ở mức 1,8kg/con/ngày cho tăng khối lượng (784,2g/ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm chỉ được bổ sung 0,9kg/ngày (561,3g/ngày) mặc dù khẩu phần của nhóm sau có hàm lượng protein cao hơn do được cho ăn tự do bẹ ngô ủ urea 4%.

Các thí nghiệm của Nguyễn Xuân Bả và cs.(2008; 2010) cho thấy, lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò Vàng có tương quan tuyến tính với tăng khối lượng của bò. Tăng lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò Vàng cũng làm giảm đáng kể chi phí thức ăn cho tăng khối lượng, đồng thời làm tăng đáng kể diện tích cơ thăn (Nguyễn Xuân Bả và cs., 2010). Tuy nhiên, nghiên cứu trên đàn Lai Sind vỗ béo của các tác giả trên cho thấy: Việc

bổ sung tăng dần mức bột sắn (0,3 đến 2,0% so với khối lượng cơ thể) trong khẩu phần gồm rơm và cỏ tự nhiên có ảnh hưởng phi tuyên tính đến lượng thức ăn ăn vào và tăng khối lượng của bò với mức bổ sung 0,7-1,0%, bò cho tăng khối lượng cao nhất (Nguyen Xuan Ba và cs., 2008).

Nguồn thức ăn tinh và phương thức cho ăn khác nhau cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tăng khối lượng của bò vỗ béo. Trong một thí nghiệm vỗ béo 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng chăn nuôi bò thịt và nghiên cứu mức năng lượng và protein thích hợp cho bò lai (BBB x laisind) giai đoạn 13 18 tháng tuổi nuôi tại xã thuần mỹ, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 25)