3.2.1. Điều tra tình hình chăn nuôi trâu bò tại huyện Ba Vì, cơ cấu đàn bò theo giống và quy mô chăn nuôi bò thịt tại xã Thuần Mỹ
+ Tình hình chăn nuôi trâu bò của huyện Ba vì
+ Cơ cấu đàn bò thịt theo giống và độ tuổi của xã Thuần Mỹ
+ Quy mô chăn nuôi bò thịt tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.
3.2.2. Nghiên cứu mức năng lượng và protein thích hợp cho bò lai (BBB x Lai Sind) giai đoạn 13-18 tháng tuổi nuôi tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội
- Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trong khẩu phần ăn cho nhóm bò lai (BBB x lai Sind) giai đoạn 13-18 tháng tuổi các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:
+ Thức ăn thu nhận của bò; + Tăng khối lượng bò;
+ Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng; + Tiền chi phí thức ăn cho tăng khối lượng.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần ăn cho nhóm bò lai (BBB x lai Sind) giai đoạn 13-18 tháng tuổi phần ăn cho nhóm bò lai (BBB x lai Sind) giai đoạn 13-18 tháng tuổi
Chọn 18 bò (tỷ lệ đực/cái là 50/50) 13 tháng tuổi, đồng đều về khối lượng, chia thành 3 nghiệm thức (NT). Thí nghiệm được bố trí theo mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn.
Trước khi thí nghiệm, bò được tẩy ký sinh trùng, bấm số tai nuôi riêng rẽ để theo dõi các chỉ tiêu theo từng cá thể. Trong thí nghiệm, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, thú y ở bò các nghiệm thức là như nhau (theo quy trình của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội) chỉ khác biệt duy nhất là: bò ở mỗi nghiệm thức được ăn 1 khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh riêng, cụ thể như sau:
Nghiệm thức 1: Mật độ ME là 10,5Mj/kg CK khẩu phần và protein thô là 12% (tính theo CK khẩu phần).
Nghiệm thức 2: Mật độ ME là 11,0Mj/kg CK khẩu phần và protein thô là 13,0% (tính theo CK khẩu phần).
Nghiệm thức 3: Mật độ ME là 11,5Mj/kg CK khẩu phần và protein thô là 14% (tính theo CK khẩu phần). Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 n (con) 6 6 6 Tỷ lệ đực/cái (%/%) 50/50 50/50 50/50 Thời gian TN (tháng) 5 5 5 Mật độ ME (Mj/kg CK) 10,5 11,0 11,5 Tỷ lệ protein (% CK) 12,0 13,0 14,0
Để xây dựng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, ưu tiên lựa chọn, khai thác triệt để các nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có trên địa bàn (bảng 3.2). Các nguyên liệu của khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được trộn bằng máy trộn, thức ăn xanh được cắt ngắn 2-3cm bằng máy thái cỏ trước khi trộn.
Công thức thức ăn và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bê trong thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2. Khẩu phần thí nghiệm
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3
Thành phần nguyên liệu khẩu phần (tính theo CK)
Rơm khô (%) 18,0 12,0 6,0 Cây ngô ủ chua (%) 25,0 21,0 17,0 Củ sắn ủ chua (%) 7,0 8,0 10,0 Bột ngô (%) 38,6 42,68 45,7 Khô dầu (%) 5,0 6,0 7,0 Bã bia (%) 3,0 5,0 7,0 Rỉ mật (%) 3,0 5,0 7,0 Urê (%) 0,4 0,32 0,3
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng khẩu phần
CK (% trong KP) 67,68 67,96 67,92 ME (Mj/kg CK) 10,51 11,02 11,51 Protein thô (% CK) 12,10 13,03 14,04 Giá 1kg CK (1.000 đ) 3,886 4,233 4,573
Các nguyên liệu của khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được trộn bằng máy trộn, thức ăn xanh được thái nhỏ bằng máy thái cỏ trước khi trộn. Công thức thức ăn, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bê trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu CK (%) % tính theo CK TDN (% CK) DE (Mj/kg CK) ME (Mj/kg CK) Protein thô Xơ thô Lipit thô KTS DXKN
Cây ngô cả bắp ủ chua 30,42 7,53 29,63 1,49 6,17 55,18 57,79 10,66 8,74
Rơm khô 88,41 4,59 35,12 1,7 13,78 44,81 45,63 8,42 6,9 Bột ngô 84,6 11,57 2,6 6,02 2,83 76,98 82,61 15,24 12,5 Khô đỗ tương 89 50,11 5,72 1,68 7,29 35,2 89,43 16,5 13,53 Củ sắn ủ chua 52,67 4,77 5,16 0,74 5,77 83,56 78,12 14,41 11,81 Bã bia 22,21 23,8 17,24 1,12 5,56 52,28 90,1 16,62 13,63 Rỉ mật 78 11 0 0 7,5 81,5 76,89 14,18 11,63
Bảng 3.4. Khẩu phần thí nghiệm
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3
Rơm khô (%) 8,9 6,2 3,2
Cây ngô ủ chua (%) 57,6 50,5 42,7 Củ sắn ủ chua (%) 3,5 4,1 5,4 Bột ngô (%) 19,9 22,94 25,7 Khô dầu (%) 2,4 3 3,7 Bã bia (%) 5,9 10,2 14,9 Rỉ mật (%) 1,7 2,9 4,3 Urê (%) 0,2 0,16 0,15 Tổng cộng 100 100 100 Giá 1kg TMR (1.000 đ) 2,642 2,879 3,11
b. Các chỉ tiêu theo dõi
- Thức ăn thu nhận của bò; - Tăng khối lượng bò;
- Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng; - Tiền chi phí thức ăn cho tăng khối lượng.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
Hàng ngày, vào buổi sáng, chiều cân chính xác lượng thức ăn cho bê ăn bằng cân đồng hồ loại 60kg (hiệu Nhơn Hòa), trước khi cho ăn sáng hôm sau, vét sạch thức ăn thừa trong máng của từng con để cân lại. Lượng thức ăn thu nhận của từng bê được tính theo công thức:
Lượng TA thu nhận= Lượng TA cho ăn - Lượng TA thừa
Từ số liệu về khả năng thu nhận thức ăn và khả năng sinh trưởng hàng ngày, tính được tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng.
Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bê thông qua việc cân khối lượng bê vào thời điểm bắt đầu và sau mỗi tháng thí nghiệm bằng cân điện tử
RudWeight của Úc vào buổi sáng trước khi cho ăn.
Sinh trưởng tuyệt đối của bê được tính theo công thức:
A = P2 – P1 T2 – T1
Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1 là khối lượng bò cân tại thời điểm T1(g)
P2 là khối lượng bò cân tại thời điểm T2(g); thời điểm T1, T2 (ngày)
Sinh trưởng tương đối của bê được tính theo công thức:
R (%) = P2 – P1 x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1 là khối lượng bò cân tại thời điểm T1(kg)
P2 là khối lượng bò cân tại thời điểm T2(kg); thời điểm T1, T2 (ngày)
3.3.2. Phương pháp phân tích thức ăn
- Lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007
- Xác định hàm lượng vật chất khô theo TCVN 4326 : 2007 - Định lượng khoáng tổng số TCVN 4327:2007
- Định lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007 - Định lượng lipit thô theo TCVN 4321 : 2007
- Định lượng protein thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328-2007
- Định lượng canxi theo TCVN 1526-2007 - Định lượng photpho theo TCVN 1525-2007
- Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME): được ước tính theo phương pháp của Wardeh (1981), cụ thể như sau:
ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 x DE
ME (Mcal/kg CX) = ME (kcal/kg CK) x % CK 100
TDN (% VCK thức ăn) tính theo Wardeh (1981) (trích theo Viện Chăn nuôi, 1995) như sau:
Đối với cỏ xanh
TDN (% VCK thức ăn) = -21,7656 + 1,4284 x %Protein thô + 1,0277 x %DXKN + 1,2321 x %Lipit thô + 0,4867 x %Xơ thô
Đối với thức ăn giàu năng lượng
TDN (% VCK thức ăn) = 40,2625 + 0,1969 x %Protein thô + 0,4228 x %DXKN + 1,1903 x %Lipit thô + 0,1379 x %Xơ thô
Đối với thức ăn thô khô
TDN (% VCK thức ăn) = -17,2649 + 1,2120 x %Protein thô + 0,8352 x %DXKN + 2,4637 x %Lipit thô + 0,4475 x %Xơ thô
Đối với thức ăn ủ chua
TDN (% VCK thức ăn) = -21,9391 + 1,0538 x %Protein thô + 0,9736 x %DXKN + 3,0016 x %Lipit thô + 0,4590 x %Xơ thô
Trong đó:
TDN: là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (Total Digestile Nutrients) tính bẳng % trong chất khô (%VCK) của thức ăn.
DE: Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg VCK) ME: Năng lượng trao đổi (kcal/kg VCK).
Công thức thức ăn và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bê trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được phân tích theo mô hình phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA). Phép thử Tukey test dùng so sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình với mức ý nghĩa P<0,05.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ TẠI HUYỆN BA VÌ, CƠ CẤU ĐÀN CƠ CẤU ĐÀN
4.1.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò của huyện Ba vì
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò của huyện Ba vì
STT Đơn vị ĐÀN TRÂU BÒ Số cơ sở và hộ CN Tổng đàn (con) Trong đó Trâu Bò thịt Bò sữa I Xã, phường và thị trấn 16 371 36 737 4 030 24 063 8 644 1 Khánh Thượng 509 1 321 418 903 2 Minh Quang 1 161 2 008 650 1 336 22 3 Ba Vì 214 677 311 364 2 4 Ba Trại 263 1 094 89 893 112 5 Tản Lĩnh 837 2 874 324 732 1 818 6 Vân Hòa 1 915 4 415 169 146 4 100 7 Yên Bài 597 2 500 460 302 1 738 8 Cam Thượng 239 510 66 440 4 9 Đông Quang 72 182 6 170 6 10 Chu Minh 138 262 262 11 Tiên Phong 470 546 9 530 7 12 Thụy An 615 1 128 73 1 046 9 13 Tây Đằng 382 658 2 656 14 Phú Châu 385 987 98 842 47 15 Phú Phương 88 142 5 130 7 16 Châu Sơn 58 138 138 17 Tản Hồng 113 226 17 209 18 Phú Cường 280 502 18 473 11 19 Cổ Đô 309 560 508 52 20 Phong Vân 417 629 35 569 25 21 Phú Đông 355 690 42 604 44 22 Vạn Thắng 363 841 38 774 29 23 Vật Lại 1 180 1 583 93 1 490 24 Đồng Thái 989 1 856 234 1 622 25 Phú Sơn 541 930 148 782 26 Thái Hòa 497 961 55 903 3 27 Cẩm Lĩnh 629 1 136 370 766 28 Tòng Bạt 892 1 717 196 1 442 79 29 Sơn Đà 666 1 197 104 1 065 28 30 Thuần Mỹ 223 358 351 7 31 Minh Châu 974 4 109 3 615 494 II Công ty, Xý nghiệp, Trung Tâm 2 1 622 11 450 1 161 1 Trung tâm NC bò Đồng cỏ 1 1 272 1 350 921 2 TTNC Moncada 1 350 10 100 240
Tổng cộng 16 373 38 359 4 041 24 513 9 805
Qua bảng 4.1 cho thấy tình hình chăn nuôi trâu bò ở Ba Vì rất phát triển Ba Vì đã có 31/31 xã chăn nuôi bò thịt với tổng đàn trên 20.000 con. Nhiều xã có tổng đàn bò thịt trên 1.000 con như Minh Châu, Thụy An, Vật Lại, Đồng Thái, Sơn Đà, Tòng Bạt, Minh Quang, … Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt và thịt bò chất lượng tốt thì vấn đề giống có vai trò quyết định thông qua giải pháp nâng cao tỷ lệ bò lai. Kết quả lai tạo sẽ giúp nâng cao thể trạng và chất lượng đàn bò hiện có, nhất là với các giống bò lai theo hướng chuyên thịt.
4.1.2. Cơ cấu đàn bò thịt theo giống của xã Thuần Mỹ
Nhờ chương trình Sind hóa đàn bò đã tạo ra giống bò Lai Sind có tầm vóc được cải thiện nhiều so với giống bò Vàng, trên nền đàn bò Lai Sind thực hiện lai tạo sản xuất nhiều giống bò chuyên thịt khác.
Nằm trong khu vực huyện luôn được ưu tiên ứng dụng những công thức lai giống nhằm tạo ra các giống bò chuyên thịt như F1 (Brahman x Lai Sind), F1 (Droughtmaster x Lai Sind), F1 (Limousine x Lai Sind),…và gần đây nhất là đang áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên diện rộng nhằm tạo ra giống bò siêu thịt, chất lượng cao F1 (BBB x Lai Sind). Chính sự phát triển và ứng dụng trong công tác lai giống nên cơ cấu các giống bò thịt trên địa bàn huyện có sự thay đổi đáng kể.
Kết quả điều tra về cơ cấu đàn bò theo giống ở xã Thuần Mỹ được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Cơ cấu các giống bò thịt nuôi tại xã Thuần Mỹ
Giống bò Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
Lai Sind 149 42,45
F1(Brahman x Lai Sind) 111 31,62 F1(BBB x Lai Sind) 76 21,65
Bò khác 15 4,27
Tổng số 351 100
Nguồn: Theo số liệu thống kê của ban thú y xã đến tháng 10 (2016)
Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:
Giống bò Lai Sind được nuôi chủ yếu trong xã chiếm 42,45 %. Điều này dễ hiểu bởi giống bò Lai Sind thích nghi tốt với khí hậu nước ta, có khả năng
sinh sản tốt, nên vẫn được nuôi để lấy thịt, cày kéo, làm cái nền để lai tạo với những giống bò khác.
Tiếp đến là giống bò F1 (Brahman x Lai Sind) chiếm 31,62% được nuôi nhiều thứ 2 sau giống bò Lai Sind. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả lai tạo (Brahman x Lai Sind) tạo ra con lai có sự tăng khối lượng cao hơn so với bò Lai Sind. Nhưng với nhược điểm: hiệu quả sinh sản chưa cao, sinh sản chậm nên người chăn nuôi chỉ nuôi với mục đích lấy thịt, cày kéo không nuôi sinh sản.
Sau hơn 2 năm triển khai dự án của thành phố với các huyện ngoại thành Hà Nội, số lượng bò lai F1 (BBB x Lai Sind) chiếm 21,65% so với tổng đàn bò thịt trong xã và con số này còn tiếp tục tăng trong những năm tới vì hiện nay nhiều bò cái Lai Sind được phối giống có chửa với tinh bò BBB. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc lai tạo giống bò này đã mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các hộ chăn nuôi. Kết quả là mới qua thời gian rất ngắn số lượng bò BBBx lai Sind trên địa bàn đã tăng nhanh như vậy.
Ngoài ra, các giống bò thịt khác như F1(Droughtmaster x Lai Sind), F1 (Limousine x Lai Sind),…nuôi trên địa bàn xã không nhiều chỉ chiếm 4,29%.
Do những năm gần đây Hà Nội triển khai dự án cấp tinh bò thịt miễn phí đối với các huyện ngoại thành trong đó có huyện Ba Vì nên chăn nuôi bò thịt ở xã Thuần Mỹ bước đầu phát triển.
4.1.3. Quy mô chăn nuôi bò thịt tại xã Thuần Mỹ
Khảo sát quy mô chăn nuôi trâu bò tại các nông hộ, chúng tôi đã thực hiện điều tra các nông hộ của xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; số hộ điều tra 30 hộ, kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi bò của xã Thuần Mỹ
Quy mô đàn (con/hộ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
<3 16 53,33
3-10 12 40,00
> 10 2 6,67
Theo khảo sát chung thấy, quy mô đàn bò của xã tập trung chủ yếu ở các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi. Vì đây là các hộ này có diện tích chăn thả, diện tích trồng cỏ cũng như lượng phụ phẩm làm thức ăn cho bò và điều kiện kinh tế để mở rộng quy mô đàn; quy mô chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với mục
đích phục vụ sản xuất nông nghiệp; dựa vào lao động trong gia đình theo phương thức tận dụng là chính, vì vậy quy mô chăn nuôi nhỏ vẫn chiếm đa số.
Qua bảng 4.3 cho thấy trong số 30 hộ điều tra có 16 hộ chăn nuôi dưới 3 con chiếm 53,33%; số hộ chăn nuôi từ 3 con đến 10 con là 12 hộ chiếm 40%; số hộ có trên 10 con là 2 hộ chiếm 6,67%.
Nhìn chung quy mô chăn nuôi bò trong xã còn nhỏ lẻ. Số lượng bò tập trung ở quy mô 1 – 3 con là 53,33%. Từ đó ta có thể thấy các hộ chăn nuôi vẫn mang tính chất chăn thả tận dụng với quy mô nhỏ lẻ. Các hộ dân chủ yếu tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, các sản phẩm, phụ phẩm từ nông nghiệp như cám gạo, ngô, rơm, thân cây ngô, thân lá lạc để chăn nuôi bò thịt.
Vì vậy, muốn phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa thì người chăn nuôi nâng quy mô chăn nuôi trên mỗi hộ, phải tận dụng những đất không canh tác để trồng cỏ có năng suất cao làm thức ăn cho bò.
4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ F1 (BBB X LAISIND) GIAI ĐOẠN 13-18 THÁNG TUỔI ĐOẠN 13-18 THÁNG TUỔI
4.2.1. Khối lượng sống
Kết quả theo dõi khối lượng bò qua các tháng trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4. Kết quả thu được cho thấy, qua các tháng thí nghiệm, trong từng nghiệm thức bò sinh trưởng khá đồng đều và có khối lượng tăng dần phù hợp với quy luật, cụ thể là ở nghiệm thức 1 (khẩu phần có mật độ ME là 10,5Mj/kg CK