2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp huyện Hải Hậu, Nam Định
Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là huyện ven biển có diện tích 226 km2, dân số 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn, mật độ trung bình 1.301 người/km2. Là địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý với 33 km bờ biển; 2 sông lớn bao bọc là sông Sò và sông Ninh Cơ; sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 120 nghìn tấn thóc; 12 nghìn tấn tôm, cá và hàng trăm nghìn tấn rau, quả các loại; có 3 CCN, có nguồn nước khoáng mặn và 44 làng nghề.
Năm 2015 Ngành công nghiệp - xây dựng phát triển ổn định giá trị sản lượng (theo giá so sánh 2010) đạt 1.529,8 tỷ đồng, tăng 10,4 % so với năm 2014
Để sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển bền vững với mức tăng trưởng 18-19%/năm, huyện Hải Hậu quy hoạch 3 CCN tập trung với diện tích là 412 ha là CCN Hải Phương, CCN Hải Minh, CCN Thịnh Longvàcó cơ chế phù hợp cho phát triển các ngành cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, kéo sợi, dệt may, tăng cường phát triển nghề mới, mở rộng nghề truyền thống... Ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; tạo hành lang pháp lý theo thẩm quyền để các DN yên tâm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất KD. Tạo điều kiện để các DN xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm; khuyến khích tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật theo hướng kết hợp công nghệ hiện đại với thiết bị công
nghệ truyền thống để tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Các DN, các hộ sản xuất được tạo điều kiện để vay vốn phục vụ sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, tiếp cận các thông tin thị trường, xúc tiến thương mại... Huyện khuyến khích thành lập các DN đầu mối để bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất; chú trọng công tác dự báo và đưa vào hoạt động nền nếp; đẩy mạnh cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất, KD. Xây dựng các dự án phát triển kết cấu hạ tầng có tính khả thi, đồng thời tranh thủ những thuận lợi từ việc được chọn làm huyện thí điểm xây dựng nông thôn mới của cả nước, để đào tạo nguồn nhân lực cũng như phát triển CSHT phục vụ cho hoạt động phát triển công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp của địa phương (Thành Trung, 2016).
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Với bờ biển trải dài hơn 25 km, 3 cửa sông lớn đã tạo cho Thái Thụy một vùng bãi bồi rộng lớn với gần 13.000 ha, giàu tiềm năng thủy sản. Đây là lợi thế lớn, cũng là thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Thái Thụy đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển, nhất là lĩnh vực khai thác, chế biến và vận tải biển. Đến nay, Thái Thụy đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020; quy hoạch CCN Thái Thọ, Thụy Tân, Mỹ Xuyên, có 458 DN vừa và nhỏ, trong đó có khoảng 200 DN đóng tàu, vận tải biển, 30 tàu vận tải quốc tế. Thái Thụy đã thu hút một số dự án lớn như Nhà máy sản xuất Amon Nitrat là dự án có công suất thiết kế 200.000 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư gần 5.800 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 18,64ha.
Năm 2016, Thái Thụy đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3.386 tỷ đồng, tăng 31,21% so với năm 2015. Để hoàn thành mục tiêu trên, huyện Thái Thụy tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; từng bước quy hoạch các KCN Thụy Trường, Thái Thượng, các CCN Trà Linh, Thái Dương, Thụy Phong. Đồng thời, thông qua các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm thực hiện các dự án công nghiệp (Đảng bộ huyện Thái Thụy, 2015).
2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Yên Phong là một huyện ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh, đây là một huyện nằm ven sông Cầu có diện tích tự nhiên là 112,5 km², là huyện có diện tích lớn
của tỉnh Bắc Ninh. Ngành công nghiệp huyện Yên Phong là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến nay, Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đã khảo sát lập quy hoạch các KCN, CCN với diện tích 1.054,43 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích đất tự nhiên, đang là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Trên địa bàn đang hình thành các sản phẩm chủ lực gồm điện tử, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản… tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề duy trì ổn định.
Trong giai đoạn 2015-2020, Yên Phong tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo nền tảng vững chắc sớm đưa Yên Phong trở thành thị xã. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Yên Phong xác định; Làm tốt công tác quy hoạch, trước mắt cần nhanh chóng hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung, và các quy hoạch chi tiết các KCN, CCN, tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ. Tạo các điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng mở rộng và phát triển nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về vốn cho các DN. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của NN với hoạt động sản xuất KD. Tăng cường công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý các hoạt động gây ô nhiễm, thực hiện tốt đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn giai đoạn 2010-2015, đặc biệt là ở các KCN, CCN và làng nghề. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ hệ thống CSHT kinh tế-xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống giao thông các tuyến đường vào các KCN, CCN, các khu vực làng nghề. Tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính; thực hiện tốt công tác khuyến công, chương trình mở mang ngành nghề, nhân nghề mới; tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các DN, các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất KD, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững (Trần Trang, 2015).