HUYỆN TIỀN HẢI GIAI ĐOẠN 2017 -2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 4.2.1. Xu thế phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình, tác động đến phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải
4.2.1.1. Xu thế phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình
bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh. Khai thác lợi thế, tiềm năng, gắn kết chặt chẽ sự phát triển công nghiệp của tỉnh với sự phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng thông qua các mối liên kết nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hiệu quả, năng động. Phát triển công nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành theo hướng tăng trưởng nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư kết hợp với nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển theo rộng và chiều sâu, chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để từng bước tham gia vào trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Thu hút đầu tư có chọn lọc đảm bảo các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm, phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh trong lâu dài và gắn phát triển công nghiệp với phát triển bền vững. Kiên quyết không thu hút đầu tư những dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu và giá trị gia tăng thấp. Với mục tiêu Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016- 2020 đạt khoảng 13,5 %/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 11-12% /năm. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 2010) năm 2020 gấp khoảng 1,9 lần so với năm 2015, năm 2025 gấp khoảng 1,6 lần so với năm 2020.
4.2.1.2. Xu thế phát triển công nghiệp của huyện Tiền Hải
Tiền Hải có vị trí địa lý thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp nhất là thích hợp cho phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, hàng nông thủy hải sản, dệt may và được tuân theo nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, phải đảm bảo kết hợp giữa sử dụng hiệu quả tài nguyên với
bảo vệ môi trường tự nhiên, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhất nguồn tài nguyên của huyện.
Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm hệ thống giao thông
vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp.
Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn và môi trường đầu tư
Thứ tư, khuyến khích các DN sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt lao động thủ công.
Thứ năm, phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường.
4.2.2. Quan điểm phát triển
Phát triển công nghiệp hướng ra biển, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện Tiền Hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh.
Khai thác lợi thế, tiềm năng, gắn kết chặt chẽ sự phát triển công nghiệp của huyện với sự phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng thông qua các mối liên kết nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hiệu quả, năng động. Phát triển công nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành theo hướng tăng trưởng nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư kết hợp với nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển theo rộng và chiều sâu, chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để từng bước tham gia vào trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút đầu tư có chọn lọc đảm bảo các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm, phù hợp với điều kiện phát triển của huyện trong lâu dài và gắn phát triển công nghiệp với phát triển bền vững. Kiên quyết không thu hút đầu tư những dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu và giá trị gia tăng thấp.
4.2.3. Căn cứ phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải
Phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải giai đoạn 2017 -2020 định hướng đến năm 2025 dựa vào các căn cứ chủ yếu sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải lần thứ XXVII.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tiền Hải giai đoạn đến năm 2020 được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030.
- Các dự án, đề án, chương trình của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. - Khả năng khai thác các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực trong huyện để phát triển; như khai thác nguồn vốn từ DN; từ lao động; từ kết quả sản xuất các ngành đã tạo được; từ khả năng khai thác nguồn tài nguyên và lợi thế của huyện để phát triển công nghiệp.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư vốn của trung ương, của tỉnh Thái Bình, vốn ngán sách của huyện và mức huy động vốn vào phát triển công nghiệp.
- Căn cứ vào khả năng phát triển khoa học và công nghệ, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
- Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài, trong vùng trong giai đoạn 2017 -2020 định hướng đến năm 2025.
- Quy hoạch thương mại đến năm 2030.
- Quy hoạch giao thông, đô thị đã được đến năm 2025.
4.2.4. Định hướng phát triển
Tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp có lợi thế gắn với chủ trương thu hút đầu tư của huyện và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và để nâng cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp.
Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương và với các DN trong vùng đồng bằng sông Hồng để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Phát triển nhanh hạ tầng khu kinh tế ven biển, các KCN, CCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư.
4.2.5. Các giải pháp phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 định hướng đến năm 2025
4.2.5.1. Giải pháp về quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiền Hải đến năm 2020; Căn cứ thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2016 và qua phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của huyện, cần xây dựng các quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sau:
- Quy hoạch hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện
những năm vừa qua cơ bản được đầu tư xây dựng, tuy nhiên các tuyến giao thông trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành công nghiệp nói riêng còn hạn chế. Đến năm 2020 cần phối kết hợp với các ngành của tỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng tuyến đường đi Khu du lịch Cồn vành dài 14,6 km, tuyến đường bộ ven biển lối 5 tỉnh; Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình, hoàn thiện tuyến đường này sẽ kết nối Tiền Hải với các tỉnh.
- Quy hoạch Thương mại, dịch vụ, du lịch và đô thị: Hình thành 3 Trung
tâm thương mại lớn gồm; Trung tâm thương mại An Ninh, Trung tâm thương mại Tây Lương, Trung tâm thương mại Đồng Châu. Hiện đại hoá các hoạt động thương mại, dịch vụ; xây dựng chợ đầu mối nông, thủy hải sản tại 03 điểm gồm chợ đầu mối thủy hải sản Đông Minh, Chợ đầu mối thủy hải sản Nam Thịnh, chợ đầu mối nông sản Vân Trường, nhằm tăng nhanh mối quan hệ thị trường, liên kết xúc tiến thương mại, xuất khẩu; khả năng trở thành một trung tâm trung chuyển về thành phố Thái Bình, Hải Phòng và Hà Nội.
Hình thành các khu du lịch Cồn Vành, Đồng Châu, các công trình văn hoá lớn như Đền Thờ Bác Hồ, Đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, các di tích lịch sử cấp quốc gia phục vụ vui chơi, giải trí, học tập, có đủ điều kiện mở rộng nối tuyến lữ hành với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, phục vụ nhân dân trong vùng, trong nước và quốc tế.
Xây dựng đô thị trung tâm Tiền Hải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2020 và 03 thị trấn (Nam Trung, Đồng Châu, Cồn Vành) sẽ được đầu tư vừa rộng, vừa sâu để hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V vào trước năm 2020.
Xây dựng cảng sông Trà Lý và cảng cá Cửa Lân thành cảng trung chuyển hàng hoá cho KCN, CCN. Hoàn chỉnh các khu dân cư mới cho các xã, tạo điều kiện công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn.
- Quy hoạch hệ thống điện: Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống điện
đến năm 2020 đã được phê duyệt, đồng thời quy hoạch bổ sung tuyến mạch kép 220kV từ nhà máy nhiệt điện Thái Bình và dịch chuyển đường điện 110 kV ra khỏi khu công nghiệp.
- Quy hoạch các ngành công nghiệp: Trên cơ sở quy hoạch công nghiệp
của tỉnh Thái Bình, cần quy hoạch chi tiết các ngành công nghiệp của huyện, thứ tự ưu tiên thu hút đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2025 như sau:
- Ưu tiên 1: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng - Ưu tiên 2: Công nghiệp dệt may, da giầy
- Ưu tiên 3: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Ưu tiên 4: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống - Ưu tiên 5: Công nghiệp cơ khí, điện tử.
- Ưu tiên 6: Công nghiệp hoá chất, phân bón.
- Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp
Chủ động, tích cực phối hợp với các ngành của tỉnh và các chủ đầu tư đẩy nhanh quá trình thực hiện các công trình đầu mối trên địa bàn như; hạ tầng giao thông, điện, nước đối với các KCN, CCN xem đây là khâu then chốt để thu hút các dự án đầu tư lớn, dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Quy hoạch và phê duyệt KCN Tiền Hải xong trong năm 2017; triển khai, hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trước năm 2020, tập trung thu hút các DN sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên. Xây dựng đề án thành lập KCN Hoàng Long xong trước năm 2018 với tính chất là KCN chế biến thủy hải sản, đóng tầu, dịch vụ biển kết hợp du lịch sinh thái.
Quy hoạch chi tiết CCN An Ninh trong năm 2017, lập đề án thành lập và quy hoạch chi tiết CCN Nam Hà, Tây An năm 2018. Tập trung xây dựng CSHT và thu hút đầu tư vào các CCN năm 2019 nhằm tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp của huyện
Bảng 4.34. Dự kiến các Khu, cụm công nghiệp
TT Tên KCN, CCN Diện tích quy hoạch (ha) Tổng vốn đầu tư Tỷ lệ lấp đầy (%) 2017-2020 2016-2020 1 KCN Tiền Hải 466 2.029.105 65,00 100,00 2 KCN Hoàng Long 300 1.950.000 100,00 3 CCN Trà Lý 38,3 364.045 70,00 100,00 4 CCN An Ninh 70 470.403 100,00 5 CCN Nam Hà 70 475.244 30,00 100,00 6 CCN Tây An 70 665.318 70,00 100,00 7 CCN Cửa Lân 50 475.244 40,00 100,00
Về đầu tư, cần ưu tiên nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng KCN, CCN, tập trung ưu tiên đầu tư những KCN, CCN có khả năng lấp đầy nhanh, tận dụng được thế mạnh của địa phương. Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đang nằm trong khu dân cư vào KCN, CCN; chú trọng đầu tư xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải. Huy động các nguồn
vốn đặc biệt là các nguồn vốn của DN đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN để đầu tư kết cấu hạ tầng, coi đó là khâu đột phá để phát triển công nghiệp. Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương từ 5 - 10% trên tổng vốn đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các KCN, CCN để đầu tư các hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước.
4.2.5.2. Giải pháp huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp
Giải pháp về vốn đầu tư
Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, các đề án, dự án để huy động nguồn vốn của trung ương, cuar tỉnh Thái Bình, của các thành phần kinh tế, các DN, các tổ chức, cá nhân vào đầu tư tại các KCN, CCN, để phát triển sản xuất công nghiệp. Đối với nguồn vốn của Nhà nước tập trung cho hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN, giao thông, điện, nước, môi trường, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ. Tập trung cao nguồn vốn NSNN cho hỗ trợ hoàn thành các công trình hạ tầng vào năm 2020. Vốn tích lũy của các DN và vốn vay nên tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, một phần dùng xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng; thực hiện đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư đảm bảo tiến độ và chất lượng của các dự án; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là các khoản đầu tư từ ngân sách NN.
Tạo điều kiện thuận lợi để DN tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ nhất là thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tạo vốn thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tạo sức hút đầu tư cho các DN, đồng thời các ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc vay vốn; cải tiến cơ chế cho vay, đa dạng hóa các hoạt động tín dụng. Cải tiến các hình thức đầu tư tín dụng theo hướng thuận tiện, đơn giản cho người đi vay mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và an toàn vốn vay.
Giải pháp về nguồn nhân lực
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nhân, lao động có tay nghề cao; khuyến khích các DN tổ chức đào tạo lại nhân lực bằng các hình thức; NN hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, ưu tiên đào tạo nghề
cho các ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, điện, điện tử, tin học, cơ khí, tự động hoá, dệt may, chế biết thủy hải sản. Xây dựng đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.
Xây dựng kế hoạch liên kết với các địa phương khác để tạo ra nguồn lao động ổn định cho các DN, các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh việc liên kết với các trung tâm đào tạo lớn của tỉnh để tiến hành đào tạo theo chuyên ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp nền tảng và các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến.
Nâng cấp các cơ sở đào tạo trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại hoá và chuyên môn hoá; ổn định tổ chức và quản lý để phát huy hiệu quả đào tạo và xây