3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Về mặt hành chính: Huyện Tiền Hải có 34 xã và 1 thị trấn, theo thống kê năm 2016 dân số huyện Tiền Hải là 211.244 người với 69.007 hộ, trong đó nam là 102.350 người chiếm 48,4%, nữ là 108.894 người chiếm 51,6%. Dân số thành thị là 6.464 người chiếm 3,1%, dân số nông thôn 204.780 người chiếm 96,9%. Mật độ dân số trung bình là 910 người/km2, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,96%.
Bảng 3.2. Dân số huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 -2016
Đơn vị tính: Người
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2014 207.718 89.219 118.499 6.098 201.620 2015 209.425 100.524 108.901 6.318 203.107 2016 211.244 102.350 108.894 6.464 204.780 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2016)
Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 136.974 số người trong độ tuổi lao động (bằng 64,8% so với tổng dân số), trong đó số người có việc làm là 120.283 người (bằng chiếm 88,8% dân số trong độ tuổi lao động).
Bảng 3.3. Lực lượng lao động huyện Tiền Hải đến năm 2016
Đơn vị tính: người
Độ tuổi
Lực lượng LĐ phân theo độ tuổi và giới tính
Lực luợng LĐ có việc làm phân theo độ tuổi và giới tính Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Từ 15-19 13.168 6.799 6.369 3.858 1.904 1.954 Từ 20-24 14.693 7.299 7.394 10.964 5.410 5.554 Từ 25-29 13.987 7.945 6.042 13.737 7.759 5.978 Từ 30-34 12.167 6.266 5.901 11.975 6.090 5.885 Từ 35-39 12.332 6.051 6.281 11.990 5.979 6.011 Từ 40-44 11.872 5.722 6.150 11.560 5.535 6.025 Từ 45-49 13.069 6.178 6.891 12.857 6.112 6.745 Từ 50-54 12.462 5.785 6.677 12.058 5.431 6.627 Từ 55-59 9.691 4.448 5.243 9.311 4.278 5.033 Từ 60 trở lên 23.533 9.710 13.823 21.973 9.642 12.331 Tổng 136.974 66.203 70.771 120.283 58.140 62.143
Nguồn: Chi cục Thống kê Tiền Hải (2016)
- Về chất lượng nguồn lao động: Nguồn lao động Tiền Hải có chất lượng khá, tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ thông 64.768người chiếm 53,80%, Trung học cơ sở là 34.697 người 28,80%, tiểu học là 20.818 người chiếm 17,3%
Hình 3.1. Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2016
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Số lượng người qua đào tạo so với số lượng lao động còn thấp, cơ cấu trình độ đào tạo chưa hợp lý, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp chưa chú trọng đào tạo trình độ cao. Chất lượng đào tạo thấp, lao động chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật trong học tập chưa tốt, chưa đáp ứng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường lao động
Hình 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động năm 2016 Nguồn: Chi cục Thống kê Tiền Hải (2016)
- Lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế
Đến năm 2016, toàn huyện có 120.283 lao động có việc làm, số lao động làm việc trong lĩnh vực nông ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn với 87.744 người chiếm đến 76,46% số lao động trong nền kinh tế; Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm trên 16.691 người chiếm 7,90% dân số, hàng năm mới chỉ giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động. Ngoài số người trong tuổi lao động, hiện nay vẫn còn một số lượng đáng kể những người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động chủ yếu là ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp.
Hình 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2016)
- Cơ cấu lao động của huyện đã có sự chuyển dịch, lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 80,15% năm 2011 xuống còn 76,46% năm 2016, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,55% năm 2011 lên 16,83% năm 2016, lao động trong ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng trong giai đoạn này từ 5,30% năm 2011 lên 11,52% năm 2016.
Bảng 3.4. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2011 -2016 Đơn vị tính : % Ngành kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nông, ngư nghiệp 77,33 76,44 76,46
Công nghiệp XD 15,42 16,48 16,83
Dịch vụ 9,45 9,98 11,52
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2016)
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng huyện Tiền Hải.
Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được triển khai tích cực, hoàn thành một số công trình xây dựng trọng điểm đưa vào sử dụng. Hệ thống giao thông của huyện được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, kết nối các trục giao thông đầu mối trong huyện.
- Giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của huyện là 245 km, trong đó; 8,5 km đường quốc lộ, 49,3 km tỉnh lộ, 80,1 km đường huyện lộ và 107 km đường xã, 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm, 68 km đường sông,
biển. Nhìn chung mạng lưới giao thông của huyện (đường bộ, đường thủy) được phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách nội, ngoại huyện. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ lưu thông cao và phương tiện vận tải lớn.
- Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc:
Hệ thống điện: Huyện Tiền Hải hiện được cấp điện bởi 3 trạm, 19 lộ là trạm 110kv Tiền Hải, Trạm trung gian Đông Hoàng, Trạm trung gian Nam Thanh. Tổng số trạm biến áp là 301 cái, trong đó ngành điện quản lý là 212 cái, khách hàng là 89 cái. Tổng công suất 88.605 kw, trong đó; ngành điện quản lý 46.290 kw, khách hàng 42.315 kw.
Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Đến năm 2016 trên địa bàn huyện đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, năm 2016 điện năng thương phẩm tiêu thụ toàn huyện là 249,15 triệu kWh. Tuy nhiên lưới điện nông thôn nhiều xã chưa đảm bảo kỹ thuật, tiêu hao điện năng còn cao, đã ảnh hưởng đến việc cấp điện vì thường xuyên xảy ra sự cố mất điện làm cho giá điện sinh hoạt ở nông thôn còn cao.
- Cấp, thoát nước: Cấp nước được cấp bởi 3 nhà máy nước với công suất 12.000 m3/ngày/đêm, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều sử dụng nước máy. Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở khu vực thị trấn, các xã còn lại hầu như chưa có hệ thống thoát nước, nước sinh hoạt và nước mặt chủ yếu tiêu thoát ra hệ thống sông ngòi
- Thông tin liên lạc: Hạ tầng thông tin liên lạc phát triển tương đối nhanh, đến 2016 trên địa bàn huyện có 10.947 điện thoại cố định và 120.830 điện thoại di động đăng ký; dịch vụ Internet là 12.000 thuê bao, hộp thư thoại… được triển khai rộng khắp trên địa bàn. Chất lượng thông tin liên lạc ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hết năm 2016 đã phủ sóng mạng điện thoại di động đến tất cả các trung tâm xã. 100% các cơ quan, DN ở huyện được trang bị máy tính, một số cơ quan tổng hợp đã được nối mạng nội bộ.
3.1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế huyện Tiền Hải theo GDP giai đoạn 2011- 2016
ngoài, nền kinh tế của huyện Tiền Hải đã có sự tăng trưởng khá, theo số liệu thống kê năm 2016, tổng sản phẩm GDP của huyện (theo giá so sánh 2010) đạt 12.393,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 là 9,92%/năm. So với tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2011-2016 cao hơn 3,35%/năm (tỉnh Thái Bình 2011- 2016 là 6,57%/năm).
Trong các ngành kinh tế, ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011-2016 tăng trưởng bình quân 6,55%/năm, đạt giá trị sản xuất năm 2016 là 4.156,2 tỷ đồng. Năm 2016 tăng hơn so với năm 2011 là 1.025,8 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2016 tăng trưởng bình quân 12,74%/năm, đạt giá trị sản xuất năm 2016 là 4.820 tỷ đồng. Năm 2016 tăng hơn so với năm 2011 là 2.328,6 tỷ đồng. Ngành xây dựng giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 18,26%/năm, đạt giá trị năm 2016 là 1.297,7 tỷ đồng.
Ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2011-2016 tăng trưởng bình quân 10,46%/năm và đạt giá trị năm 2016 là 2.124,6 tỷ đồng.
Bảng 3.5. Tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2011- 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ (%) Tổng số 7.614,7 8.430,9 9.153,9 10.015,2 11.253,1 12.393,5 109,92 - Nông, lâm, TS 3.130,4 3.520,1 3.682,6 3.853,2 3.992 4.156,2 106,55 - Công nghiệp 2.491,4 2.737,3 3.038,5 3.454,5 4.196 4.820 112,74 - Xây dựng 584,7 665,6 824,4 954,8 1.129,1 1.292,7 118,27 - Dịch vụ 1.408,2 1.507,9 1.608,4 1.752,7 1.936 2.124,6 108,06
Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông, lâm, TS 44,47 45,51 43,88 43,79 43,45 41,18 - Công nghiệp 31,40 30,11 30,89 32,17 30,93 33,66 - Xây dựng 7,19 7,93 8,57 8,43 8,77 8,90
- Dịch vụ 16,94 16,45 16,66 15,61 16,85 16,26 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiền Hải (2016)
Tuy tốc độ tăng trưởng những năm gần đây đạt kết quả khá, song có thể nói nền kinh tế của huyện đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là chất
lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp. Ngoài ra còn một số yếu tố khách quan bên ngoài tác động như; việc đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú ý đúng mức, sức mua của nhân dân, mà đa phần là nông dân, tăng chậm so với sức sản xuất do biến động về giá cả trên thị trường.
Cơ cấu GDP (theo giá thực tế) chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, cụ thể; Ngành nông nghiệp từ 44,47% năm 2011 giảm xuống còn là 41,18% năm 2016, Ngành công nghiệp từ 31,40% năm 2011 tăng lên 33,66% năm 2016. Ngành xây dựng từ 7,19% năm 2011 tăng lên 8,90% năm 2016. Ngành dịch vụ từ 16,94% năm 2011, giảm xuống còn 16,26% năm 2016.
b. Thu, chi ngân sách
- Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách NN trong giai đoạn 2011 - 2016 bao gồm thu trên địa bàn, thu chuyển nguồn, thu kết dư đạt 5.412,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,28%/năm, trong đó; Tổng thu trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2016 đạt 1.023,2 tỷ đồng, đạt bình quân 128% dự toán được giao. Các khoản thu huyện tăng lên nhờ huyện đã triển khai thực hiện các biện pháp có hiệu quả như; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, triển khai thu nợ thuế, ngăn ngừa trốn thuế... Tuy nhiên, nguồn thu cho ngân sách vẫn còn chậm và không ổn định, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên năm 2016 chiếm đến trên 65% tổng thu ngân sách nhà nước của huyện.
Bảng 3.6. Thu ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ (%) Tổng thu ngân sách 676,1 813,6 847,3 993,5 1.028 1.054 109,29 Thu trên địa bàn 187,5 160,2 159,2 194,3 172 150 95,64 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Tiền Hải (2016)
- Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách giai đoạn 2011-2016 là 5.420,9 tỷ đồng, chi bình quân tăng 11,76%/năm. Trong đó chi đầu tư phát triển cả giai đoạn là 274,7 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản cả giai đoạn là 976,1 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ưu tiên tăng chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo
Bảng 3.7. Chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ (%) Tổng chi ngân sách 601,5 812,3 937,9 992,4 1.028 1048,8 111,76 Chi đầu tư phát triển 35,1 43,0 52,2 60,6 44,8 39,0 102,13 Chi xây dựng CB 153,6 142,4 170,7 193,7 155,9 159,8 100,79 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Tiền Hải (2016)
c. Kim ngạch xuất, nhập khẩu
- Xuất khẩu: Trên địa bàn huyện có 20 DN KD xuất nhập khẩu. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu có bước phát triển khá, vượt kế hoạch đề ra, đạt 9,2 triệu USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2016 là 46,15 triệu USD, tăng trưởng bình quân 18,7%/năm
Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2011 -2016 là hàng sứ xây dựng, gạch lát nền, ốp tường, thủy tinh pha lê, hàng may mặc và ngao đông lạnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ...
Bảng 3.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ (%)
Giá trị xuất khẩu 3,87 10,23 6,92 7,52 8,46 9,15 118,78 Giá trị nhập khẩu 2,3 15,95 4,15 4,5 5,24 6,41 122,75 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiền Hải (2016)
- Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm 2011 -2016 đạt 38,55 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn là 22,7%/năm; kim ngạch nhập khẩu các năm: năm 2011 đạt 2,3 triệu USD, năm 2016 đạt 6,41 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dệt, may, xăng dầu, vải nguyên liệu để gia công hàng may mặc xuất khẩu, phụ liệu hàng dệt may, máy móc, thiết bị, thép các loại.