Đánh giá việc thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 87 - 92)

4.1.5.1 . Những kết quả đạt được

Qua 5 năm thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp, huyện Tiền Hải đã đạt được những kết quả phát triển rất đáng kể. Các giải pháp phát triển công nghiệp (giải pháp về quy hoạch, giải pháp huy động các nguồn lực, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, giải pháp về xúc tiến thương mại) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào ngành công nghiệp của huyện; khai thác các nguồn lực, lợi thế của huyện theo hướng xã hội hóa, tạo ra bước phát triển tốt đối với ngành công nghiệp của huyện.

- Giải pháp ưu đãi sử dụng đất tương đối đồng bộ, khắc phục được thiếu sót, hạn chế của giai đoạn trước và đã điều chỉnh một số định mức giá cho phù hợp với thực tế.

- Giải pháp hỗ trợ cơ sở hạ tầng đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, thực hiện các dự án đầu tư.

- Giải pháp xúc tiến đầu tư và hỗ trợ dịch vụ công: Công tác quản lý các dự án đầu tư đã có những quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ của các đơn vị quản lý. Thủ tục đầu tư đã được thực hiện theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, theo nguyên tắc một đầu mối, đảm bảo tính thống nhất, giảm bớt thời gian đi lại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

- Lĩnh vực đầu tư vào huyện Tiền Hải ngày càng đa dạng hơn: Nếu như trong giai đoạn 2005-2010, các dự án đầu tư vào tỉnh chủ yếu là gia công hàng may mặc, vật liệu xây dựng, sành sứ thủy tinh từ khí đốt Tiền Hải, thì đến giai đoạn 2011-2016 đã có nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau như; chế

biến nông thủy hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng từ khí đốt; xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, CCN; các dự án phân bố trải ra trên các địa bàn, bám sát các trục giao thông chính của huyện và các khu vực có lợi thế phát triển.

- Giải pháp hỗ trợ dịch vụ công đã tạo điều kiện thuận lợi về giảm thiểu kinh phí thực hiện các thủ tục đầu tư, đã góp phần không nhỏ trong việc rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư, đã hình thành đầu mối tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các nhà đầu tư, góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin ưu đãi của huyện cho doanh nghiệp.

- Giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực góp phần đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp thu tốt công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đồng thời, tạo tiền đề cho việc thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, của xã hội về một nền sản xuất tập trung, chuyên môn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.1.5.2. Những hạn chế

Do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi (Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành luật). Các quy định, quy chế của tỉnh, của huyện khi thực hiện còn chồng chéo như; phân cấp thẩm định dự án... hoặc có quy chế quá dài, nhắc lại chung chung văn bản của Nhà nước đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức thực thi giải pháp.

Việc nghiên cứu và ban hành các chính sách còn chưa sát hợp, nhìn chung các giải pháp chưa thực sự tác động mạnh đến sản xuất.

- Giải pháp về công tác quy hoạch;

Tiền Hải đã có quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch các KCN, CCN đến năm 2020, nhưng chưa thể hiện cam kết của huyện trong quá trình tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch cũng như chưa thể hiện rõ lộ trình thực hiện quy hoạch.

+ Quy hoạch phát triển các KCN, CCN chưa đồng bộ, chưa quy hoạch khu tái định cư, nhà ở cho người lao động. Khoảng 60% lao động phải đi thuê ở của các hộ dân, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội trong khu vực.

+ Công tác quy hoạch chi tiết các KCN, CCN còn chậm. Hiện nay, ngoài KCN Tiền Hải đã cơ bản lấp đầy diện tích, KCN Hoàng Long chưa được quy hoạch chi tiết và chưa sẵn có mặt bằng để giao cho các nhà đầu tư.

+ Hiệu quả công tác quy hoạch chưa cao, tỷ lệ thu hồi đất trên diện tích quy hoạch thấp. Nhiều dự án đầu tư vốn thực hiện thấp hơn so với vốn đăng ký. Một số CCN quy hoạch chi tiết nhưng đến nay chưa có hoặc có ít dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy còn thấp.

- Giải pháp ưu đãi sử dụng đất

+ Thiếu chế tài quản lý: Chưa quy định rõ chế tài áp dụng cho nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ nên một số DN thuê nhiều đất nhưng không đủ năng lực thực hiện triển khai dự án.

+ Trong công tác giải phóng mặt bằng: Nội dung của giải pháp mới chỉ đề cập đến sự hỗ trợ của huyện về kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng chưa đề cập đến vai trò của các cơ quan chuyên môn trong việc kiên quyết thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ, dẫn đến nhiều dự án bị chậm do không thể thực hiện giải phóng mặt bằng bởi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ từ vấn đề kinh phí. Do vậy, mặc dù là giải pháp ưu đãi về sử dụng đất nhưng DN chưa tiếp cận được với đất dự kiến thuê.

+ Giải pháp đã quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương hay cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng chưa đề cập đến các nội dung sau cấp phép như: chính sách về thu hồi đất để giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp, cơ chế giải quyết lợi ích giữa địa phương giao đất và người dân còn chưa sát, thiếu cụ thể nên việc giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn phức tạp, tiến độ chậm; nhiều dự án không triển khai thực hiện được; một số dự án thu hồi không đủ diện tích đất theo yêu cầu ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình; thủ tục cấp đất chậm; làm ảnh hướng lớn tới tiến độ giao đất, triển khai xây dựng các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Giải pháp hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Trong hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới chỉ đề cập đến nội dung hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chưa đề cập đến nội dung hỗ trợ về cơ sở hạ tầng xã hội. Vì vậy, cần làm rõ những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng xã hội, cung cấp thông tin cho DN về vấn đề này để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động.

- Về xây dựng hạ tầng KCN, CCN:

+ Chưa làm rõ các biện pháp khuyến khích của huyện đối với các thành phần kinh tế khi tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương thông qua các

hình thức đầu tư nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN. Một số nhà đầu tư do hạn chế về năng lực tài chính nên tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm, hoặc đầu tư cầm chừng.

+ Về kinh phí hỗ trợ: Kinh phí hỗ trợ của huyện cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp, ở các mức độ khác nhau và còn thiếu đồng bộ. Một số KCN và các CCN sử dụng vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật do thiếu vốn nên không đồng bộ, tiến độ đầu tư kéo dài. Thiếu nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN, trong khi đó ngân sách của tỉnh và của huyện đầu tư còn hạn chế và triển khai chậm; thiếu quỹ đất sạch để kêu gọi thu hút các dự án đầu tư, nhất là dự án có quy mô lớn.

+ Hệ thống xử lý nước thải, rác thải tại một số KCN, CCN đang gây bức xúc cho DN và nhân dân như: KCN Tiền Hải, CCN Trà lý.

+ Các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN chưa mạnh về nguồn vốn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, triển khai chậm. Đa số các CCN chưa có nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trung tâm phát triển CCN của huyện còn thiếu cán bộ quản lý; vốn hỗ trợ từ ngân sách thấp nên tiến độ xây dựng hạ tầng CCN chậm; tình trạng đầu tư tại một số CCN khá lộn xộn, không được phân khu chức năng nên ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.

- Giải pháp xúc tiến đầu tư và hỗ trợ các dịch vụ công:

+ Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu và chưa hiệu quả. Rất nhiều cuộc xúc tiến đầu tư nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư còn rất sơ sài. Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư... . Trong khi đó còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có. Thông tin xúc tiến đầu tư chưa thể hiện được cái mà địa phương cần và cũng chưa đưa đến được điều mà nhà đầu tư muốn.

+ Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư còn rất hạn chế, chưa có một nguồn kinh phí nào dành riêng cho động xúc tiến đầu tư.

+ Về giải quyết các thủ tục đầu tư: Cải cách thủ tục hành chính tuy có chuyển biến song vẫn có ngành, địa phương triển khai chậm chưa đáp ứng yêu cầu nên chưa tạo điều kiện và khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư.

- Giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

+ Quy định về hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động vẫn chưa thực hiện tốt, nguyên nhân là do DN không được hưởng lợi nên không tích cực thực hiện

+ Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực còn lúng túng, bị động, chưa có sự đồng bộ với các giải pháp bộ phận khác. Trong nội dung của giải pháp mới chỉ đề cập đến kinh phí hỗ trợ cho DN khi thực hiện đào tạo nghề cho người lao động nhưng không có định hướng cụ thể cho DN về công tác đào tạo nghề.

+ Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là công tác đào tạo nghề còn thiếu cân đối với nhu cầu việc làm của các DN đầu tư vào huyện. Hệ thống các trung tâm dạy nghề chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tiễn và đổi mới của các DN.

4.1.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, các giải pháp chưa thực sự thích ứng được với sự biến động của

môi trường quốc tế cũng như môi trường trong nước.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình và huyện Tiền Hải đã chủ động hơn trong việc tiếp cận với môi trường quốc tế, tích cực tìm kiếm những cơ hội do môi trường quốc tế mang lại. Do đó, trong hoạt động xuất khẩu ngành công nghiệp của huyện đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng vốn đầu tư vào huyện chưa cao, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động với công nghệ trình độ thấp nên chưa thực sự phát huy hiệu quả. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của huyện còn ở mức thấp.

Nguyên nhân là do khả năng tiếp cận môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng chưa thực sự hiệu quả, chưa giới thiệu được tiềm năng của huyện cũng như những ưu đãi khuyến khích đầu tư để phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

Sự biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước khiến nội dung của các giải pháp chưa thực sự đáp ứng thực tiễn. Các giải pháp còn có tính ngắn hạn, phụ thuộc vào biến động của thị trường, chưa phải căn cứ từ những mục tiêu tổng thể trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.

Thứ hai, nguồn lực tài chính để thực hiện các giải pháp còn hạn chế; Với

xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, trong khi công nghiệp quy mô còn nhỏ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để phát triển, nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi tốc độ tăng trưởng, thiết bị, công nghệ phải tiên tiến hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển;

nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định và còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm;

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật mấy năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hoá và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nguồn lực kinh tế hạn hẹp nên những giải pháp mạnh, có tính chất đột phá chưa được đưa ra.

Thứ ba, chiến lược phát triển ngành công nghiệp chưa thực sự làm rõ thể

mạnh của địa phương. Cơ sở khoa học và thực tiễn đã chứng minh sự ảnh hưởng rất lớn của chiến lược phát triển ngành đến quá trình xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp. Vì thế, nếu trong chiến lược không xác định rõ ngành công nghiệp có thế mạnh hoặc chưa có định hướng giải pháp cho ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với việc xác định và lựa chọn lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.

Thứ tư, việc xác định và lựa chọn vấn đề chính của giải pháp còn hạn chế;

Trong quá trình xây dựng các giải pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ngay từ khâu đầu tiên trong quá trình hoạch định, việc xác định vấn đề chính của giải pháp chưa thu hút được ý kiến của cộng đồng DN nên các giải pháp chỉ mang tính ngắn hạn.

Thứ năm, các giải pháp thiếu sự tham gia của các đối tượng chịu tác động

nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Thứ sáu, chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong tổ chức thực hiện

giải pháp.

Thứ bảy, chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền; Công tác tuyên truyền

bộc lộ không ít hạn chế. Công tác tuyên truyền cần được chú trọng không chỉ trong giai đoạn xây dựng các giải pháp mà cả trong quá trình tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 87 - 92)