Bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp rút ra cho huyện Tiền Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31)

Tiền Hải

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới và các địa phương tại Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tiền Hải:

Một là, cần có sự thống nhất quan điểm ưu tiên, khuyến khích những ngành công nghiệp mũi nhọn, từ đó có các biện pháp ưu đãi phù hợp, không mâu thuẫn với các chính sách các ưu đãi của trung ương, của tỉnh Thái Bình.

Hai là, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp cần phải

phù hợp với đặc thù của huyện. Chính sách không chỉ thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào mà còn là sự khuyến khích đầu tư đối với các DN của huyện. Việc đa dạng hoá các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ tạo được sự linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn và sự năng động trong hoạt động đầu tư ở huyện.

Ba là, phát triển công nghiệp cần chú trọng tạo việc làm tại chỗ ở địa

phương, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các DN xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong dài hạn.

Bốn là, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần có sự phân công, phân cấp rõ

ràng, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm túc cơ chế "một cửa liên thông" và đẩy mạnh cải cách TTHC nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Năm là, phát triển công nghiệp phải trên cơ sở khai thác nguồn lực của

huyện, đồng thời phải thu hút được nguồn lực của các địa phương khác vào phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp cần thu hút được sự tham gia không chỉ của các cơ quan quản lý NN mà cần thiết có sự tham gia của các đối tượng khác thuộc mọi thành phần kinh tế.

Sáu là,phải đảm bảo kết hợp giữa sử dụng hiệu quả tài nguyên với bảo vệ

môi trường tự nhiên và ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên của địa phương.

Bảy là,phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm hệ thống giao

thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc CNH-HĐH.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Huyện Tiền Hải nằm trong tọa độ địa lý: 20° 17’- 20° 28’ độ vĩ Bắc; 106°27’-106°35’độ kinh Đông ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình với diện tích gần 287 km2 chiếm khoảng 19,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thái Bình (bao gồm cả diện tích bãi triều nằm ngoài địa giới hành chính), nằm cách thành phố Thái Bình 21 km theo tỉnh lộ 39B. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Kiến Xương, phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), phía Bắc giáp huyện Thái Thụy.

Tiền Hải nằm trong không gian kinh tế hai hành lang, một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội với thành phố Hải Phòng và bên cạnh là một vùng biển giàu tiềm năng với các nguồn lợi hải sản, khí đốt, than nâu, du lịch biển.... tạo cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

3.1.1.2. Địa hình

Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ nên nền địa hình huyện Tiền Hải khá bằng phẳng, nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm của một bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét; vùng đất trũng nội đồng và vùng đất cao.

Địa hình ven biển của Tiền Hải có tiềm năng cho phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực bãi biển Đồng Châu và Cồn Vành.

3.1.1.3. Khí hậu

Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc điểm của huyện giáp biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải, với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa. Khí hậu của Tiền Hải thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân hóa của thời tiết theo mùa và những hiện tượng cực đoan như bão, giông, gió mùa Đông Bắc khô hanh đòi hỏi cần phải có các biện pháp phòng chống bão lụt, hạn hán.

3.1.1.4. Đất đai và Tài nguyên

- Đất đai: Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển, do đặc điểm của

thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển. Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính; nhóm đất cát(c), nhóm đất phù sa (p), nhóm đất phèn mặn (SM), nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn).

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 23.130,3 ha, trong đó đất nông nghiệp là 16.083,8 ha, chiếm 69,54%; đất phi nông nghiệp là 6.968 ha, chiếm 30,12%; đất chưa sử dụng là 77,8 ha, chiếm 0,34%; đất có mặt nước ven biển là 3.578,4 ha. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 110,17 m2/người.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai huyện Tiền Hải

TT

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2016 Biến động 2016/2011 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 22.604,5 100 23.130,3 100 1.065,8 102,3 1 Đất nông nghiệp 14.676,7 64,92 16.083,8 69,53 1.407,1 109,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.433,5 50,58 11.858 52,26 424,5 103,7 1.2 Đất lâm nghiệp 984 4,35 510 2,2 - 474 51,8 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.214 9,79 3.587,8 15,51 1.373,8 162 1.4 Đất làm muối 1,5 0,006 1,3 0,005 - 0,2 86,6 1.5 Đất nông nghiệp khác 44 0,19 125,9 0,54 81,9 286 2 Đất phi nông nghiệp 7.007 30,1 6.968 30,12 -39 99,4 2.1 Đất ở 1.793 7,93 1.755 7,58 -38 97,8 2.2 Đất chuyên dùng 3.812,8 16,86 4.267,5 18,45 454,7 111,9 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 78 0,34 114,7 0,49 36,7 147 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 169,5 0,75 190,7 0,82 21,2 125,5 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.154 5,10 571 2,46 -583 49,5 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,6 0,002 2,15 0,009 1,55 358 3 Đất chưa sử dụng 919,4 4,06 77,8 0,33 -841,6 8,46

- Tài nguyên nước: Tiền Hải có hệ thống sông ngòi khá dày với sông Hồng và các chi lưu của nó bao gồm sông Trà Lý, sông Lân, sông Long Hầu...

Nhìn chung hệ thống sông ngòi của Tiền Hải có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân và việc tưới, tiêu, thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện. Ngoài ra với lượng phù sa lớn đổ ra biển hàng năm ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển, là thế mạnh cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, các sông đổ ra biển đều có dộ dốc nhỏ tiêu thoát nước chậm, do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê.

- Tài nguyên biển: Bờ biển Tiền Hải dài 23 km với hàng chục nghìn km2

lãnh hải, có tiềm năng hải sản khá dồi dào. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản I, trong vùng biển thuộc hải phận Tiền Hải có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế; 10 loài tôm, 5 loài mực với trữ lượng ước tính khoảng hàng chục ngàn tấn.

Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như: tôm, cua, ngao, vạng..., với diện tích bãi triều ven biển gần 4.000 ha đang được quan tâm phát triển.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn của Tiền Hải cho một giá trị lớn về

cảnh quan môi trường và bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và có tiềm năng cho phát triển ngành du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn Tiền Hải còn có tác dụng lớn trong phòng hộ đê điều, điều hòa khí hậu ven biển, tạo thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa của các cửa sông đổ ra biển, ngoài ra rừng còn có ý nghĩa to lớn về an ninh quốc phòng.

- Tài nguyên khoáng sản : Tiền Hải có mỏ khí với trữ lượng khoảng 60 tỷ

m3 khí, trong đó mỏ khí Tiền Hải C khai thác từ năm 1981 với sản lượng bình quân cung cấp mỗi năm trên 20 triệu m3 khí thiên nhiên. Lượng khí này được khai thác chủ yếu phục vụ cho phát triển công nghiệp sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng ở KCN Tiền Hải. Đã triển khai xong dự án dẫn khí từ biển vào phục vụ cho KCN Tiền Hải với công suất 200 triệu m3/năm

Tiền Hải có mỏ nước khoáng nằm ở độ sâu 450m, trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992 sản lượng 9,5 triệu lít/năm, là loại nước khoáng brom có chất lượng cao, được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

(trên 210 tỷ tấn) ở độ sâu từ 600 m đến 1.600 m, đã được Chính phủ quy hoạch khai thác từ năm 2015, mở ra khả năng phát triển công nghiệp. UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) triển khai các hoạt động chuẩn bị thăm dò, khai thác thử nghiệm bể than trên.

Tài nguyên du lịch : Tiền Hải là huyện có nhiều tiềm năng phái triển dịch

vụ du lịch như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch tham quan tìm hiểu tại các đảo như cồn Thủ, Cồn Vành; du lịch tham quan sinh thái rừng ngập mặn ven biển Tiền Hải. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 149 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 13 di tích cấp quốc gia như; đền Bà (đền Cửa Lân), đền thờ Bác Hồ, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Hoàng Văn Thái... là các điểm du lịch văn hoá lễ hội. Thời gian qua cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được cải tạo, nâng caaso như; tuyến đường Thị trấn Tiền Hải đi Đồng Châu, Nam Phú đi Cồn Vành đã được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách đến tham quan.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Về mặt hành chính: Huyện Tiền Hải có 34 xã và 1 thị trấn, theo thống kê năm 2016 dân số huyện Tiền Hải là 211.244 người với 69.007 hộ, trong đó nam là 102.350 người chiếm 48,4%, nữ là 108.894 người chiếm 51,6%. Dân số thành thị là 6.464 người chiếm 3,1%, dân số nông thôn 204.780 người chiếm 96,9%. Mật độ dân số trung bình là 910 người/km2, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,96%.

Bảng 3.2. Dân số huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 -2016

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2014 207.718 89.219 118.499 6.098 201.620 2015 209.425 100.524 108.901 6.318 203.107 2016 211.244 102.350 108.894 6.464 204.780 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2016)

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 136.974 số người trong độ tuổi lao động (bằng 64,8% so với tổng dân số), trong đó số người có việc làm là 120.283 người (bằng chiếm 88,8% dân số trong độ tuổi lao động).

Bảng 3.3. Lực lượng lao động huyện Tiền Hải đến năm 2016

Đơn vị tính: người

Độ tuổi

Lực lượng LĐ phân theo độ tuổi và giới tính

Lực luợng LĐ có việc làm phân theo độ tuổi và giới tính Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Từ 15-19 13.168 6.799 6.369 3.858 1.904 1.954 Từ 20-24 14.693 7.299 7.394 10.964 5.410 5.554 Từ 25-29 13.987 7.945 6.042 13.737 7.759 5.978 Từ 30-34 12.167 6.266 5.901 11.975 6.090 5.885 Từ 35-39 12.332 6.051 6.281 11.990 5.979 6.011 Từ 40-44 11.872 5.722 6.150 11.560 5.535 6.025 Từ 45-49 13.069 6.178 6.891 12.857 6.112 6.745 Từ 50-54 12.462 5.785 6.677 12.058 5.431 6.627 Từ 55-59 9.691 4.448 5.243 9.311 4.278 5.033 Từ 60 trở lên 23.533 9.710 13.823 21.973 9.642 12.331 Tổng 136.974 66.203 70.771 120.283 58.140 62.143

Nguồn: Chi cục Thống kê Tiền Hải (2016)

- Về chất lượng nguồn lao động: Nguồn lao động Tiền Hải có chất lượng khá, tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ thông 64.768người chiếm 53,80%, Trung học cơ sở là 34.697 người 28,80%, tiểu học là 20.818 người chiếm 17,3%

Hình 3.1. Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2016

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Số lượng người qua đào tạo so với số lượng lao động còn thấp, cơ cấu trình độ đào tạo chưa hợp lý, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp chưa chú trọng đào tạo trình độ cao. Chất lượng đào tạo thấp, lao động chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật trong học tập chưa tốt, chưa đáp ứng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường lao động

Hình 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động năm 2016 Nguồn: Chi cục Thống kê Tiền Hải (2016)

- Lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế

Đến năm 2016, toàn huyện có 120.283 lao động có việc làm, số lao động làm việc trong lĩnh vực nông ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn với 87.744 người chiếm đến 76,46% số lao động trong nền kinh tế; Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm trên 16.691 người chiếm 7,90% dân số, hàng năm mới chỉ giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động. Ngoài số người trong tuổi lao động, hiện nay vẫn còn một số lượng đáng kể những người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động chủ yếu là ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp.

Hình 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2016)

- Cơ cấu lao động của huyện đã có sự chuyển dịch, lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 80,15% năm 2011 xuống còn 76,46% năm 2016, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,55% năm 2011 lên 16,83% năm 2016, lao động trong ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng trong giai đoạn này từ 5,30% năm 2011 lên 11,52% năm 2016.

Bảng 3.4. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2011 -2016 Đơn vị tính : % Ngành kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông, ngư nghiệp 77,33 76,44 76,46

Công nghiệp XD 15,42 16,48 16,83

Dịch vụ 9,45 9,98 11,52

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tiền Hải (2016)

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng huyện Tiền Hải.

Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được triển khai tích cực, hoàn thành một số công trình xây dựng trọng điểm đưa vào sử dụng. Hệ thống giao thông của huyện được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, kết nối các trục giao thông đầu mối trong huyện.

- Giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của huyện là 245 km, trong đó; 8,5 km đường quốc lộ, 49,3 km tỉnh lộ, 80,1 km đường huyện lộ và 107 km đường xã, 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm, 68 km đường sông,

biển. Nhìn chung mạng lưới giao thông của huyện (đường bộ, đường thủy) được phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách nội, ngoại huyện. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ lưu thông cao và phương tiện vận tải lớn.

- Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc:

Hệ thống điện: Huyện Tiền Hải hiện được cấp điện bởi 3 trạm, 19 lộ là trạm 110kv Tiền Hải, Trạm trung gian Đông Hoàng, Trạm trung gian Nam Thanh. Tổng số trạm biến áp là 301 cái, trong đó ngành điện quản lý là 212 cái, khách hàng là 89 cái. Tổng công suất 88.605 kw, trong đó; ngành điện quản lý 46.290 kw, khách hàng 42.315 kw.

Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31)