Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)

3.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Huyện Tiền Hải nằm trong tọa độ địa lý: 20° 17’- 20° 28’ độ vĩ Bắc; 106°27’-106°35’độ kinh Đông ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình với diện tích gần 287 km2 chiếm khoảng 19,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thái Bình (bao gồm cả diện tích bãi triều nằm ngoài địa giới hành chính), nằm cách thành phố Thái Bình 21 km theo tỉnh lộ 39B. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Kiến Xương, phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), phía Bắc giáp huyện Thái Thụy.

Tiền Hải nằm trong không gian kinh tế hai hành lang, một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội với thành phố Hải Phòng và bên cạnh là một vùng biển giàu tiềm năng với các nguồn lợi hải sản, khí đốt, than nâu, du lịch biển.... tạo cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

3.1.1.2. Địa hình

Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ nên nền địa hình huyện Tiền Hải khá bằng phẳng, nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm của một bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét; vùng đất trũng nội đồng và vùng đất cao.

Địa hình ven biển của Tiền Hải có tiềm năng cho phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực bãi biển Đồng Châu và Cồn Vành.

3.1.1.3. Khí hậu

Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc điểm của huyện giáp biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải, với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa. Khí hậu của Tiền Hải thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân hóa của thời tiết theo mùa và những hiện tượng cực đoan như bão, giông, gió mùa Đông Bắc khô hanh đòi hỏi cần phải có các biện pháp phòng chống bão lụt, hạn hán.

3.1.1.4. Đất đai và Tài nguyên

- Đất đai: Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển, do đặc điểm của

thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển. Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính; nhóm đất cát(c), nhóm đất phù sa (p), nhóm đất phèn mặn (SM), nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn).

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 23.130,3 ha, trong đó đất nông nghiệp là 16.083,8 ha, chiếm 69,54%; đất phi nông nghiệp là 6.968 ha, chiếm 30,12%; đất chưa sử dụng là 77,8 ha, chiếm 0,34%; đất có mặt nước ven biển là 3.578,4 ha. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 110,17 m2/người.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai huyện Tiền Hải

TT

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2016 Biến động 2016/2011 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 22.604,5 100 23.130,3 100 1.065,8 102,3 1 Đất nông nghiệp 14.676,7 64,92 16.083,8 69,53 1.407,1 109,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.433,5 50,58 11.858 52,26 424,5 103,7 1.2 Đất lâm nghiệp 984 4,35 510 2,2 - 474 51,8 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.214 9,79 3.587,8 15,51 1.373,8 162 1.4 Đất làm muối 1,5 0,006 1,3 0,005 - 0,2 86,6 1.5 Đất nông nghiệp khác 44 0,19 125,9 0,54 81,9 286 2 Đất phi nông nghiệp 7.007 30,1 6.968 30,12 -39 99,4 2.1 Đất ở 1.793 7,93 1.755 7,58 -38 97,8 2.2 Đất chuyên dùng 3.812,8 16,86 4.267,5 18,45 454,7 111,9 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 78 0,34 114,7 0,49 36,7 147 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 169,5 0,75 190,7 0,82 21,2 125,5 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.154 5,10 571 2,46 -583 49,5 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,6 0,002 2,15 0,009 1,55 358 3 Đất chưa sử dụng 919,4 4,06 77,8 0,33 -841,6 8,46

- Tài nguyên nước: Tiền Hải có hệ thống sông ngòi khá dày với sông Hồng và các chi lưu của nó bao gồm sông Trà Lý, sông Lân, sông Long Hầu...

Nhìn chung hệ thống sông ngòi của Tiền Hải có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân và việc tưới, tiêu, thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện. Ngoài ra với lượng phù sa lớn đổ ra biển hàng năm ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển, là thế mạnh cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, các sông đổ ra biển đều có dộ dốc nhỏ tiêu thoát nước chậm, do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê.

- Tài nguyên biển: Bờ biển Tiền Hải dài 23 km với hàng chục nghìn km2

lãnh hải, có tiềm năng hải sản khá dồi dào. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản I, trong vùng biển thuộc hải phận Tiền Hải có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế; 10 loài tôm, 5 loài mực với trữ lượng ước tính khoảng hàng chục ngàn tấn.

Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như: tôm, cua, ngao, vạng..., với diện tích bãi triều ven biển gần 4.000 ha đang được quan tâm phát triển.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn của Tiền Hải cho một giá trị lớn về

cảnh quan môi trường và bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và có tiềm năng cho phát triển ngành du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn Tiền Hải còn có tác dụng lớn trong phòng hộ đê điều, điều hòa khí hậu ven biển, tạo thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa của các cửa sông đổ ra biển, ngoài ra rừng còn có ý nghĩa to lớn về an ninh quốc phòng.

- Tài nguyên khoáng sản : Tiền Hải có mỏ khí với trữ lượng khoảng 60 tỷ

m3 khí, trong đó mỏ khí Tiền Hải C khai thác từ năm 1981 với sản lượng bình quân cung cấp mỗi năm trên 20 triệu m3 khí thiên nhiên. Lượng khí này được khai thác chủ yếu phục vụ cho phát triển công nghiệp sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng ở KCN Tiền Hải. Đã triển khai xong dự án dẫn khí từ biển vào phục vụ cho KCN Tiền Hải với công suất 200 triệu m3/năm

Tiền Hải có mỏ nước khoáng nằm ở độ sâu 450m, trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992 sản lượng 9,5 triệu lít/năm, là loại nước khoáng brom có chất lượng cao, được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

(trên 210 tỷ tấn) ở độ sâu từ 600 m đến 1.600 m, đã được Chính phủ quy hoạch khai thác từ năm 2015, mở ra khả năng phát triển công nghiệp. UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) triển khai các hoạt động chuẩn bị thăm dò, khai thác thử nghiệm bể than trên.

Tài nguyên du lịch : Tiền Hải là huyện có nhiều tiềm năng phái triển dịch

vụ du lịch như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch tham quan tìm hiểu tại các đảo như cồn Thủ, Cồn Vành; du lịch tham quan sinh thái rừng ngập mặn ven biển Tiền Hải. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 149 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 13 di tích cấp quốc gia như; đền Bà (đền Cửa Lân), đền thờ Bác Hồ, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Hoàng Văn Thái... là các điểm du lịch văn hoá lễ hội. Thời gian qua cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được cải tạo, nâng caaso như; tuyến đường Thị trấn Tiền Hải đi Đồng Châu, Nam Phú đi Cồn Vành đã được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách đến tham quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)