Các giải pháp phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải đến năm 2020,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 95)

- Quy hoạch thương mại đến năm 2030.

- Quy hoạch giao thông, đô thị đã được đến năm 2025.

4.2.4. Định hướng phát triển

Tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp có lợi thế gắn với chủ trương thu hút đầu tư của huyện và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và để nâng cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương và với các DN trong vùng đồng bằng sông Hồng để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Phát triển nhanh hạ tầng khu kinh tế ven biển, các KCN, CCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư.

4.2.5. Các giải pháp phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 định hướng đến năm 2025

4.2.5.1. Giải pháp về quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiền Hải đến năm 2020; Căn cứ thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2016 và qua phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của huyện, cần xây dựng các quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sau:

- Quy hoạch hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện

những năm vừa qua cơ bản được đầu tư xây dựng, tuy nhiên các tuyến giao thông trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành công nghiệp nói riêng còn hạn chế. Đến năm 2020 cần phối kết hợp với các ngành của tỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng tuyến đường đi Khu du lịch Cồn vành dài 14,6 km, tuyến đường bộ ven biển lối 5 tỉnh; Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh

Bình, Thái Bình, hoàn thiện tuyến đường này sẽ kết nối Tiền Hải với các tỉnh.

- Quy hoạch Thương mại, dịch vụ, du lịch và đô thị: Hình thành 3 Trung

tâm thương mại lớn gồm; Trung tâm thương mại An Ninh, Trung tâm thương mại Tây Lương, Trung tâm thương mại Đồng Châu. Hiện đại hoá các hoạt động thương mại, dịch vụ; xây dựng chợ đầu mối nông, thủy hải sản tại 03 điểm gồm chợ đầu mối thủy hải sản Đông Minh, Chợ đầu mối thủy hải sản Nam Thịnh, chợ đầu mối nông sản Vân Trường, nhằm tăng nhanh mối quan hệ thị trường, liên kết xúc tiến thương mại, xuất khẩu; khả năng trở thành một trung tâm trung chuyển về thành phố Thái Bình, Hải Phòng và Hà Nội.

Hình thành các khu du lịch Cồn Vành, Đồng Châu, các công trình văn hoá lớn như Đền Thờ Bác Hồ, Đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, các di tích lịch sử cấp quốc gia phục vụ vui chơi, giải trí, học tập, có đủ điều kiện mở rộng nối tuyến lữ hành với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, phục vụ nhân dân trong vùng, trong nước và quốc tế.

Xây dựng đô thị trung tâm Tiền Hải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2020 và 03 thị trấn (Nam Trung, Đồng Châu, Cồn Vành) sẽ được đầu tư vừa rộng, vừa sâu để hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V vào trước năm 2020.

Xây dựng cảng sông Trà Lý và cảng cá Cửa Lân thành cảng trung chuyển hàng hoá cho KCN, CCN. Hoàn chỉnh các khu dân cư mới cho các xã, tạo điều kiện công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn.

- Quy hoạch hệ thống điện: Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống điện

đến năm 2020 đã được phê duyệt, đồng thời quy hoạch bổ sung tuyến mạch kép 220kV từ nhà máy nhiệt điện Thái Bình và dịch chuyển đường điện 110 kV ra khỏi khu công nghiệp.

- Quy hoạch các ngành công nghiệp: Trên cơ sở quy hoạch công nghiệp

của tỉnh Thái Bình, cần quy hoạch chi tiết các ngành công nghiệp của huyện, thứ tự ưu tiên thu hút đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2025 như sau:

- Ưu tiên 1: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng - Ưu tiên 2: Công nghiệp dệt may, da giầy

- Ưu tiên 3: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

- Ưu tiên 4: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống - Ưu tiên 5: Công nghiệp cơ khí, điện tử.

- Ưu tiên 6: Công nghiệp hoá chất, phân bón.

- Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp

Chủ động, tích cực phối hợp với các ngành của tỉnh và các chủ đầu tư đẩy nhanh quá trình thực hiện các công trình đầu mối trên địa bàn như; hạ tầng giao thông, điện, nước đối với các KCN, CCN xem đây là khâu then chốt để thu hút các dự án đầu tư lớn, dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Quy hoạch và phê duyệt KCN Tiền Hải xong trong năm 2017; triển khai, hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trước năm 2020, tập trung thu hút các DN sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên. Xây dựng đề án thành lập KCN Hoàng Long xong trước năm 2018 với tính chất là KCN chế biến thủy hải sản, đóng tầu, dịch vụ biển kết hợp du lịch sinh thái.

Quy hoạch chi tiết CCN An Ninh trong năm 2017, lập đề án thành lập và quy hoạch chi tiết CCN Nam Hà, Tây An năm 2018. Tập trung xây dựng CSHT và thu hút đầu tư vào các CCN năm 2019 nhằm tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp của huyện

Bảng 4.34. Dự kiến các Khu, cụm công nghiệp

TT Tên KCN, CCN Diện tích quy hoạch (ha) Tổng vốn đầu tư Tỷ lệ lấp đầy (%) 2017-2020 2016-2020 1 KCN Tiền Hải 466 2.029.105 65,00 100,00 2 KCN Hoàng Long 300 1.950.000 100,00 3 CCN Trà Lý 38,3 364.045 70,00 100,00 4 CCN An Ninh 70 470.403 100,00 5 CCN Nam Hà 70 475.244 30,00 100,00 6 CCN Tây An 70 665.318 70,00 100,00 7 CCN Cửa Lân 50 475.244 40,00 100,00

Về đầu tư, cần ưu tiên nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng KCN, CCN, tập trung ưu tiên đầu tư những KCN, CCN có khả năng lấp đầy nhanh, tận dụng được thế mạnh của địa phương. Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đang nằm trong khu dân cư vào KCN, CCN; chú trọng đầu tư xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải. Huy động các nguồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn đặc biệt là các nguồn vốn của DN đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN để đầu tư kết cấu hạ tầng, coi đó là khâu đột phá để phát triển công nghiệp. Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương từ 5 - 10% trên tổng vốn đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các KCN, CCN để đầu tư các hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước.

4.2.5.2. Giải pháp huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp

Giải pháp về vốn đầu tư

Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, các đề án, dự án để huy động nguồn vốn của trung ương, cuar tỉnh Thái Bình, của các thành phần kinh tế, các DN, các tổ chức, cá nhân vào đầu tư tại các KCN, CCN, để phát triển sản xuất công nghiệp. Đối với nguồn vốn của Nhà nước tập trung cho hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN, giao thông, điện, nước, môi trường, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ. Tập trung cao nguồn vốn NSNN cho hỗ trợ hoàn thành các công trình hạ tầng vào năm 2020. Vốn tích lũy của các DN và vốn vay nên tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, một phần dùng xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng; thực hiện đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư đảm bảo tiến độ và chất lượng của các dự án; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là các khoản đầu tư từ ngân sách NN.

Tạo điều kiện thuận lợi để DN tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ nhất là thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tạo vốn thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tạo sức hút đầu tư cho các DN, đồng thời các ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc vay vốn; cải tiến cơ chế cho vay, đa dạng hóa các hoạt động tín dụng. Cải tiến các hình thức đầu tư tín dụng theo hướng thuận tiện, đơn giản cho người đi vay mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và an toàn vốn vay.

Giải pháp về nguồn nhân lực

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nhân, lao động có tay nghề cao; khuyến khích các DN tổ chức đào tạo lại nhân lực bằng các hình thức; NN hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, ưu tiên đào tạo nghề

cho các ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, điện, điện tử, tin học, cơ khí, tự động hoá, dệt may, chế biết thủy hải sản. Xây dựng đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.

Xây dựng kế hoạch liên kết với các địa phương khác để tạo ra nguồn lao động ổn định cho các DN, các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh việc liên kết với các trung tâm đào tạo lớn của tỉnh để tiến hành đào tạo theo chuyên ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp nền tảng và các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến.

Nâng cấp các cơ sở đào tạo trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại hoá và chuyên môn hoá; ổn định tổ chức và quản lý để phát huy hiệu quả đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;

Hình thành cơ chế phối hợp 3 bên ((i) các DN lấy đất và có nhu cầu sử dụng lao động, (ii) chính quyền địa phương, nơi có người dân bị thu hồi đất và (iii) cơ sở đào tạo đối với lao động kỹ thuật để lập kế hoạch và chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất .

Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45%, trong đó đào tạo nghề chiếm 25 - 30% đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó đào tạo nghề chiếm 35 - 40% , trong đó chú trọng lao động phục vụ cho các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu.

Giải pháp về khoa học & công nghệ

Thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ gắn với thị trường; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các DN công nghiệp đặt hàng với các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh; khuyến khích các DN tham gia tích cực vào thị trường khoa học và công nghệ thông qua các hoạt động mua bán, đặt hàng, trao đổi công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi để các DN công nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư, có chính sách ưu đãi để các DN vừa và nhỏ có điều kiện đổi mới công nghệ, trang bị công nghệ hiện đại; Ưu tiên hỗ trợ các DN ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao.

kỳ phát triển đối với các dự án đầu tư mới. Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất KD. Thực hiện nhất quán và đồng bộ các quan điểm nâng cao trình độ công nghệ sản xuất bằng phương thức tiếp nhận chuyển giao là chính, theo định hướng sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Khuyến khích, hỗ trợ các DN xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế: ISO, HACCP, TQM, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000... thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài huyện tham gia thực hiện, triển khai các chương trình, đề án Quốc gia trên địa bàn huyện như; chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, chương trình đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam.

4.2.5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển công nghiệp

Giải pháp về đất đai

Tập trung hoàn thiện các quy hoạch lớn như; quy hoạch vùng, phát triển KCN, CCN, quy hoạch các ngành nghề, xây dựng kế hoạch sử dụng đất lâu dài tầm nhìn tới 2030 theo định hướng chung của tỉnh cũng như của huyện

Thực hiện tốt công tác xây dựng và quản lý quy hoạch các KCN, CCN (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết) theo tiến độ đầu tư nhằm giúp cho sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường.

Xây dựng quy trình bồi thường và giải phóng mặt bằng, chuyển từ việc sau khi có dự án đầu tư mới thực hiện các thủ tục thu hồi đất sang việc thực hiện hỗ trợ cho người bị thu hồi đất ngay từ khi có quy hoạch sử dụng đất. Từ đó sẽ giảm thiểu thời gian kể từ khi dự án được chấp nhận đầu tư cho đến khi dự án đi vào hoạt động. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong đấu thầu, giải phóng mặt bằng.

Kiên quyết thực hiện thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, cần có sự rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN

Tiếp tục thực hiện chính sách cụ thể về việc khuyến khích các DN sử dụng đất tại các khu vực còn nhiều đất, các KCN, CCN còn trống.

Xây dựng chính sách thống nhất về giá đền bù, mức hỗ trợ của các DN theo từng khu vực; giải quyết vướng mắc, nắm bắt thông tin tham mưu cho các cấp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, sự phối hợp của các chi bộ, cán bộ xã, thị trấn trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng nông thôn cho các địa phương có đất chuyển đổi sang làm đất công nghiệp để thúc đẩy tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án. Kiên quyết cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp đã được quyết định và quy định của NN nhưng cố tình không chấp hành.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện, chỉ đạo thống nhất và kịp thời tháo gỡ khó khăn, đề xuất những vấn đề vượt thẩm quyền. Tập trung nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng, không để tình trạng chậm có mặt bằng giao cho các Nhà đầu tư.

Thường xuyên rà soát, phân loại và đánh giá tình hình thực hiện của tất cả các dự án trên địa bàn để có biện pháp xử lý, hỗ trợ cho phù hợp. Tập trung chỉ đạo điều hành xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các nhà đầu tư, cũng như giải quyết nhanh các vấn đề khó khăn phát sinh tạo điều kiện cho các DN này hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 95)