triển công nghiệp của huyện Tiền Hải
4.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên là một lợi thế để phát triển công nghiệp, nhất là trong nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế thì vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo nên một lợi thế lớn. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi cho phép phát triển công nghiệp với một nền tảng vững chắc. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, vùng hay quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng, với một mô hình phát triển tương tự nhau, thì sự vượt trội về tài nguyên sẽ rút ngắn con đường dẫn đến thành công của một vùng hay quốc gia nào đó.
Hộp 4.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên huyện Tiền Hải
4.1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Ông Nguyễn Văn Bái, Giám đốc Sở Lao động-TBXH, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, Phát biểu tại hội nghị:
“Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Tiền Hải rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Tài nguyên đất thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng vật nuôi. Tài nguyên rừng góp phần tạo nên một hệ sinh thái phong phú đặc trưng nhằm phát triển du lịch sinh thái và giữ vai trò quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng. Vị trí thuận lợi với bờ biển dài 23 km có tiềm năng phát triển kinh tế biển từ nuôi trồng, đánh bắn đến chế biên thủy hải sản và giao thương với bên ngoài. Nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị như; khí đốt, nước khoáng, than nâu thuận lợi cho phát triển công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, điện khí; mỏ, nước khoáng phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế như hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thông thông tin liên lạc đang ngày càng hoàn thiện là động lực để phát triển một nền kinh tế đa dạng”
Nguồn: hội nghị ”Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tiền Hải đến năm 2020” 9h50, ngày 11/9/2013
kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp.
Hộp 4.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội
4.1.4.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp:
Cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), điện, nước, chợ, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Theo kết quả khảo sát trong bảng 4.28 về hệ thống cơ sở hạ tầng, các DN đều đánh giá hệ thống giao thông, điện, cấp nước, chợ, thông tin liên lạc, quy hoạch các KCN, CCN ở mức độ từ bình thường đến thuận lợi như; 70/80 DN đánh giá hệ thống bưu chính viễn thông rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, 54/80 DN đánh giá hệ thống giao thông phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Các chỉ tiêu được các DN đánh giá thuận lợi như; hệ thống điện 48/80 DN, nước 50/80 DN, KCN, CCN 52/80 DN. Tuy nhiên các DN cung đánh giá hệ
Ông Phạm Văn Nghiêm, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho biết
“Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện Tiền Hải đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 xác định mũi nhọn phát triển kinh tế là công nghiệp và du lịch. Do đó, thời gian qua huyện đã đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, tạo quỹ đất... phục vụ cho công tác đầu tư kinh doanh. Huyện cũng hoàn thiện cơ sở hạ tầng quy hoạch khu công nghiệp khí mỏ từ lên 250 ha lên 466 ha và 5 cụm công nghiệp đang thu hút trên 100 dự án, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động địa phương với thu nhập 3-7 triệu/tháng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp gần 15%/năm. Các sản phẩm thế mạnh của huyện là gạch men MIKADO, sứ vệ sinh của công ty Sứ Hảo Cảnh, gạch của Granite Viglacera, thủy tinh pha lê Việt Tiệp, nước khoáng Vital... không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn được đánh giá rất cao ở thị trường nước ngoài về chất lượng cũng như mẫu mã các sản phẩm. Thời gian tới, huyện cũng tích cực giải phóng mặt bằng để hoàn thành dự án kéo khí ngoài biển Đông vào đất liền. Với những ưu thế đó, chắc chắn công nghiệp Tiền Hải sẽ có được bước tiến dài trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.”
thống thoát nước còn nhiều khó khăn 26/80 DN điều này cũng phù hợp với thực trạng chung của huyện (chi tiết tại phụ lục 1.7).
Bảng 4.28. Kết quả đánh giá của DN về cơ sở hạ tầng (N=80)
Chỉ tiêu
Khó khăn Bình thường Thuận lợi Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Hệ thống giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân
2 2,5 24 30,0 54 67,5
Hệ thống điện phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
4 5,0 28 35,0 48 60
Hệ thống vận tải hàng hoá và hành khách phục vụ nhu cầu vận chuyển
13 16,3 36 45,0 31 38,8
Hệ thống chợ ,siêu thị đáp ứng phục vụ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và mua sắm
7 8,8 53 66,3 20 25,0
Công suất các nhà máy nước phục vụ đủ nhu cầu sản xuất
4 5,0 26 32,5 50 62,5
Hệ thống thoát nước phục vụ được tiêu thoát nước mặt,nước thải đã qua xử lý của DN
26 32,5 50 62,5 4 5,0
Hệ thống Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu thông tin liên lạc
4 5,0 6 7,5 70 87,5
Hệ thống các KCN, CCN đã quy hoạch thuận lợi và phù hợp cho các DN
9 11,3 19 23,8 52 65,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
4.1.4.4 Giải pháp về cung cấp thông tin cho DN
Việc cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin về chính sách thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện và giải pháp đã và đang được triển khai sâu rộng để thu hút thêm nhiều đơn vị đầu tư và công nghiệp của huyện trong thời gian qua
Theo kết quả điều tra khảo sát trong bảng 4.29 các DN đánh giá việc cung cấp thông tin về các chủ trương, định hướng, mục tiêu, các cơ chế chính sách, xúc tiến đầu tư, nguồn nhân lực đạt ở mức độ trung bình trở lên, cụ thể; Thông tin về các chủ trương, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có 13/80 DN đánh giá cung cấp không đầy đủ, 38/80 DN cho rằng huyện cung cấp thông tin ở mức độ trung
bình, có 29/80 DN cho rằng đã được cung cấp đầy đủ thông tin, tương tự thông tin về quy hoạch công nghiệp có 16/80 DN cho rằng được cung cấp thông tin rất đầy đủ. Các thông tin về cơ chế chính sách, thông tin về xúc tiến đầu tư, thông tin về quy hoạch đất đai các DN có đánh giá gần như nhau, có 31/80 DN đánh giá ở mức trung bình, có từ 28 đến 36 DN đánh giá ở mức đầy đủ. Cá biệt chỉ có 2 DN chiếm 2,5% cho rằng huyện không cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng, với chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, huyện Tiền Hải đã kịp thời thông tin đến các DN các mục tiêu, định hướng.(chi
tiết tại phụ lục 1.2).
Bảng 4.29. Đánh giá của doanh nghiệp về việc cung cấp thông tin (N=80)
Chỉ tiêu
Không
đầy đủ thường Bình Đầy đủ
Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Thông tin về các chủ trương, định hướng,
mục tiêu phát triển KT-XH 13 16,3 38 47.5 29 36,3 Thông tin về quy hoạch công nghiệp 13 16,3 38 47,5 29 36,3 Thông tin về cơ chế chính sách 20 25,0 31 38,8 29 36,3 Thông tin về quy hoạch đất đai 13 16,3 31 38,8 36 45,0 Thông tin về xúc tiến đầu tư 21 26,3 31 38,8 28 35,0 Thông tin về nguồn nhân lực 13 16,3 55 68,8 12 15,0 Thông tin về tài nguyên thiên nhiên 2 2,5 18 22,5 60 75,0 Thông tin về vốn phục vụ sản xuất 2 2,5 18 22,5 60 75,0 Thông tin về thị trường sản phẩm hàng
hóa 20 25,0 48 60,0 12 15,0
Thông tin về khoa học công nghệ 40 50,0 12 15,0 28 35,0 Thông tin về xây dựng kết cấu hạ tầng 9 11,3 11 13,8 60 75,0 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
4.1.4.5. Đánh giá các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp
Hệ thống các chính sách của Nhà nước ban hành có tính chất thuận lợi sẽ khuyến khích các nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ vận động theo hành lang mà Nhà nước đã vạch ra, vừa đảm bảo lợi ích cá nhân, vừa góp phần thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Như vậy, việc hoạch định chính sách phát triển cũng như
tạo môi trường, cơ chế cho công nghiệp phát triển là điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Theo kết quả khảo sát bảng 4.30 một số yếu tố được các cơ sở đánh giá thuận lợi có tỷ lệ từ 40% trở lên như: Mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp của huyện có 35/80 DN cho rằng thuận lợi, 12/80 cho rằng rất thuận lợi; Quy hoạch phát triển công nghiệp, có 40/80 DN cho rằng thuận lợi; Thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, có 35/80 DN cho rằng rất thuận lợi, 12/80 DN đánh giá rất thuận lợi; Chính sách về ngăn chặn làm giả thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, có 41/80 DN cho rằng thời gian qua các ngành của huyện đã tích cực giúp DN ngăn chặn các tổ chức, cá nhân làm giả nhãn hiệu hàng hóa của DN. Các chính sách khác được đánh giá ở mức độ Trung bình (chi tiết tại phụ lục 1.4).
Bảng 4.30. Kết quả đánh giá của DN về chính sách cho sản xuất KD (N=80)
Chỉ tiêu
Khó khăn Bình thường Thuận lợi
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp
của huyện 12 15,0 21 26.3 47 58,8
Quy hoạch phát triển công nghiệp của
huyện trong dài hạn 12 15,0 1 1,3 40 50,0 Chính sách thuế của Nhà nước và của tỉnh
có thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp 21 26,3 47 58,8 12 15,0 Chính sách thuê đất của nhà nước 12 15,0 56 70,0 12 15,0 Chính sách phát triển khoa học công nghệ 32 40,0 33 41,3 15 18,8 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước 38 47,5 42 52,5
Chính sách về ngăn chặn làm giả thương
hiệu sản phẩm, hàng hóa công nghiệp tránh 23 28,8 16 20,0 41 51,3 Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động 19 23,8 29 36,3 32 40,0 Thủ tục hành chính, môi trường đầu tư 19 23,8 14 17,5 47 58,8 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
4.1.4.6 Giải pháp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
dựng cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp còn hạn chế, có 38/80 DN cho rằng không có sự hỗ trợ của huyện đối với hệ thống đường giao thông đến chân công trình; vềsự hỗ trợ đối với hệ thống đường điện làm đến địa điểm đầu tư của DN: có 5/80 DN cho rằng không có sự hỗ trợ của huyện; có 43/80 DN cho rằng hỗ trợ ở mức trung bình; có 32/80 DN đánh giá hỗ trợ rất hiệu quả. Về hỗ trợ đối với nguồn nước được làm đến chân công trình của DN: có 8/80 DN cho rằng không có sự hỗ trợ nào; có 7/80 DN đánh giá hỗ trợ ở mức thấp; 49/80 DN đánh giá ở mức trung bình và 16/80 DN đánh giá ở mức hiệu quả; Về hỗ trợ đối với Thông tin liên lạc được làm đến chân công trình của DN: có 36/80 DN đánh giá ở mức trung bình; 44/80 DN đánh giá hỗ trợ hiệu quả.
Bảng 4.31. Kết quả đánh giá về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (N=80)
Chỉ tiêu Hiệu quả hỗ trợ thấp Trung bình Hỗ trợ hiệu quả Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Hệ thống đường giao thông làm đến chân
công trình của DN 38 47,5 18 22,5 40 50,0 Đường điện làm đến chân công trình (địa
điểm đầu tư) của DN 5 6,3 43 53,8 32 40,0 Nguồn cấp, thoát nước làm đến chân công
trình của DN 15 18,8 49 61,3 16 20,0
Hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý rác thải 44 55,0 36 45,0
Hỗ trợ san lấp mặt bằng 2 2,5 51 63,8 27 33,8 Thông tin liên lạc được cấp đến chân công
trình của DN 36 45,0 44 55,0
Hỗ trợ về các dịch vụ y tế 47 58,8 33 41,3 Hỗ trợ nhà ở cho người lao động 44 55,0 36 45,0 Đánh giá về các dịch vụ công cộng/ xã hội
khác trên địa bàn huyện 68 85,0 12 15,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Hỗ trợ về dịch vụ y tế, có 47/80 DN đánh giá chính quyền hỗ trợ ở mức thấp, có 33/80 DN đánh giá mức trung bình. Bên cạnh đó, DN cũng đánh giá cao
sự hỗ trợ của huyện đối với người lao động trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Về vấn đề nhà ở cho người lao động, kết quả khảo sát DN cho thấy DN đánh giá rất thấp, có 44/80 DN cho rằng không có sự hỗ trợ nào từ phía huyện; có 36/80 DN đánh giá hỗ trợ ở mức trung bình. (chi tiết tại phụ lục 1.3)
4.1.4.7 Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn lực
Theo kết quả khả sát, các DN đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh rất khó khăn, có 35/80 DN khó khăn trong tiếp cận với nguồn vốn trong nước, đối với nguồn vốn nước ngoài lại càng khó khăn hơn, có 35/80 DN cho rằng không có khả năng tiếp cận nguồn vốn này, còn lại 45/80DN cho rằng rất khó khăn. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được các DN đánh giá khó tiếp cận, có 36/80 DN đánh giá là khó khăn. Nguồn tài nguyên cũng được đánh giá là khó khăn. Có 37/80 DN cho rằng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện
Bảng 4.32. Kết quả đánh giá khả năng tiếp cận nguồn lực (N=80)
Chỉ tiêu Khó khăn Bình thường Thuận lợi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nguồn lực về đất, nước, khí hậu, hạ tầng kỹ
thuật cho phát triển công nghiệp 52 65,0 28 35,0
Các nguồn vốn trong nước 37 46,3 1 1,3 42 52,5 Các nguồn vốn nước ngoài 80 100
Nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao 36 45,0 44 55,0
Lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề 12 15,0 25 31,3 43 53,8 Khả năng ứng dụng khoa học, Công nghệ 26 32,5 12 15,0 42 52,5 Khả năng cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu đầu
vào cho phát triển công nghiệp 28 35,0 43 53,8 9 11,3 Nguồn lực về tài nguyên 37 46,3 31 38,8 12 15,0 Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Bên cạnh những khó khăn, các yếu tố như; nguồn về lực lượng lao động phổ thông rất dồi dào, nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, khả năng ứng
dụng khoa học công nghệ, khả năng cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho phát triển công nghiệp, được hầu hết các DN trả lời đánh giá thuận lợi và rất thuận lợi (chi tiết tại phụ lục 1.5).
4.1.4.8 Đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chịu sự tác động trực tiếp