Phương án quy hoạch sử dụng đất 2011– 2020 thành phố Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 69)

3.4.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên đến năm 2015

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về QHSDĐ: các chỉ tiêu đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

3.4.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án, công trình theo phương án kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015

Các công trình, dự án sử dụng đất đến năm 2015 trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã, đang và chưa thực hiện theo phương án quy hoạch.

Các công trình, dự án sử dụng đất nằm ngoài phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt

3.4.3.4. Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015

3.4.3.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đất năm 2016

3.4.3.6. Đánh giá những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

3.4.3.7. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tới

3.4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên

- Giải pháp đối với việc lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm;

- Giải pháp nâng cao chất lượng của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm;

- Giải pháp đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư dự kiến đưa vào kỳ quy hoạch;

- Giải pháp về bố trí nguồn lực và nguồn vốn; - Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở, viện nghiên cứu; các phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Ban Giải phóng mặt bằng, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất … của thành phố và từ các xã, phường trong thành phố.

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu.

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, xử lý và thống kê số liệu diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

3.5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được, phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài và đưa ra các kết luận. Chủ yếu phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung sau :

- Phân tích tổng hợp, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hưng Yên;

- Phân tích, đánh giá tỉnh hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất;

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên;

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự án, công trình theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.5.4. Phương pháp so sánh, đánh giá

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thông qua việc so sánh kết quả thực hiện quy hoạch với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các chỉ tiêu đánh giá gồm :

- Chỉ tiêu sử dụng đất (tính theo diện tích) : Hệ thống các chỉ tiêu được quy định tại Biểu 02/CH, Phụ lục số 03 Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-

BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Vị trí quy hoạch (theo không gian);

- Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch; - Sự phát sinh các công trình mới.

3.5.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Sử dụng bản đồ để trình bày các kết quả nghiên cứu (bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…) bằng phần mềm Microstaion.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Hưng Yên là thành phố trực thuộc tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Tây Nam của tỉnh, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía Tây Bắc; cách thành phố Hải Dương 50 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 7.386,10 ha, mật độ dân số trung bình 1863 người/km2. Thành phố có 07 phường (An Tảo; Hiến Nam; Hồng Châu; Lam Sơn; Lê Lợi; Minh Khai; Quang Trung) và 10 xã (Bảo Khê; Hoàng Hanh; Hồng Nam; Hùng Cường; Liên Phương; Phú Cường; Phương Chiểu; Quảng Châu; Tân Hưng; Trung Nghĩa).

Thành phố có tọa độ địa lý toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20040’ vĩ độ Bắc và 106005’ kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Kim Động. - Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. - Phía Đông giáp huyện Tiên Lữ. - Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.

Trên địa bàn phố Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 39, 38B, ĐT378, ĐH61 cùng hệ thống giao thông nội thị và các tuyến đường vành đai. Mạng lưới giao thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

b. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển là 3,6m, cao nhất là 4,8m, thấp nhất là 0,45m.

c. Khí hậu

Thành phố Hưng Yên nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ nên cũng chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

- Mùa đông: Chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, thời tiết lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

* Nhiệt độ, độ ẩm không khí

Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ cao nhất trung bình là 26,9oC, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 20,5oC. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%.

* Nắng, mưa

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1600-1800 giờ. Lượng mưa trung bình

cả năm 1706,5 mm, mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố (chủ yếu là các xã phía ngoài đê ven sông Hồng), mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

d. Thuỷ văn

Thành phố Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng (chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam), sông Luộc và hệ thống sông Bắc Hưng Hải (có các trục chính là sông Cửu An, Điện Biên.). Kết hợp với hệ thống thuỷ lợi nội đồng đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (năm 2006), tài nguyên đất của thành phố Hưng Yên được hình thành do quá trình bồi tụ của hệ thống sông Hồng. Toàn thành phố có 3 loại đất chính như sau:

* Đất phù sa được bồi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (Phb): phân bố ở các phường, xã: Minh Khai, Hiến Nam, Lam Sơn, Quảng Châu.

* Đất phù sa được bồi ngập nước mùa hè cấy 1 vụ chiêm (Phvt) nằm ở 2 phường, xã: Hồng Châu, Quảng Châu.

* Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua không glây, hoặc glây yếu của hệ thống sông Hồng (Ph) phân bố ở các phường, xã: Hiến Nam, An Tảo, Trung Nghĩa, Bảo Khê, Liên Phương, Hồng Châu, Quảng Châu.

* Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua glây trung bình hoặc glây mạnh của hệ thống sông Hồng (Pgh) phân bố ở các phường, xã: Hiến Nam, Lam Sơn, Hồng Nam, Hồng Châu.

b. Tài nguyên nước

* Nước mặt:

Nước sông Hồng, các sông, ao, hồ trong khu vực thành phố như sông Điện Biên, Hồ Bán Nguyệt, Hồ An Vũ 1, Hồ An Vũ 2. Và nguồn nước mưa được lưu tại các ao, hồ, kênh mương nội đồng được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp nước cho sản xuất.

* Nước ngầm:

Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một số giếng khoan UNICEP, nguồn nước ngầm của thành phố Hưng Yên có độ mặn, nồng độ sắt, mangan cao, nhiều giếng khoan có hiện tượng chua. Về mùa khô nước ngầm ở độ sâu 10-15 m, mùa mưa 8-10 m, hàm lượng sắt (Fe2+) trong nước cao, nếu được xử lý tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

Thành phố Hưng Yên hiện có nhà máy nước sạch An Vũ cung cấp cho sinh hoạt tại khu vực nội thành và trong định hướng của tỉnh sẽ xây dựng thêm nhà máy cấp nước sạch khu vực thành phố tại phường Lam Sơn. Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là nước máy và nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu như hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm đủ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân và một phần trong sản xuất công nghiệp, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nước sinh hoạt phục vụ cho nhân dân.

Trong những năm tới khu đại học Phố Hiến đi vào hoạt động thì việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày là vấn đề cấp thiết mà Thành phố phải làm. c. Tài nguyên nhân văn

Là thành phố ngàn năm văn hiến nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với truyền thống văn minh, văn hiến lâu đời hầu hết các làng, xã đều có đình, chùa, đền, miếu. Các di sản văn hoá được bảo vệ và tôn tạo, toàn thành phố có 23 di tích được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia và di tích cấp tỉnh, trong đó quần thể di tích Phố Hiến bao gồm: Văn Miếu, Chùa Chuông, Đền Trần, Đền Mẫu, Đông Đô Quảng Hội, Đền Thiên Hậu, Đền Mây, … đã tạo nên nét riêng đặc sắc của thành phố Hưng Yên nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Nhân dân thành phố Hưng

Yên đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, những thành quả đã đạt được. Đảng bộ và nhân dân toàn thành phố đoàn kết phấn đấu đưa thành phố Hưng Yên trở thành vùng trọng điểm về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Thành phố Hưng Yên đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành kinh tế - xã hội phát triển mạnh, các trung tâm kinh tế - xã hội, các đô thị, làng nghề đã và đang được hình thành, phát triển nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai cần được các cấp, các ngành có liên quan quan tâm. (Theo báo cáo của ngành Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên năm 2017).

a. Môi trường đô thị

Do quá trình đô thị hoá nhanh tại thành phố và các phường xã, ô nhiễm môi trường cục bộ do bụi, chất thải rắn, tiếng ồn từ hoạt động xây dựng các trụ sở làm việc, sản xuất kinh doanh và bệnh viện, khu dân cư. Đặc biệt là rác thải sinh hoạt, còn một số nơi chưa quy hoạch được bãi chôn, lấp rác nên rác sinh hoạt phải đổ tạm bợ, nhiều xã, phường chưa có tổ thu gom rác vì vậy gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

b. Môi trường nông thôn

Do việc tăng vụ, lượng hoá chất dùng trong nông nghiệp bao gồm phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng. Mặt khác do nhân dân chưa nắm vững quy trình sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật nên môi trường sinh thái, môi trường nước, môi trường đất đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong nông nghiệp nông thôn hiện nay số hộ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt còn thấp, các khu dân cư phường An Tảo, Bảo Khê, Hồng Nam, chưa có nước máy, nhân dân chủ yếu sử dụng nước mưa, nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày nên phần nào ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

4.1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

* Lợi thế:

khoa học kỹ thuật của tỉnh, là đô thị lịch sử văn hoá, trung tâm thương mại và là đầu mối giao thông của tỉnh Hưng Yên và của vùng đồng bằng sông Hồng.

- Có điều kiện phát triển tốt về kinh tế xã hội với các Trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh và nằm trên tuyến giao thông huyết mạch liên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Có khả năng phát triển giao thông đường thuỷ, phát triển khu du lịch sinh thái và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các nguồn tài nguyên, có giá trị về văn hoá lịch sử.

- Dự án khu Đại học Phố Hiến là dự án cấp quốc gia, có quy mô lớn đang hoạt động và phát triển phía Đông sông Điện Biên, đây là một trong những động lực chủ đạo để phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như tỉnh Hưng Yên.

- Có nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao. * Hạn chế:

- Hệ thống giao thông đi qua trung tâm đô thị gây mất an toàn giao thông và làm ô nhiễm môi trường.

- Hệ thống hạ tầng dịch vụ chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ chỉ tập trung vào trung tâm đô thị, thành phố bị giới hạn phát triển về phía Tây và phía Nam do giáp sông Hồng.

- Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư, tạo động lực để thành phố phát triển.

- Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, khi có mưa lớn một số vùng đất trũng bị úng, ngập do hệ thống tiêu thoát nước chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ do vậy ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, vấn đề ô nhiễm, dịch bệnh không lớn, song cũng đã ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của nhân dân.

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Một số kết quả đạt được

Theo số liệu thống kê năm 2016, Thành phố Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 8,9%, vượt 0,1% so với kế hoạch đặt ra. Tất cả các ngành đều tăng so với kế hoạch đặt ra, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 2,32%, tăng 1,22 so với kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 8,07%, tăng 0,27 % so với kế hoạch . Riêng thương mại - dịch vụ tăng 12,6%, thấp

hơn so với kế hoạch 0,4%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 987,591 tỷ đồng, đạt 160,16% kế hoạch dự toán tỉnh giao và bằng 144,88% dự toán thành phố giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)