2.4.1.1. Đánh giá kết quả thực hiện kỳ quy hoạch 2001 – 2010
(i) Về công tác tổ chức lập QH, KHSDĐ:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 09 Thông tư, 04 Quyết định nhằm hướng dẫn chi tiết về trình tự, nội dung, phương pháp, quy trình, định mức, thẩm quyền xét duyệt, xây dựng dự toán kinh phí lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ.
- Chính phủ đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, được Quốc hội Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004) và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước được Quốc hội Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 (Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006)
- Về QH, KHSDĐ của các địa phương: có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện việc lập QH, KHSDĐ; ở cấp huyện đã thực hiện được 88,38%; ở cấp xã đã thực hiện được 78,35% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
(ii) Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu QH, KHSDĐ
- Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo QH, KHSDĐ trong 10 năm qua về cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 29/2004/QH11 và Nghị quyết số 57/2006/QH11. Trong đó, đất nông nghiệp vượt 0,02%, đất phi nông nghiệp đạt 92,14%, khai thác đất chưa sử dụng đạt 95,15%. Có 33 chỉ tiêu đạt trêm 90% so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt (đất trồng lúa nước; đất trồng cây lâu năm; đất rừng đăch dụng; đất ở tại đô thị; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất khu, cụm công nghiệp; đất có mục đích công cộng…..), có 5 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90% (đất rừng phòng hộ; đất làm muối; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; đất cơ sở thể dục thể thao); có 4 chỉ tiêu đạt từ 60% đến dưới 70% (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản; đất bãi thải, xử lý chất thải;…), có 02 chỉ tiêu đạt dưới 60% (đất ở nông thôn; đất chợ).
- Theo GS. Đặng Hùng Võ (2011), các loại đất đang có những bức xúc trên thực tế và thực hiện hụt nhiều hoặc vượt quá nhiều so với chỉ tiêu đặt ra gồm: Đất ở tại nông thôn (59%); Đất ở tại đô thị (121%); Đất quốc phòng, an ninh (120%); Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (211%); Đất hoạt động khoáng sản (67%); Đất xây dựng hệ thống truyền dẫn năng lượng, truyền thông (131%); Đất bãi thải, xử lý chất thải (67%). Từ đó đã đưa ra một số nhận định như sau:
+ Đất ở tại nông thôn đạt chỉ tiêu thấp vì việc công nhận đất vườn ao có đủ điều kiện thành đất ở chưa thực hiện tốt ở khu vực nông thôn:
+ Đất ở đô thị tăng cao, trường hợp này cần phải xem xét khả năng giao vượt chỉ tiêu đất cho các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở tại nhiều địa phương vì nhu cầu cao của nhà đầu tư.
+ Đất quốc phòng an ninh từ trước tới nay tại các địa phương đều không hài lòng với việc sử dụng đất của các đơn vị quốc phòng, nhất là các doanh nghiệp quốc phòng
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được đưa vào sử dụng vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép là một hiện tượng không lành mạnh. Cách làm này của các địa phương vừa gây khó khăn cho các KCN, vừa dẫn tới những khó khăn về ô nhiễm môi trường cần giải quyết trong tương lai.
(iii) Những mặt đạt được trong công tác thực hiện QH, KHSDĐ
- Công tác quản lý đất đai theo QH, KHSDĐ ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã bám sát và tuân thủ QH, KHSDĐ.
- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác QH, KHSDĐ và ý thức chấp hành QH, KHSDĐ của các cấp chính quyền đã được nâng lên.
- QH, KHSDĐ đã khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp hợp lý, bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ kuowng thực trong nước, có dự trữ chiến lược và xuất khẩu gạo, nông sản hàng đầu thế giới.
- QH, KHSDĐ đã đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Việc giao đất, giao rừng đã ngăn chặn được tỉnh trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu cần bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, bước đầu đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và nhu cầu đô thị hóa.
(iv) Những mặt tồn tại trong công tác thực hiện QH, KHSDĐ
- Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng dất của các địa phương chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường BĐS đẫn tới tình trạng vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường xuyên phải điều chỉnh QH, KHSDĐ.
- Trong nội dung QH, KHSDĐ thời gian qua, hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất được áp dụng chung cho cả 4 cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) hơn 40 chỉ tiêu, dẫn
đến tình trạng là chỉ tiêu QHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh quá chi tiết. Từ đó không xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch.
- Việc lập QHSDĐ theo đơn vị hành chính không đảm bảo tính kết nối vùng, không phát huy được thế mạnh của từng vùng.
- QH, KHSDĐ cấp tỉnh do Chính phủ phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian và tính đồng bộ trong việc triển khai, thực hiện tại địa phương.
- Hiệu lực của QH, KHSDĐ còn thấp do chưa phải là căn cứ duy nhất để quyết định giai đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà còn dựa trên nhiều loại quy hoạch khác; trong khi quy hoạch ngành thường vượt ra ngoài khung của QHSDĐ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
Theo Lê Quốc Dung (2011), khi đánh giá về những hạn chế của công tác quy hoạch và thực trạng quy hoạch đã chỉ ra 2 điểm tồn tại lớn nhất đó là: (i) Công tác xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai hiện chưa được dựa trên một chiến lược cơ bản về quản lý, sử dụng đất đai nên quy hoạch không thể hiện tính định hướng rõ ràng, cơ bản, hệ thống, không thể hiện lộ trình thực hiện các chính sách cơ bản về đất đai; (ii) Chưa làm rõ phạm vi đối tượng đất đai trong quy hoạch sử dụng đất đai, các cơ sở số liệu chưa vững chắc để quy hoạch sử dụng đất đai.
2.4.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015
(i) Về kết quả thực hiện
Kết quả thực hiện QH, KHSDĐ của cả nước theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 cấp quốc gia như sau:
- Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất nông nghiệp: Năm 2015, đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 113,04 nghìn ha/năm), vượt 0,91% chỉ tiêu Quốc hội phê quyệt (26.550,00 nghìn ha).
- Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất PNN năm 2015 có 4.049,11 nghìn ha (tăng 344,04 nghìn ha so với năm 2010), chiếm 12,12% diện tích tự nhiên, đạt 91,03% chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt (4.448,13 nghìn ha).
- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng: Hiện tại cả nước còn 2.288,00 nghìn ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên, giảm 876,26 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (2.097,23 nghìn ha) (Viện lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường 2015).
(ii) Về những mặt đạt được
- QH, KHSDĐ đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
- QH, KHSDĐ tạo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- QH, KHSDĐ góp phần đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH, xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
- QH, KHSDĐ đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- QH, KHSDĐ đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm,; nâng cao độ che phủ rừng cải tạo và bảo vệ đất, giảm suy thoái đất; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
(iii) Về những tồn tại, hạn chế
- QHSDĐ chưa thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa đảm bảo tính liên kết vùng một các rõ rệt.
- Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong phương án QH, KHSDĐ chưa đáp ứng đầy đủ cho phương hướng, mục tiêu và tình hình phát triển KTXH của địa phương và trung ương.
- Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa thống nhất và tuân thủ theo QH, KHSDĐ.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác lập và thực hiện QH, KHSDĐ nhìn chung còn chưa tốt.
công cụ đủ mạnh; tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng nhóm đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ lưỡng.
- Việc quản lý đất đai theo QH, KHSDĐ chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người quản lý, chưa gắn trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện.