địa phương
Tỉnh Quảng Bình đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011–2015) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 34/NQ-CP ngày 18/3/2013. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (tính đến 31/12/2014) các chỉ tiêu mà Nghị Quyết xét duyệt đạt được thấp, trong đó có 9 chỉ tiêu đạt vượt trên 100%, 2 chỉ tiêu đạt từ 90% đến dưới 100%, 9 chỉ tiêu đạt từ 80% đến dưới 90%, 1 chỉ tiêu đạt 79,71%, 3 chỉ tiêu đạt từ 50% đến dưới 60% và 3 chỉ tiêu đạt dưới 50%. Diện tích đất nông nghiệp đạt chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 99,61%, theo Nghị quyết của Chính phủ duyệt đến năm 2014 là 719.592,00 ha, thực hiện đến năm 2014 (tính đến 31/12/2014) có 716.801,63 ha, giảm 2790,37 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp đạt 82,95% chỉ tiêu Chính phủ duyệt, Chính phủ duyệt theo Nghị quyết 34/NQ-CP ngày 18/3/2013 là 66.519,00 ha, thực hiện năm 2014 (31/12/2014) có 55.180,64 ha, giảm 11.338,36 ha so với Nghị quyết của chính phủ phê duyệt. Đất chưa sử dụng chính phủ duyệt đến năm 2014 khai thác đưa vào sử dụng 16.729,17 ha cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp; thực hiện năm 2014 đã khai thác sử dụng là 2.599,77 ha, đạt 15,54% so với chỉ tiêu Chính phủ duyệt. Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất có một số loại đất đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt như: Có 12 chỉ tiêu đạt dưới 90% kế hoạch (chủ yếu là đất phi nông nghiệp) trong đó: Đất xây dựng cụm công nghiệp, đất cho hoạt động khoáng sản, đất di tích danh
thắng đạt rất thấp. Một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được duyệt, đặc biệt là sử dụng đất tại các khu công nghiệp, khu du lịch... nhiều nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, có ý định chờ bán dự án cho chủ sử dụng đất mới để kiếm lời hoặc sử dụng không hiệu
quả gây ra việc sử dụng đất chưa cao. Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê
duyệt ở cấp huyện, xã còn tình trạng để người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch; việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch chưa được coi trọng và nhìn chung chưa được chấp hành đúng theo quy hoạch. Nhiều khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế hoặc đã rõ là không hợp lý; có khu vực quy hoạch đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn quy định kể từ ngày công bố (Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Quảng Bình, 2016).
Tỉnh Hà Tĩnh đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011–2015) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 30/05/2013. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (tính đến 31/12/2014) các chỉ tiêu mà Nghị Quyết xét duyệt đạt được thấp, trong đó có 9 chỉ tiêu đạt vượt trên 100%, 4 chỉ tiêu đạt từ 90% đến dưới 100%, 1 chỉ tiêu đạt từ 80% đến dưới 90%, 5 chỉ tiêu đạt từ 60% – 80% và 7 chỉ tiêu đạt dưới 50%. Theo Nghị quyết của Chính phủ duyệt đến năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 477.189,25 ha, thực hiện đến năm 2014 (tính đến 31/12/2014) có 481.503,90 ha, tăng 4.314,65 ha; như vậy diện tích đất nông nghiệp đạt chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 100,90%. Đất phi nông nghiệp được Chính phủ phê duyệt đến năm 2014 là 99.908,75 ha, thực hiện năm 2014 (31/12/2014) có 85.604,97 ha, giảm 14.303,78 ha, đạt 85,68% so với Nghị quyết của chính phủ phê duyệt. . Hiện nay, toàn tỉnh còn 31.921,84 ha đất chưa sử dụng, chỉ tiêu Chính phủ duyệt đến năm 2014 khai thác đưa vào sử dụng 15.979,30 ha cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp; thực hiện năm 2014 đã khai thác sử dụng là 6.677,12 ha, đạt 41,79 % so với chỉ tiêu Chính phủ duyệt. Những bất cập, khó khăn trong trong việc tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: Do thay đổi thường xuyên về chính sách nên quá trình lập và quản lý quy hoạch có những bất cập, cái đi sau thường chồng lấn và phản bác lại những cái trước; Việc bố trí vốn cho việc lập, thực hiện quy hoạch đang còn nhiều hạn chế, nhất là việc phối kết hợp giữa các chương trình, dự án để thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, đặc biệt là gắn việc đầu tư kết cấu hạ tầng với công tác chỉnh trang đô
thị; Tính cấp thiết về thời gian nên nhiều lúc còn tùy tiện, cắt bớt một số công đoạn dẫn đến quy hoạch vẫn còn một số hạn chế về định hướng, tính thực tiễn thấp; Sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư nơi có quy hoạch nhiều lúc còn thờ ơ dẫn tới tính thuyết phục và đồng nhất trong công tác vận động, thực hiện quy hoạch vẫn chưa cao; Việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa thật sự nghiêm túc, còn mang tính hình thức (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2016).
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Tuyên Quang đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 09/01/2013. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015 cho thấy: diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 540.537,59 ha lớn hơn diện tích được duyệt là 11.339,59 ha. Trong kỳ kế hoạch (2011-2015) diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp là 1.137,12/2.755 ha thấp hơn 1.617,88 ha so với diện tích được chuyển mục đích tại Nghị quyết của Chính phủ (chỉ đạt 41,27%). Diện tích đất phi nông nghiệp toàn tỉnh có 39.291,46 ha, thấp hơn 9.554,54 ha so với Nghị quyết của Chính phủ; Trong kỳ kế hoạch diện tích đất phi nông nghiệp thực hiện được 667,15/5.827 ha, chỉ đạt 11,4% so với diện tích được duyệt. Theo Nghị quyết của Chính phủ chỉ tiêu đất chưa sử dụng đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh là 8.689 ha. Kết quả thực hiện đến 31/12/2015 đất chưa sử dụng giảm còn 6.960,94 ha. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh còn một số chỉ tiêu đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt , như: Đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục – đào tạo, đất khu công nghiệp, đất cụm công nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất ở đô thị,… Nguyên nhân là do vị trí địa lý nằm sâu trong lục địa, điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư để giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, mời gọi đầu tư, nhất là các nhà đầu tư ngoài tỉnh vào thực hiện các dự án còn hạn chế; Việc dự báo một số dự án chưa sát với tình hình thực tế của tỉnh, quá trình thực hiện phải bổ sung một số công trình chưa có trong quy hoạch để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn có những hạn chế; việc quản lý quy hoạch tại một số địa bàn cấp xã chưa nghiêm, còn để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích theo quy hoạch được duyệt (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, 2016).
2.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại tỉnh Hưng Yên
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh Hưng Yên đã được phê duyệt tại Nghị quyết 62/NQ-CP ngày ngày 23/5/2013 của Chính phủ. Chỉ tiêu quy hoạch đất nông nghiệp được duyệt đến năm 2015 là 52.446 ha, kết quả thực hiện là 60.696,22 ha, đạt 115,73%. Chỉ tiêu quy hoạch đất phi nông nghiệp được duyệt đến năm 2015 là 40.114 ha, kết quả thực hiện là 32.080,08 ha, đạt 79,97%. Đất chưa sử dụng theo hoạch được duyệt là 43 ha, kết quả thực hiện là 246,14 ha; sở dĩ việc thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng không đạt kế hoạch là việc đầu tư, cải tạo đất bãi ngoài đê cho sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú trọng.
Những bất cập còn tồn tại trong công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hưng Yên gồm 4 vấn đề:
(a) Bất cập từ chỉ tiêu phân bổ cấp Quốc gia;
(b) Quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với quy hoạch của các ngành, đảm bảo tính liên vùng và chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường;
(c) Việc thực hiện quy hoạch còn chưa tốt;
(d)Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất còn chậm.
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trên đó là:
(i) Kinh phí cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được kịp
thời và đầy đủ;
(ii) Chưa có sự phối hợp giữa tư vấn lập Quy hoạch, kế hoạch cấp Quốc gia với UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh nên nhiều chỉ tiêu phân bổ còn chưa sát với nhu cầu của địa phương;
(iii) Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa tốt; việc gắn kết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành còn chưa cao;
(iv) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được xác định cụ thể; một số nhu cầu sử dụng đất phát sinh ngoài quy hoạch, kế hoạch, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, 2016).