Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 97 - 98)

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

- Kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng nội tệ. Trong giai đoạn vừa qua, lạm phát tại Việt Nam tăng cao làm người dân mất dần lịng tin vào chính phủ, vào đồng nội tệ, điều này rất gây nguy hại cho nền kinh tế trước mắt và lâu dài. Do vậy ngân hàng nhà nước với chức năng chính là đưa ra những chính sách tiền tệ cần tham mưa cho chính phủ và có các bước đi để thực hiện mục tiêu đề ra. Tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để kiểm soát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý, hoàn thiện cơ chế và điều hành công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn phù hợp với u cầu kiểm sốt theo mục tiêu chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho việc huy động mọi nguồn lực trong nền kinh tế để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Tăng cường hệ thống thanh tra, giám sát các tỷ lệ an toàn, việc tuân thủ các quy định pháp luật về lãi suất, tỷ giá và quản lý ngoại hối, từng bước tạo sự bình đẳng, minh bạch trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Phối hợp với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam tập hợp, động viên các ngân hàng hội viên tích cực phát huy vai trị của mình, tạo sự động thuận với các chủ trương, chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, góp phần ổn định hệ thống, ổn định thị trường, mang lại hiệu quả chính sách tiền tệ cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên phát huy sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong thời gian này, ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với diễn biến thị trường; ưu tiên tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu; tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý tiền tệ, tín dụng, tỷ giá,

thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh vàng đã và đang phát huy tác dụng thời gian vừa qua; khẩn trương hoàn tất và ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách quản lý ngoại tệ, vàng; kiểm soát hoạt động của các NHTM bảo đảm chấp hành đúng quy định về tiền tệ, tín dụng, an tồn hệ thống.

Ngồi ra, cần tăng cường cơng tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước trong hoạt động ngân hàng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thơng, các cơ quan báo chí trong và ngồi nước nhằm định hướng dư luận và thông tin minh bạch, kịp thời về hoạt động tiền tệ - Ngân hàng, nâng cao hiệu quả công tác truyền thơng về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Cần tiếp tục sửa đổi và hồn thiện chính sách lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Có thể nói hiện nay các NHTM chưa tìm được tiếng nói chung trong việc đưa ra một mức lãi suất ổn định, thông thường các ngân hàng nhỏ có mức lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng lớn, điều này khiến cho các ngân hàng lớn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ vững nền vốn hiện tại và huy động thêm các nguồn vốn mới. Ngân hàng nhà nước đã đưa ra mức lãi suất huy động trần cho các NHTM nhưng một số NHTMCP vẫn huy động vượt mức trần bằng các hình thức khuyến mại ngồi lãi suất như: tặng thêm tiền mặt, tặng quà khuyến mại, đẩy lãi suất huy động thực tế lên mức cao. Việc khơng quản lý tốt tình hình huy động đã khiến cho thị trường huy động vốn gặp nhiều khó khăn, người dân ln trong tâm lý nghe ngóng để chuyển nguồn của mình sang những nơi có lãi suất cao hơn, gây tâm lý bất ổn cho người dân. Ngân hàng nhà nước cần quản lý tốt hơn nữa, có chế tài xử phạt cụ thể với những trường hợp vi phạm quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 97 - 98)