Một số lý luận về sử dụng đất hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

2.2.1.1. Đất đai và chức năng của đất đai

Định nghĩa đất đai theo Brinkman and Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai”

Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai năm 2013 thì: “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân.”

Theo FAO (1993),các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và tồn tại của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt như sau: sản xuất, môi trường sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu, khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống, bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân vị lãnh thổ. Như vậy, có thể khái quát. Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất...), vừa là phương tiện lao động.

Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện ở các mặt sau:

- Chức năng sản xuất: Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và các vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các vật nuôi như nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt thuỷ sản vùng ven biển.

- Chức năng về môi trường sống: Đất đai là nền tảng của đa dạng hoá sinh vật trong đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới bề mặt đất.

- Chức năng điều hoà khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa khí ga từ nhà kính hay hình thành một sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và của chu kỳ thuỷ văn của toàn cầu.

- Chức năng trữ nước: Đất đai điều hoà sự tồn trữ và lưu thông của nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng của chất lượng nước.

- Chức năng tồn trữ: đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người.

- Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiếm: Đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại.

- Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy và các hoạt động xã hội như thể thao, nghỉ ngơi.

- Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hoá của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ.

- Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa những vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên.

2.2.1.2. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất

Theo Võ Tử Can (2001): “Đất đai là điều kiện chung nhất (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Điều này có nghĩa - thiếu khoảnh đất (vị trí, hình thể, quy mô, diện tích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào, một xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói khác đi – không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người”.

- Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành phi nông nghiệp:

Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất.

- Lợi ích của việc sử dụng đất trong ngành nông nghiệp – lâm nghiệp:

Đất giữ vai trò tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động trong quá trình sản xuất) và là công cụ hay phương tiện hoạt động (sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi). Quá trình sản xuất nông – lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên trong đất.

Lợi ích của việc sử dụng đất rất đa dạng, song có thể chia thành ba nhóm lợi ích cơ bản sau:

Sử dụng đất làm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để thoả mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người;

Dùng đất làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động;

Cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần.

2.2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

Theo nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch đất đai (1998), có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất :

- Nhân tố điều kiện tự nhiên:

Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như của các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn... để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất. Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai và các yếu tố khác.

+ Yếu tố khí hậu: Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng. Nó cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, mang lại năng suất cho cây trồng. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, sai khác về độ ẩm trong ngày, giữa các mùa trong năm hay các khu vực khác nhau... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, rừng tự nhiên và thực vật thuỷ sinh... Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu dài hay ngắn cũng có tác dụng nhất định tới sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng

mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng cho việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia súc và thuỷ sản.

+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn ...thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất và phân bổ các ngành nông, lâm nghiệp.

- Nhân tố kinh tế xã hội:

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố: Điều kiện dân số và lao động, điều kiện vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất, Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chế độ kinh tế, xã hội.

- Nhân tố không gian:

Trong thực tế, đất đai là điều kiện không gian đảm bảo hoạt động của bất kỳ ngành sản xuất nào. Tính không gian của đất đai bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai phải khai thác tại chỗ nên sự thừa thãi của nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất .

Trong mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất;

Các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất thể hiện ở các mặt sau:

- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất;

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất;

- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất;

- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.

Hiện nay, các xu thế sử dụng đất được phát triển theo các hướng sau: Sử dụng đất theo chiều rộng và tập trung:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử biến đổi của quá trình sử dụng đất. Thời kỳ du mục, con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và cỏ bắt đầu được sử dụng. Khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công cụ sản xuất thô sơ, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sử dụng cũng như ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Tuy nhiên, trình độ sử dụng đất còn rất thấp. Với sự tăng trưởng của dân số và phát triển kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, khoa học, quy mô, phạm vi và chiều sâu của việc sử dụng đất ngày một nâng cao”.

* Sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp và chuyên môn hoá

Khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội phát triển, sử dụng đất từ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh, kéo theo xu thế từng bước phức tạp hoá và chuyên môn hoá cơ cấu sử dụng đất.

* Sử dụng đất phát triển theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá.

Mỗi vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một sản phẩm và hỗ trợ bổ sung lẫn nhau đã hình thành nên sự phân công hợp tác mang tính xã hội hoá sản xuất, cũng như xã hội hoá việc sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)