Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong quá trình sản xuất.

Để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1992, FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất những yêu cầu hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả

kinh tế xã hội và môi trường gắn liền với khả năng bền vững. Phương pháp quy hoạch đất đai này áp dụng ở 3 mức: Quốc gia, huyện, xã những bước này không nhất thiết phải kế tiếp nhau nhưng tương ứng với các mức và các quyết định sử dụng đất được đưa ra tương tác giữa 3 mức càng lớn càng tốt. Tổ chức FAO đã ra phương pháp này nhằm áp dụng vào điều kiện cụ thể cho từng quốc gia (có chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể cho từng bước). Đối với các quốc gia đang phát triển thì quy hoạch đất đai hướng tới việc bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch cảnh quan thiên nhiên.

Phương pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định tiêu biểu là : Ở Thái Lan và Philippin, quy hoạch được lập ở cả 3 cấp, quy hoạch cấp quốc gia hình thành các hướng dẫn, chỉ đao chung, quy hoạch cấp vùng triển khai một khung cho quy hoạch vùng mình, còn quy hoạch cấp quận triển khai các đồ án tác nghiệp.

Đối với các nước như Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia … đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh. Do đặc điểm khác nhau của mỗi quốc gia nên trên thế giới có rất nhiều mô hình quy hoạch sử dụng đất.

2.3.1.1. Nhật Bản

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. QHSDĐ ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…QHSDĐ ở Nhật bản chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết.

- QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.

- QHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy

hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng…. Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.

2.3.1.2. Trung Quốc

Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2, dân số gần 1,2 tỷ người. Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.

Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.

2.3.1.3. Anh

Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch phát triển để xem liệu có cho phép hay không. Chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai.

2.3.3.4. Hàn Quốc

Năm 1972 “Luật Sử dụng và Quản lý đất đai quốc gia” chia toàn bộ đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng. Đồng thời chỉ định các khu hạn chế phát triển, gọi là đai xanh, trong khu hạn chế này ngoài những vật kiến trúc cần phải duy trì ra, cấm tất cả mọi khai thác. Ý đồ dùng sự ngăn cách của các đai xanh để khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí; đảm bảo cung ứng đất làm nhà ở một cách hợp lý. “Kế hoạch 10 năm về phát triển tổng hợp toàn quốc” (The ten - year Comprehensive National Physical Development Plan), mục đích là phân tán nhân khẩu của đô thị lớn, đồng thời phối hợp với “phương án phát triển khu vực” để kích thích tăng trưởng của vùng sâu, vùng xa, thu hút nhân khẩu quay về. Theo “kế hoạch quản lý khu vực thủ đô” của Nam Hàn đưa ra năm 1981, thì cấm tiến hành khai thác quy mô lớn ở thủ đô để tránh việc nhân khẩu ồ ạt đổ vào, sau đó là dùng phương thức chế độ quản lý tổng ngạch khống chế số lượng chiêu sinh đại học khu vực Hán Thành. Trên thực tế, Hàn Quốc sau hai, ba mươi năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng công trình công cộng của chính phủ gặp khó khăn và bế tắc .

Ở Đức điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, năm 1994 hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlin nói riêng, của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.

2.3.3.5. Pháp

Ở Pháp quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dựng tài nguyên, môi trường và lao động; áp dụng bài toàn quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2.3.3.5. Thái Lan

Ở Thái Lan quy hoạch đất đai được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia vùng và địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của

Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hoàng Gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về nền kinh tế - xã hội - chính trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nông nghiệp, thị trường lao động.

2.3.3.6. Đài Loan

Ở Đài Loan trong vài thập kỷ gần đây, quá trình do thị hóa và bủng nổ kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động, thành phố Cao Hùng (thành phố phía Nam của Đài Loan) đã phải đối mặt với áp lực tăng dân số đô thị nhanh chóng, làm thay đổi mạnh mẽ về quy mô lẫn diện mạo của thành phố. Chính quyền thành phố đã dựa trên kế hoạch thực thi một cách tích cực dự án tổng thể nâng cấp đô thị với tên gọi là: "Củng cố đất đô thị", theo đó, trước khi xây dựng ổn định, vững chắc, những mảnh đất nhỏ nào có hình dạng không đều và không có giá trị kinh tế sẽ được chuyển sang dạng vuông vắn, có đường giao thông thuận tiện cho việc sử dụng tối ưu và cho các mục đích xây dựng thông qua việc điều chỉnh lại ranh giới cũ bằng cách hợp nhất, chuyển đổi và phân chia lại các mảnh đất. Chương trình củng cố đất đô thị này đã giành thắng lợi hoàn toàn, cung cấp những cơ sở vật chất công cộng cũng như cải thiện một cách hiệu quả chất lượng môi trường đô thị, thu hút mọi người vào các hoạt động khác nhau để bố trí hợp lý đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)