Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 39)

PHỐ HÀ NỘI

Tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố là 332.889 ha, phân theo 29 quận, huyện, thị xã, trong đó diện tích lớn nhất là huyện Ba Vì với 42.402,69ha, chiếm 12,74% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, nhỏ nhất là quận Hoàn Kiếm với 528,76ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên toàn Thành phố. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 của Thành phố cho thấy, đất nông nghiệp đến cuối năm 2010 đã chuyển được 15.497ha, đạt 65% so với kế hoạch; đất phi nông nghiệp đã tăng được 46.305ha, đạt 81% so với kế hoạch; đất chưa sử dụng đến năm 2010 giảm 32.526ha, đạt 98,3% so với kế hoạch. Có thể thấy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau 10 năm đã đạt được những kết quả tích cực như: tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, khai thác tốt tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của TP; khoanh định quỹ đất để đẩy mạnh nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị của Thủ đô; đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách TP thông qua đấu giá đất chưa sử dụng, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa

sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường bền vững. Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và các hình thức đầu tư khác … đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và của Thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: công tác đăng ký nhu cầu sử dụng đất của chính quyền các cấp và các tổ chức còn mang tính chủ quan, các giải pháp để thực hiện dự án chưa đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả; công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án còn khó khăn, vướng mắc do chính sách của Trung ương có nhiều thay đổi; công tác lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và các tổ chức; quy định về quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập...

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) TP Hà Nội, các chỉ tiêu về đất nông nghiệp, đến năm 2020 diện tích là 152.248 ha (giảm 36.117 ha), chiếm 45,7% diện tích tự nhiên (DTTN), Đến năm 2015 đã thự hiện là 165.037 ha (giảm 23.328 ha), chiếm 54,9% DTTN. Đất phi nông nghiệp, quy hoạch đến năm 2020 là 178.830 ha (tăng 43.637 ha) chiếm 53,7% DTTN, đến 2015 đã thực hiện là 162.783 ha (tăng 27.590 ha), chiếm 54,1% DTTN. Đối với đất chưa sử dụng, quy hoạch đến năm 2020 còn 1.811 ha (giảm 7.520 ha, chủ yếu sử dụng vào phục hồi và phát triển rừng) chiếm 0,5% DTTN, đến 2015 đã thực hiện 5.069 ha (giảm 4.163 ha), chiếm 1,6% DTTN.

Với quan điểm khai thác có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ lâu dài cho nhu cầu con người. Khai thác triệt để, hợp lý, sử dụng tiết kiệm quỹ đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất kịp thời và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đã bổ sung đánh giá hiện trạng đất tại các công, nông trường, trạm, trại. Bởi hiện nay còn tồn tại trong quản lý đất đai tại đây, trong đó, có vấn đề chuyển nhượng trái phép mà không thông qua chính quyền địa phương. Ngoài ra, theo phân bổ các loại đất thì đến năm 2020 sẽ lấy gần 42 nghìn ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp, do đó cần đề cập sâu đến mục tiêu, tính khả thi, lộ trình thực hiện… Quy hoạch đã chỉ rõ việc chuyển đổi này phải tiến hành trên những vùng đất bạc màu, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, nếu không sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai.

Tuy nhiên, là do sự phối hợp giữa TP và các Bộ chuyên ngành chưa tốt. Những số liệu liên quan đến diện tích đất trồng lúa đã được Quốc hội, Chính phủ giao chỉ tiêu cho các địa phương và được thể hiện trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Hà Nội luôn xác định cùng cả nước gìn giữ đất lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, trong đó chỉ chuyển đổi những khu vực không đáp ứng được về thủy lợi, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a) Đối tượng nghiên cứu

Phương án quy hoạch sử dụng Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt;

Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất tại Quận Cầu Giấy về chỉ tiêu sử dụng đất và địa điểm của công trình, dự án.

b) Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

Phạm vi thời gian: Số liệu thống kê được lấy từ 2005-2015; hiện trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội lấy đến 31/12/2015.

3.2. NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Cầu Giấy

a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, nhân văn; Thực trạng môi trường, cảnh quan môi trường.

b. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Tăng trưởng và phát triển kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế; Dân số, lao động, việc làm và thu nhập;

Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn; Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; Quốc phòng, an ninh.

3.2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất Quận Cầu Giấy

a.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy

Công tác đo đạc bản đồ và quản lý địa giới hành chính; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất; Thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Công tác quản lý, sử dụng đất của các hợp tác xã;

Công tác quản lý và phát triển nhà;

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

b. Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015;

Biến động sử dụng đất 2010 - 2015 theo các nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sửa dụng.

Xu thế và nguyên nhân biến động sử dụng đất.

3.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy

a. Khái quát chỉ tiêu theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

b. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất c. Đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án

Các công trình, dự án sử dụng đất đến năm 2020 trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã và đang thực hiện theo phương án quy hoạch.

Các công trình, dự án sử dụng đất phát sinh không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất.

Tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh, giải pháp khắc phục.

d. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất

3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

Số liệu thứ cấp: tài liệu về bản đồ, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thông tin về hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở, viện nghiên cứu; các phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Ban Giải phóng mặt bằng… và từ các các phường trên địa bàn quận.

Số liệu sơ cấp được điều tra bổ sung từ thực địa và phỏng vấn những người sử dụng đất bị chuyển mục đích sử dụng đất nằm trong phương án quy hoạch sử dụng đất, những người có trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch của địa phương.

Các công trình, dự án thực hiện không đúng với phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ được kiểm tra tại thực địa.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được, phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài và rút ra các kết luận.

. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

3.3.3. Phương pháp, thống kê so sánh

Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: trên cơ sở các số liệu, tài liệu điều tra, thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện,phát sinh không có trong quy hoạch;

Tổng hợp, so sánh và phân tích, đánh các yếu tố tác động đến tình hình thực hiện phương án QHSD đất,

Đánh giá tình hình các công trình, dự án theo một số tiêu chí cụ thể sau: + Quy mô, diện tích

+ Thời gian thực hiện + Vị trí

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội là được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ có tổng diện tích tự nhiên là 1237,1 ha, được chia thành 08 phường. Địa giới hành chính gồm:

Phía Bắc giáp quận Tây Hồ, quận Từ Liêm Phía Nam giáp quận Thanh Xuân

Phía Tây giáp quận Từ Liêm

Phía Đông giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Đống Đa.

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

a) Địa hình

Địa hình quận Cầu Giấy bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ trung bình +6 đến +6,5m, các khu đã xây dựng 6,5 đến 7m. Địa chất công trình trong quận Cầu Giấy thuận lợi cho xây dựng công trình cao tầng. Quỹ đất phục vụ cho quy hoạch và phát triển xây dựng đô thị trong tương lai của quận Cầu Giấy còn tương đối nhiều.

b) Địa chất

Các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường địa chất vùng Hà Nội nói chung và khu vực Cầu Giấy nói riêng như cấu tạo địa chất, địa mạo, trạng thái địa động lực, điều kiện địa chất thủy văn,... rất đa dạng và phức tạp. Thêm vào đấy, các tác động nhân sinh như quá trình đô thị hóa, việc xây dựng mạng lưới giao thông, thủy lợi, các cơ sở công nghiệp, du lịch, dịch vụ,... đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính môi trường địa chất và tính bền vững của nó.

Trên cơ sở các kết quả khảo sát và quan trắc trong nhiều năm qua cùng với những tư liệu đã có trước đó cho thấy cùng với khu vực Nam sông Đuống của quận Gia Lâm, Cầu Giấy thuộc Phụ vùng II với môi trường địa chất có tính bền vững trung bình khá thuận lợi cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Điều kiện thời tiết khí hậu của quận Cầu Giấy thuộc điều kiện chung của thành phố Hà Nội. Có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 04 đến tháng 10; gió chủ đạo là Đông Nam. Mùa mưa tập trung vào tháng 07 đến tháng 09, bão có thể xuất hiện vào các tháng 07 và 08. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 03 với gió chủ đạo là Đông Bắc. Độ ẩm trung bình trong năm là 84,5%, tháng 01, 02 độ ẩm có thể tới 100%. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 07 và 08, tháng mưa ít nhất là tháng 12.

Phía Đông quận Cầu Giấy có dòng sông Tô Lịch (ranh giới tự nhiên giữa quận Cầu Giấy với quận Ba Đình và Đống Đa), đã được cải tạo, nhưng chỉ là tuyến thoát nước chính, chưa được chỉnh trang biến thành cảnh quan nghỉ ngơi và cải thiện môi trường khu vực. Trong quận Cầu Giấy còn có hồ Nghĩa Đô, nhiều làng xóm còn giữ những nét cổ truyền. Đan xen với nhà ở có nhiều đình, chùa, công trình di tích (trên 50 công trình di tích lịch sử và văn hoá).

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất phù sa trong đê, không được bồi hàng năm là loại đất đặc trưng, phổ biến phân bố ở hầu khắp trên địa bàn quận. Đất phù sa trên địa bàn tương đối ổn định, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại lúa, rau màu và hoa cây cảnh. Đặc biệt là các loại lúa đặc sản, như Nếp làng Vòng. Tuy nhiên, đến nay do phát triển đô thị nên không còn duy trì được.

b. Tài nguyên nước

Quận Cầu Giấy không có nhiều trữ lượng nước mặt, do ít hệ thống sông, hồ lớn. Ảnh hưởng gián tiếp bởi nguồn nước mặt từ hồ Tây qua sông Tô Lịch. Nguồn nước mặt từ hồ Nghĩa Tân và một vài hồ nhỏ. Bên cạnh đó còn sử dụng nguồn nước mặt cung cấp từ hồ sông Đà qua hệ thống cấp nước sạch của Vinaconex.

Hà Nội nói chung và Cầu Giấy nói riêng nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt. Hiện nay Công ty nước sạch Thành phố đang khai thác hệ thống giếng khoan tại nhà máy nước Mai Dịch.

c. Tài nguyên nhân văn

Cầu Giấy là một vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội. Vùng đất và con người ở đây gắn với văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, với các địa danh nổi tiếng như: Cầu Giấy, Mai Dịch,... với các di tích lịch sử, văn hóa như: Đền thờ Tướng quân Trần Công Tích, Chùa Dụ Ân, chùa Hoa Lăng, chùa Hà, đình Cót, chùa Thánh Chúa, di tích cơ sở cách mạng nhà ông Tạ Đình Tán, các làng nghề nổi tiếng như Cốm Vòng, nghề làm giấy sắc phong, kẹo mạch nha Nghĩa Đô, nghề làm giấy bản, quạt giấy Làng Cót,... gắn với các lễ hội làng Dịch Vọng Hậu,...

Ảnh 4.2. Chùa Cót Yên Hòa Ảnh 4.3. Làng Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu

Ảnh 4.4. Đình – Chùa Hà phường Dịch Vọng

Ngày nay, Cầu Giấy cũng là địa bàn bố trí các trường đại học, viện nghiên cứu. Đây là những nền tảng quan trọng cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất theo hướng bền vững.

4.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Trong những năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn cũng tạo sức ép không nhỏ lên môi trường của thành phố Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng. Những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của quận Cầu Giấy chủ yếu là do quá trình xây dựng đô thị diễn ra nhanh làm tăng nhu cầu xây dựng, tăng dân số cơ học, tăng lượng chất thải trong khi việc đầu tư cho công trình xử lý chất thải chưa được kịp thời dẫn đến nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng cao nhiều nơi đã vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần (bụi vượt 2-4 lần, CO2, CO, SO2, NOx,... đều vượt TC cho phép), ô nhiễm tiếng ồn xảy ra ở một số khu vực do tập trung phương tiện giao

thông đặc biệt là các phương tiện khai thác và chuyên chở vật liệu xây dựng. Nguồn nước thải sinh hoạt hiện nay mới có rất ít được xử lý đạt tiêu chuẩn còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)