4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội là được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ có tổng diện tích tự nhiên là 1237,1 ha, được chia thành 08 phường. Địa giới hành chính gồm:
Phía Bắc giáp quận Tây Hồ, quận Từ Liêm Phía Nam giáp quận Thanh Xuân
Phía Tây giáp quận Từ Liêm
Phía Đông giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Đống Đa.
4.1.1.2. Địa hình, địa chất
a) Địa hình
Địa hình quận Cầu Giấy bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ trung bình +6 đến +6,5m, các khu đã xây dựng 6,5 đến 7m. Địa chất công trình trong quận Cầu Giấy thuận lợi cho xây dựng công trình cao tầng. Quỹ đất phục vụ cho quy hoạch và phát triển xây dựng đô thị trong tương lai của quận Cầu Giấy còn tương đối nhiều.
b) Địa chất
Các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường địa chất vùng Hà Nội nói chung và khu vực Cầu Giấy nói riêng như cấu tạo địa chất, địa mạo, trạng thái địa động lực, điều kiện địa chất thủy văn,... rất đa dạng và phức tạp. Thêm vào đấy, các tác động nhân sinh như quá trình đô thị hóa, việc xây dựng mạng lưới giao thông, thủy lợi, các cơ sở công nghiệp, du lịch, dịch vụ,... đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính môi trường địa chất và tính bền vững của nó.
Trên cơ sở các kết quả khảo sát và quan trắc trong nhiều năm qua cùng với những tư liệu đã có trước đó cho thấy cùng với khu vực Nam sông Đuống của quận Gia Lâm, Cầu Giấy thuộc Phụ vùng II với môi trường địa chất có tính bền vững trung bình khá thuận lợi cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Điều kiện thời tiết khí hậu của quận Cầu Giấy thuộc điều kiện chung của thành phố Hà Nội. Có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 04 đến tháng 10; gió chủ đạo là Đông Nam. Mùa mưa tập trung vào tháng 07 đến tháng 09, bão có thể xuất hiện vào các tháng 07 và 08. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 03 với gió chủ đạo là Đông Bắc. Độ ẩm trung bình trong năm là 84,5%, tháng 01, 02 độ ẩm có thể tới 100%. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 07 và 08, tháng mưa ít nhất là tháng 12.
Phía Đông quận Cầu Giấy có dòng sông Tô Lịch (ranh giới tự nhiên giữa quận Cầu Giấy với quận Ba Đình và Đống Đa), đã được cải tạo, nhưng chỉ là tuyến thoát nước chính, chưa được chỉnh trang biến thành cảnh quan nghỉ ngơi và cải thiện môi trường khu vực. Trong quận Cầu Giấy còn có hồ Nghĩa Đô, nhiều làng xóm còn giữ những nét cổ truyền. Đan xen với nhà ở có nhiều đình, chùa, công trình di tích (trên 50 công trình di tích lịch sử và văn hoá).
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất phù sa trong đê, không được bồi hàng năm là loại đất đặc trưng, phổ biến phân bố ở hầu khắp trên địa bàn quận. Đất phù sa trên địa bàn tương đối ổn định, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại lúa, rau màu và hoa cây cảnh. Đặc biệt là các loại lúa đặc sản, như Nếp làng Vòng. Tuy nhiên, đến nay do phát triển đô thị nên không còn duy trì được.
b. Tài nguyên nước
Quận Cầu Giấy không có nhiều trữ lượng nước mặt, do ít hệ thống sông, hồ lớn. Ảnh hưởng gián tiếp bởi nguồn nước mặt từ hồ Tây qua sông Tô Lịch. Nguồn nước mặt từ hồ Nghĩa Tân và một vài hồ nhỏ. Bên cạnh đó còn sử dụng nguồn nước mặt cung cấp từ hồ sông Đà qua hệ thống cấp nước sạch của Vinaconex.
Hà Nội nói chung và Cầu Giấy nói riêng nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt. Hiện nay Công ty nước sạch Thành phố đang khai thác hệ thống giếng khoan tại nhà máy nước Mai Dịch.
c. Tài nguyên nhân văn
Cầu Giấy là một vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội. Vùng đất và con người ở đây gắn với văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, với các địa danh nổi tiếng như: Cầu Giấy, Mai Dịch,... với các di tích lịch sử, văn hóa như: Đền thờ Tướng quân Trần Công Tích, Chùa Dụ Ân, chùa Hoa Lăng, chùa Hà, đình Cót, chùa Thánh Chúa, di tích cơ sở cách mạng nhà ông Tạ Đình Tán, các làng nghề nổi tiếng như Cốm Vòng, nghề làm giấy sắc phong, kẹo mạch nha Nghĩa Đô, nghề làm giấy bản, quạt giấy Làng Cót,... gắn với các lễ hội làng Dịch Vọng Hậu,...
Ảnh 4.2. Chùa Cót Yên Hòa Ảnh 4.3. Làng Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu
Ảnh 4.4. Đình – Chùa Hà phường Dịch Vọng
Ngày nay, Cầu Giấy cũng là địa bàn bố trí các trường đại học, viện nghiên cứu. Đây là những nền tảng quan trọng cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất theo hướng bền vững.
4.1.1.5. Cảnh quan môi trường
Trong những năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn cũng tạo sức ép không nhỏ lên môi trường của thành phố Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng. Những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của quận Cầu Giấy chủ yếu là do quá trình xây dựng đô thị diễn ra nhanh làm tăng nhu cầu xây dựng, tăng dân số cơ học, tăng lượng chất thải trong khi việc đầu tư cho công trình xử lý chất thải chưa được kịp thời dẫn đến nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng cao nhiều nơi đã vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần (bụi vượt 2-4 lần, CO2, CO, SO2, NOx,... đều vượt TC cho phép), ô nhiễm tiếng ồn xảy ra ở một số khu vực do tập trung phương tiện giao
thông đặc biệt là các phương tiện khai thác và chuyên chở vật liệu xây dựng. Nguồn nước thải sinh hoạt hiện nay mới có rất ít được xử lý đạt tiêu chuẩn còn lại chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trực tiếp thải vào hệ thống sông, hồ trên địa bàn gây ô nhiễm nguồn nước sông hồ.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua tình hình kinh tế quận phát triển khá, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại, công nghiệp, xây dựng. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 16,5%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2015 tăng 35.561.415 triệu đồng so với năm 2011.
Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế quận phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 16,5%. Quận đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.
Hoạt động thương mại - dịch vụ: tổng mức luân chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt: 115.943,268 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước: đạt 1.605,475 tỷ đồng, tăng 1,6 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất ngành Xây dựng: tính giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 5.466,360 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác thu - chi ngân sách: thu ngân sách quận là 3.491,1 tỷ đồng, đạt 157,9% kế hoạch. Chi ngân sách thực hiện 1.701,9 tỷ đồng, đạt 96,5% dự toán, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.
Kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, kiểm soát tốt việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của quận có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành Thương mại - dịch vụ vốn là thế mạnh của quận giảm dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng. Năm 2015 tỷ trọng của các ngành là: Thương mại - dịch vụ chiếm 77,9%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 22,1%, đến năm 2020 ước tính Thương mại - dịch vụ chiếm 80,4%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 19,6%.
Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có sự chuyển biến tích cực; giá trị sản xuất của doanh nghiệp dân doanh chiếm dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn (48%); trong khi kinh tế nhà nước vẫn giữ được vai trò định hướng điều tiết đối với các sản phẩm chiến lược (52%).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Thương mại – dịch vụ
Phát huy các lợi thế của quận, hoạt động của ngành Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh và liên tục trong giai đoạn vừa qua với các loại hình dịch vụ đa dạng. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ (theo giá hiện hành) của quận năm 2015 đạt 30.729.541 triệu đồng tăng 8.427.669 triệu đồng so với năm 2014 và tăng 19.597.609 triệu đồng so với năm 2011. Các loại hình dịch vụ chính trên địa bàn quận là dịch vụ tin học, dịch vụ vận tải, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, tài chính, …Số cơ sở và lao động kinh doanh thương mại - dịch vụ tăng theo các năm: năm 2010 có 10.432 cơ sở (với tổng số 60.526 lao động), đến năm 2015 có 15.692 cơ sở (với tổng số 117.107 lao động).
Biểu đồ 4.6. Số cơ sở và lao động ngành thương mại – dịch vụ (2011-2015)
b. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng những năm qua trên địa bàn quận tăng trưởng khá. Năm 2015 đạt 27.562.768 triệu đồng, tăng 3.509.732 triệu đồng so với năm 2014 và tăng 15.964.806 triệu đồng so với năm 2011. Các sản phẩm từ công nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là: Quần áo, giấy bìa, thuốc chữa bệnh, bê tông tươi, cấu kiện kim loại,...
Số cơ sở sản xuất công nghiệp và lao động công nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn quận qua các năm đều tăng và tương đối ổn định.
Bảng 4.1. Số cơ sở và lao động ngành công nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số cơ sở ngành công nghiệp khu vực
kinh tế ngoài nhà nước (Cơ sở) 515 523 517 515 505 Số lao động ngành công nghiệp khu
vực kinh tế ngoài nhà nước (Người) 6.299 7.726 7.981 8.083 8.099
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
a. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
Quận Cầu Giấy có hệ thống cơ sở cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối tốt và hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn quận đang dần được hoàn thiện từng bước tạo xương sống cho phát triển đô thị. Hệ thống cấp nước trên địa bàn được đặc biệt quan tâm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
Đến nay, các hộ dân trên địa bàn đều có nước sạch cho sinh hoạt. Hệ thống cung cấp và phân phối điện năng của quận đã cơ bản được hoàn thiện và dần được ngầm hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cầu Giấy có mạng lưới thông tin liên lạc khá phát triển với hệ thống các điểm bưu điện rộng khắp cung cấp đầy đủ các dịch vụ đến các tổ dân phố các khu dân cư đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc thông suốt của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong năm 2015, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý nhà đất và đô thị được thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ. Xây dựng 08 khu vui chơi tại các phường với số tiền là 13,796 tỷ đồng (trong đó, đã hoàn thành công trình Khu vui chơi trẻ em tại Trường Tiểu học Trung Yên). Nâng cấp, sửa chữa Trung tâm văn hóa thể thao, nhà họp Tổ dân phố, Khu vui chơi cộng đồng trên địa bàn các phường. Quận đã đầu tư gần 700 tỷ đồng để xây dựng mới các trường (THCS Nghĩa Tân, THCS Dịch Vọng Hậu, Tiểu học Yên Hòa 2, Mầm non Hoa Hồng) và hơn 11 tỷ đồng cải tạo sửa chữa nhỏ 19 trường học, gần 1,5 tỷ đồng mua trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
Tăng cường công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông, công tác quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường, trông giữ xe, biển hiệu quảng cáo, mái che, mái vẩy. Sắp xếp, xử lý thanh thải các đường dây cáp đi nổi, đã thực hiện xong một số tuyến như: đường Trần Thái Tông, Hoàng Đạo Thúy, phố Trung Hòa, Nguyễn Khánh Toàn, đường Cầu Giấy, đường Xuân Thủy và các khu đô thị mới trên địa bàn quận.
b. Văn hóa - xã hội:
Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, TDTT được triển khai rộng khắp từ quận tới cơ sở như chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp,… tạo không khí vui tươi, phấn khởi của nhân dân toàn quận.
c. Giáo dục, đào tạo
Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014-2015. Tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp thành phố đạt kết quả cao: Giáo viên giỏi đạt 35 giải (8 giải nhất, 6 giải nhì, 14 giải ba và 7 giải khuyến kích); Học sinh giỏi đạt 256 giải (32 giải nhất, 6 giải nhì, 14 giải ba và 92 giải khuyến khích), tăng 38 giải so
với năm học trước. Thực hiện tốt công tác kiểm tra (chuyên nghành tại 6 trường, chuyên đề tại 15 trường), công tác phổ cập giáo dục và kiểm định chất lượng theo kế hoạch.
d. Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình:
Đẩy mạnh chương trình quốc gia về y tế, vệ sinh phòng dịch, đặc biết là các phương án dự phòng để đối phó với dịch mới (Cúm A H7N9), triển khai tháng hành động vì chất lượng ATTP năm 2015 (xử lý vi phạm về ATTP 24 cơ sở với số tiền là 95 triệu đồng). Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách và người nghèo.
Các chỉ tiêu về Dân số Kế hoạch hóa gia đình thực hiện: giảm tỷ suất sinh thô 0,04%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 0,04%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 0,2%, đạt kế hoạch thành phố giao.
Hỗ trợ giải quyết việc làm cho 5.377 lao động, đạt 107%, ước đạt 120% kế hoạch.
e. Quốc phòng - an ninh
Xây dựng thế trận phòng thủ tuyến quận ngày càng vững chắc. Công tác chỉ tiêu tuyển quân hàng năm đảm bảo chỉ tiêu, có chất lượng. Thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng và huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Công tác huấn luyện được đảm bảo, sẵn sàng triển khai chiến đấu khi có nhiệm vụ được giao. Thực hiện có hiệu quả chính sách hậu phương quân đội. Cơ sở vật chất, doanh trại của các đơn vị trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu.
Tình hình an ninh chính trị trong những năm vừa qua trên địa bàn quận được đảm bảo. Quận đã chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Phong trào toàn dân tham gia quản lý, giáo dục giúp đỡ