7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB
1.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài
a. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
Cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng là các quy định của Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tƣ xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tƣ cho XDCB, ngƣợc lại nếu chủ trƣơng đầu tƣ thƣờng xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tƣ cho XDCB.
b. Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ
Đối với nƣớc ta, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống quan điểm định hƣớng của Đảng, của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến nay là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nƣớc trong khu vực và thế giới
trong một vài thập kỷ tới. Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế, hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc nói chung và hoạt động đầu tƣ XDCB nói riêng là biện pháp kinh tế nhằm tạo môi trƣờng và hành lang cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hƣớng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô.
Đối với doanh nghiệp chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các định hƣớng mà các cổ đông, chủ doanh nghiệp đƣa ra trong từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nƣớc, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
c. Thị trường và sự cạnh tranh
Trong nền kinh tế đa thành phần, các loại thị trƣờng (thị trƣờng vốn, thị trƣờng đầu tƣ, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm...) là một căn cứ hết sức quan trọng để nhà đầu tƣ quyết định đầu tƣ. Việc phân tích thị trƣờng xác định mức cầu sản phẩm để quyết định đầu tƣ đòi hỏi phải đƣợc xem xét hết sức khoa học và bằng cả sự nhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tƣ. Trong hoạt động đầu tƣ XDCB, khi xem xét yếu tố thị trƣờng không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi hỏi nhà chủ đầu tƣ cân nhắc đầu tƣ dựa trên tình hình hiện tại của mình, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng đầu tƣ XDCB và dự đoán tình hình trong tƣơng lai để quyết định có nên tiến hành đầu tƣ XDCB không, nếu có thì lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ nào để đầu tƣ có hiệu quả.
d. Chi phí vay vốn
Đây là yếu tố ảnh hƣởng tới chi phí đầu tƣ trực tiếp và chi phí cơ hội của một chủ đầu tƣ. Thông thƣờng, để thực hiện hoạt động đầu tƣ XDCB, ngoài vốn tự có, chủ đầu tƣ phải vay vốn và đƣơng nhiên phải trả lãi vay những khoản tiền vay. Vì vậy, chủ đầu tƣ không thể không tính đến yếu tố lãi suất tiền vay trong quyết định tiến hành hoạt động đầu tƣ XDCB.
e. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Nó có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu tƣ. Trong đầu tƣ, chủ đầu tƣ phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tƣ về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất... sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tƣ dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tƣ nếu muốn đầu tƣ thành công. Đặc biệt trong đầu tƣ XDCB, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình. Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản đòi hỏi phức tạp hơn
1.4.2. Nhóm nhân tố bên trong
a. Khả năng tài chính của chủ đầu tư
Để đi đến quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ không thể không tính đến khả năng tài chính để thực hiện đầu tƣ. Mỗi chủ đầu tƣ chỉ có nguồn tài chính để đầu tƣ ở giới hạn nhất định, chủ đầu tƣ không thể quyết định đầu tƣ thực hiện các dự án vƣợt xa khả năng tài chính của mình, đây là một yếu tố nội tại chi phối việc quyết định đầu tƣ. Do vậy, khi đƣa ra một chính sách cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng không thể chú ý đến các giải pháp quản lý và huy động vốn đầu tƣ cho dự án. Trong điều kiện của nƣớc ta ở giai đoạn hiện nay, ảnh hƣởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án.
b. Nhân tố con người
Nhân tố con ngƣời là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhƣng năng lực quản lý đầu tƣ xây dựng yếu kém, luôn có xu hƣớng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Các biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con ngƣời đối với quản lý vốn đầu tƣ XDCB:
- Quyết định đầu tƣ vội vàng thiếu chính xác: Chất lƣợng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chƣa thực sự đi trƣớc một bƣớc để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tƣ, nên quyết định đầu tƣ thiếu chính xác. Vì thế không ít dự án khi xây dựng chƣa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ thấp. Hiện tƣợng khá phổ biến khác là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đƣa đến hiện tƣợng phổ biến là thƣờng phải điều chỉnh bổ sung.
-Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lƣợc: Bố trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đƣa vào kế hoạch đầu tƣ quá lớn. Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp. Các công trình có khối lƣợng thực hiện quá lớn lại đƣợc bố trí kế hoạch năm sau thấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.
c. Đặc điểm sản phẩm xây dựng
Các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậu.
- Chất lƣợng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên. Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trƣớc khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ và chuẩn bị xây dựng, Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản lý vốn đầu tƣ XDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trƣơng đầu tƣ, lựa chọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò... để dự án đầu tƣ đảm bảo tính khả thi cao.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Sản phẩm xây dựng với tƣ cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh mang tính chất là tài sản cố định , kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau,đòi hỏi khối lƣợng vốn đầu tƣ , vật tƣ lao động, máy thi công nhiều...khác nhau. Do vậy trong quản lý vốn trong hoạt động đầu tƣ XDCB phải nâng cao chất lƣợng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài và chất lƣợng của nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
- Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bị cũng nhƣ quá trình thi công.
- Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. Mỗi công trình có yêu cầu riêng về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn. Do đó khối lƣợng của mỗi công trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ TÂY NGUYÊN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ TÂY NGUYÊN TÂY NGUYÊN
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Đà Tây Nguyên đƣợc thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3903000149 ngày 03 tháng 08 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Gia Lai cấp, điều chỉnh lần thứ 4 vào ngày 22 tháng 11 năm 2012 với mã số thuế doanh nghiệp là 5900421948. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Hiện tại Công ty đã và đang triển khai xây dựng công trình nhà máy Thủy điện Hà Tây có công suất 9MW tại Xã Hà Tây và Xã Đak Tơ Ver, Huyện Chƣ Păh; Xã Đăk Sơ Mei, Huyện Đăk Đoa, Tỉnh Gia Lai, Công trình đánh dấu bƣớc đầu cho sự phát triển của Công ty.
2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Sản xuất điện, chi tiết: Sản xuất và kinh doanh điện năng - Lắp đặt hệ thống điện
- Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan, chi tiết: Giám sát các công trình dân dụng công nghiệp. Giám sát các công trình thủy lợi, thủy điện
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, chi tiết: Đầu tƣ xây dựng các dự án thủy điện, thủy lợi.
2.1.3. Cơ cấu cổ đông
75.000.000.000 đồng; tƣơng đƣơng 7.500.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng.
Trong đó:
- Công ty cổ phần thủy điện Cần Đơn nắm giữ 6.093.642 cổ phần tƣơng ứng với 82,25% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Sông Đà 4 nắm giữ 1.044.528 cổ phần tƣơng ứng với 13,93% vốn điều lệ.
- Còn lại là các cổ đông khác nắm giữ 361.830 cổ phần tƣơng ứng với 4,82% vốn điều lệ.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
a. Bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty CP thủy điện Sông Đà Tây Nguyên
b. Chức năng nhiệm vụ:
* Đại hội đồng cổ đông:
Thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết ĐH đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Ban kiểm soát
P.TCHC P.TC-KT P.KT-KH P.KT-CL
tại cuộc họp khi đƣợc số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và định hƣớng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
* Hội đồng quản trị:
Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lƣợc phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trƣờng, chuẩn bị nội dung tài liệu phục vụ họp và triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, xây dựng cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của Công ty để Đại hội cổ đông thông qua, kiểm soát và thực hiện phƣơng án đầu tƣ, các chính sách thị trƣờng, thực hiện hợp đồng kinh tế, cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, mua bán cổ phần.
* Giám đốc:
Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của Công ty. Thƣờng xuyên báo cáo Hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là các phó Giám đốc. Các phó Giám đốc do Giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
* Ban kiểm soát:
Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép, lƣu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của
Công ty. Thƣờng xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty, tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trƣớc khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
* Phòng tổ chức hành chính:
- Chức năng:
Tham mƣu giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Tuyển dụng, đào tạo, thi nâng bậc thợ và tổ chức sắp xếp nhân lực. + Công tác định mức lao động, tiền lƣơng, chế độ chính sách, bảo hiểm cho ngƣời lao động.
+ Công tác quản trị hành chính, văn phòng, đời sống, bảo vệ. - Nhiệm vụ:
+ Phụ trách công tác đào tạo, thi nâng bậc thợ, tổ chức lao động tiền lƣơng và bảo đảm các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động.
+ Phụ trách công tác quản lý hành chính, đời sống, văn phòng, bảo vệ.
* Phòng Tài chính Kế toán:
- Chức năng:
Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về công tác tài chính tín dụng, kế toán của Công ty, quản lý tài sản cố định của Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Hàng tháng lập kế hoạch tài chính: kế hoạch vốn, kế hoạch thu chi, kế hoạch giải ngân, kế hoạch tiền mặt và các chi phí khác,… trình Giám đốc phê duyệt và triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đƣợc duyệt. Định kỳ lập báo cáo đánh giá về công tác tài chính, kết quả thực hiện và những phƣơng án giải quyết những tồn đọng và những đề xuất cải tiến thông qua quá trình thực hiện.
+ Xây dựng quy chế thanh toán nội bộ, áp dụng và phổ biến thực hiện trong toàn Công ty, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và báo cáo
lãnh đạo về kết quả thực hiện.
+ Thực hiện công tác về vốn: huy động vốn và thu hồi vốn, luân chuyển vốn sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã lập nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn theo kế hoạch sản xuất và kinh doanh của Công ty.
+ Phối hợp với phòng Kinh tế kế hoạch và phòng Kỹ thuật chất lƣợng để xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
+ Thực hiện công tác kế toán vật tƣ. + Thực hiện công tác kế toán thành phẩm.
+ Theo dõi và quản lý tài sản cố định của Công ty. Chủ trì trong công