Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDC Bở giai đoạn thực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty cổ phần thủy điện sông đà tây nguyên (Trang 54 - 68)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDC Bở giai đoạn thực

+ Chi phí dự phòng cho công việc phát sinh đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng các thành phần chi phí đã xác định nêu trên. Chi phí dự phòng cho yếu tố trƣợt giá đƣợc xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nƣớc và quốc tế;

+ Các loại thuế phí đƣợc xác định theo quy định của nhà nƣớc với điều kiện thực tế của từng dự án, địa bàn triển khai dự án cũng nhƣ thời điểm thực hiện của dự án.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB ở giai đoạn thực hiện đầu tƣ thực hiện đầu tƣ

Trong thời gian qua Công ty chủ yếu tập trung đầu tƣ dự án thủy điện Hà Tây cho nên Công tác quản lý vốn chủ yếu là quản lý vốn cho dự án thủy

điện Hà Tây. Vì vậy tác giả sẽ trình bày thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB trong giai đoạn thực hiện đầu tƣ đối với dự án thủy điện Hà Tây.

a. Công tác quản lý giá xây dựng:

Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tƣ của dự án, Công ty tiến hành khảo sát chi tiết và lập thiết kế bản vẽ thi công làm căn cứ để xây dựng dự toán chi tiết cho từng hạng mục của dự án. Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tƣ xây dựng công trình thuộc dự án đƣợc tính toán cụ thể ở dựa trên thiết kế kỹ thuật - thi công. Cụ thể:

Ngày 25/11/2010 Hội đồng quản trị Công ty có quyết định số 02/QĐ/HĐQT hiệu chỉnh tổng mức đầu tƣ lên 260,179 tỷ đồng.

Trong đó:

ĐVT: tỷ đồng

TT Nội dung Số tiền

1 Chi phí xây dựng 141,559 2 Chi phí thiết bị: 63,258 3 Chi phí đền bù: 13,638 4 Chi phí quản lý 3,190 5 Chi phí tƣ vấn đầu tƣ 8,701 6 Chi phí khác: 4,562 7 Chi phí dự phòng: 11,746

8 Chi phí lãi vay 13,494

(Nguồn: Tổng mức đầu tư công trình thủy điện Hà Tây)

Công ty tiến hành lập tổng dự toán chi tiết đối với từng hạng mục chi phí củ dự án dựa trên các cơ sở sau:

* Cơ sở khối lƣợng

- Khối lƣợng công tác của các hạng mục trong tổng dự toán đƣợc tính dựa trên cơ sở khối lƣợng theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật do Viện Khoa học năng

lƣợng lập tháng 02 năm 2010.

* Biện pháp thi công chính

- Công tác đào, đắp đất đá:

+ Đào đất: Đào xúc đất bằng máy đào 1,6m3, vận chuyển bãi thải, bãi trữ trong phạm vi 500m bằng ô tô tự đổ 10T.

+ Đào phá đá: Đào phá đá mặt bằng và hố móng bằng khoan nổ đƣờng kính D76mm, xúc đá sau nổ mìn lên phƣơng tiện vận chuyển bằng máy đào 1,6m3, vận chuyển bãi thải, bãi trữ bằng ô tô tự đổ 10T.

- Công tác bê tông:

+ Công tác sản xuất và lắp dựng cốt thép: sản xuất cốt thép bằng thủ công lắp dựng bằng cần cẩu 16T.

+ Công tác bê tông:

- Bê tông đá dăm trộn tại trạm trộn 16m3/h tại hiện trƣờng, vận chuyển bằng ôtô chuyển trộn 6m3 trong phạm vi 0,5km.

- Bê tông đá dăm đổ bằng cần cẩu 16T kết hợp.

- Bê thân đập M150, đá 2x4, và cấp phối đá đổ bằng cần cẩu 16T.

* Đơn giá chiết tính phần xây dựng

- Định mức áp dụng:

+ Định mức đơn giá dự toán xây dựng cơ bản công tác xây dựng công trình thuỷ điện Hà Tây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lƣợng tƣơng đối hoàn chỉnh của các công tác hoặc kết cấu xây lắp từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc (ví dụ nhƣ đào, đắp 1m3 đất, lát 1m2 nền…)

+ Định mức áp dụng là định mức dự toán công trình xây dựng ban hành theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 14 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây Dựng.

- Chi phí vật liệu:

hành kèm theo công bố số: 01/CB-LSXD-TC, ngày 17/01/2012 và các vật liệu còn lại đƣợc lấy theo thông báo giá vật liệu kèm theo Đơn giá số 94/2006/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Gia Lai.

+ Một số vật liệu phụ đƣợc tính theo giá vật tƣ tại huyện Chƣ Păh Quý I/2012, những vật liệu không có trong thông báo giá quý I/2012 tỉnh Gia Lai đƣợc tính theo thông báo giá vật liệu Quý IV/2011 tỉnh Gia Lai, các vật liệu còn lại đƣợc lấy theo thông báo giá vật liệu kèm theo Đơn giá số 94/2006/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Gia Lai, hoặc tham khảo giá của một số công trình hiện đang thi công trên cùng địa bàn.

+ Căn cứ Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg, ngày 15/4/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ số 42/2011/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thƣơng quy định giá bán điện và hƣớng dẫn thực hiện.

- Chi phí nhân công:

+ Lƣơng ngày công xây dựng đƣợc tính với Bảng lƣơng A1.8 nhóm III cho công nhân trực tiếp thi công, Bảng lƣơng B12 cho lái xe ô tô các loại, Bảng lƣơng A1.8 nhóm II cho nhân công điều khiển máy thi công theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển đổi hệ số lƣơng cũ sang hệ số lƣơng mới.

+ Lƣơng tối thiểu đƣợc áp dụng để tính giá ngày công là 830.000 đồng/ tháng theo nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính Phủ.

+ Các khoản phụ cấp theo lƣơng bao gồm:

+ Phụ cấp khu vực: 0,5Ltt (TT11/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC- UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005)

+ Phụ cấp lƣu động: 0,4Ltt (TT05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005)

BLĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2002)

+ Lƣơng phụ khoán: 0,16Lcb (TT09/2000/TT-BXD ngày 17 tháng 07 năm 2000)

Công thức tính lƣơng ngày công nhân công thi công công trình: Lƣơng ngày = 1,26*Ltt + 0,9*Lcb

26

- Chi phí máy thi công:

+ Giá ca máy công trình đƣợc xây dựng theo thông tƣ số 06/2010/TT- BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 của Bộ xây dựng hƣớng dẫn phƣơng pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

+ Tổng hợp kinh phí dự toán xây dựng đơn giá tổng hợp

Đối với các hạng mục công trình đầu mối nhƣ: đập dâng, đập tràn,...tổng hợp chi phí cho công trình thuỷ lợi bao gồm:

+ 1,5% Trực tiếp phí khác + 5,5% *1,05 Chi phí chung

+ 5,5% Thu nhập chịu thuế tính trƣớc + 10% Thuế giá trị gia tăng

Đối với các hạng mục công trình thuộc tuyến năng lƣợng: Nhà máy thuỷ điện, Kênh xả, đƣờng ống áp lực, OPY… tổng hợp chi phí trên các cơ sở:

+ 1,5% Trực tiếp phí khác + 5,5%*1,05 Chi phí chung

+ 6% Thu nhập chịu thuế tính trƣớc + 10% Thuế giá trị gia tăng

- Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác:

+ Chi phí quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc tính theo định mức ban hành kèm theo quết định số 957/QĐ-BXD của

Bộ xây dựng ngày 29 tháng 09 năm 2009.

+ Lệ phí thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng công trình theo thông tƣ số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ tài chính.

+ Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, chi phí kiểm toán ban hành theo thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ tài chính.

- Chi phí khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường, điều tra thuỷ văn… được chi tiết theo đề cương đã được phê duyệt hoặc tạm tính.

- Nguồn vốn:

+ Vốn tự có chiếm 30% tổng vốn đầu tƣ và ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận là 10%/năm bằng lãi suất huy động vốn dài hạn của các Ngân hàng để xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý.

+ Vốn vay là vốn tín dụng trong nƣớc, đây là nguồn vốn vay Ngân hàng với mức lãi vay là 15%/năm.

* Đơn giá chiết tính phần thiết bị

+ Định mức áp dụng: Ban hành theo quyết định số 2289/QĐ-NLDK ngày 12 tháng 07 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ công nghiệp

+ Chi phí vật liệu: Giá vật liệu dùng tính đơn giá là giá vật liệu theo thông báo giá Ban hành kèm theo công bố số: 01/CB-LSXD-TC, ngày 17/01/2012 và các vật liệu còn lại đƣợc lấy theo thông báo giá vật liệu kèm theo Đơn giá số 94/2006/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Gia Lai.

+ Chi phí nhân công: Lƣơng ngày công xây dựng đƣợc tính với Bảng lƣơng A1.8 nhóm III cho công nhân trực tiếp thi công, Bảng lƣơng B12 cho lái xe ô tô các loại, Bảng lƣơng A1.8 nhóm II cho nhân công điều khiển máy thi công theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của

Chính phủ về việc chuyển đổi hệ số lƣơng cũ sang hệ số lƣơng mới.

+ Chi phí vận chuyển, lắp đặt thiết bị tạm tính bằng 10% giá trị của thiết bị cơ điện,

+ Đơn giá nhập khẩu cho thiết bị cơ điện là 200 USD/kw Trên cơ sở đó ta có:

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp dự toán Công trình thủy điện Hà Tây

ĐVT: VNĐ

TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHI PHÍ SAU THUẾ

1 Chi phí xây dựng 128.016.689.915

2 Chi phí thiết bị 67.308.062.294

3 Chi phí quản lý dự án 3.054.143.957

4 Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng 8.732.179.164

5 Chi phí khác 12.838.812.218

6 Chi phí dự phòng 10.997.494.377

7 Chi phí lãi vay 18.444.525.487

TỔNG DỰ TOÁN ĐÃ CÓ LÃI VAY 249.391.907.412

Trong đó: Tổng dự toán chƣa bao gồm VAT 233.943.000.000

(Nguồn: Tổng dự toán công trình thủy điện Hà Tây năm 2012)

Nhìn chung Công tác lập và quản lý dự toán chi tiết của Công ty đều dựa trên các quy định hiện hành của nhà nƣớc tại thời điểm lập dự toán.

b. Công tác quản lý giải ngân vốn

Công tác lựa chọn nhà thầu

Để thực hiện Công tác lựa chọn nhà thầu Công ty thành lập 02 tổ chức năng là tổ tƣ vấn đấu thầu và tổ thẩm định các công tác lựa chọn nhà thầu.

Tổ tƣ vấn đấu thầu có nhiệm vụ tƣ vấn lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, xét thầu và lập báo đánh giá hồ sơ đề

xuất của các nhà thầu tham gia đấu thầu.

Tổ thẩm định các công tác lựa chọn nhà thầu có nhiệm vụ kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp các hồ sơ trình của Giám đốc Công ty lên Hội đồng quản trị phê duyệt. Báo cáo thẩm định của tổ thẩm định là cơ sở để Hội đồng quản trị Công ty ra quyết định. Cụ thể quy trình lựa chọn nhà thầu tại Công ty thực hiện qua các bƣớc sau:

* Lập kế hoạch đấu thầu:

Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tƣ dự án, căn cứ vào mục tiêu tiến độ và đặc thù công việc của từng hạn mục của dự án tổ tƣ vấn đấu thầu phân chia các gói thầu của dự án. Kế hoạch đấu thầu thể hiện rõ tên các gói thầu, giá trị gói thầu, thời gian thực hiện gói thầu, thời gian triển khai lựa chọn nhà thầu, hình thực lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn giải ngân cho gói thầu. Kế hoạch đấu thầu đƣợc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà Tây nguyên là Hội đồng quản trị).

Dựa trên tờ trình kế hoạch đấu thầu của Giám đốc Công ty, tổ thẩm định đấu thầu kiểm tra tính đúng đắn và phù hợp của kế hoạch đấu thầu. Căn cứ vào báo cáo thẩm định của tổ thẩm định đấu thầu để Hội đồng quản trị ra quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Nhìn chung đối với công tác lập kế hoạch đầu thầu Công ty đã tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, gắn trách nhiệm của từng bộ phận đến quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền. Việc thực hiện lập kế hoạch đấu thầu của Công ty cơ bản theo quy trình nhà nƣớc về quản lý lựa chọn nhà thầu. Song việc tổ chức lập kế hoạch đấu thầu trong thời gian qua tại Công ty còn có nhiều hạn chế, kế hoạch lập ra chƣa phù hợp với thực tế và không kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ năng lực không đồng đều với cá với nhận sự là nhân viên các phòng ban Công ty cho nên công việc của các tổ tƣ vấn đôi khi bị chồng chéo, để phê duyệt đƣợc kế hoạch đấu thầu phải qua nhiều

bƣớc trung gian dẫn đến tốn kém thời gian, làm ảnh đến quá trình triển khai dự án.

* Lập hồ sơ mời thầu:

Căn cứ vào kế hoạch đấu thầu đƣợc phê duyệt, tổ tƣ vấn đấu thầu lập hồ sơ mời thầu trình để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại ở Công ty Giám đốc Công ty có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu với các gói thầu dƣới 500 triệu, còn lại thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Công ty. Tổ thẩm định đấu thầu tiến hạn thẩm định tính đúng đánh và phù hợp của hồ sơ mời thầu và lập báo cáo để cấp cơ thẩm quyền làm cơ sở ra quyết định.

Trong thời gian qua Công tác lập hồ sơ mời thầu tại Công ty còn tồn tại nhiều yếu kém, hồ sơ mời thầu chƣa thể hiện đƣợc mục đích lựa chọn nhà thầu dẫn đến gây nhiều khó khăn trong công tác lựa chọn nhà thầu. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực chuyên môn của các tổ chuyên môn còn nhiều hạn chế.

* Công tác tổ chức đầu thầu, trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Tổ tƣ vấn đấu thầu có trách nhiệm phát hành hồ sơ mời thầu, công bố thông tin đấu thầu, mở thầu, xét thầu và lập báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất.

Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định quy trình lựa chọn nhà thầu và đề xuất cấp có thẩm quyền lựa chọn nhà thầu phù hợp.

Công tác lựa chọn nhà thầu của Công ty trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Việc triển khai lựa chọn nhà thầu còn chậm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện của các dự án.

Lập kế hoạch giải ngân dự án

Kế hoạch giải ngân của Công ty đƣợc lập cho từng dự án và theo tiến độ dự án. Hàng năm Giám đốc Công ty căn cứ vào kế hoạch thực hiện dự án để lập và trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt kế hoạch giải ngân cho

từng dự án trong năm. Đối với từ dự án, kế hoạch giải ngân đƣợc chi tiết cho từ hạng mục chi phí nhƣ: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tƣ vấn, chi phí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí khác…

Trong thời gian qua công tác lập kế hoạch giải ngân cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản của Công ty thực hiện tƣơng đối đầy đủ, song kế hoạch giải ngân phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của Công ty, cụ thể là phụ thuộc vào nguồn vốn góp của các cổ đông theo cam kết.

Tạm ứng theo hợp đồng thi công

* Quy định về hồ sơ tạm ứng:

Hồ sơ tạm ứng đƣợc quy định trong hợp đồng ký kết với các nhà thầu. Bao gồm các chứng từ sau:

- Giấy đề nghị tạm ứng.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh tiền tạm ứng với giá trị tối thiểu bằng 100% số tiền đƣợc tạm ứng.

*. Quy trình tạm ứng:

Căn cứ vào hợp đồng đƣợc ký kết, nhà thầu cung cấp các chứng từ theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty cổ phần thủy điện sông đà tây nguyên (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)