7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.6. Phân tích nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý vốn đầu tƣ
XDCB tại Công ty trong thời gian qua
a. Nhóm nhân tố bên ngoài
* Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
Trong những năm qua mặc dù nhà nƣớc đã ban hàng nhiều luật, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn quản lý công tác đầu tƣ xây dựng song nhìn chung co chế quản lý đầu tƣ xây dựng còn nhiều bất cập là ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng của Công ty. Là Công ty cổ phần song có vốn của nhà nƣớc (tỷ lệ dƣới 30%) nên công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Công ty bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách pháp luật của nhà nƣớc.
qua nhiều năm cho nên tính nhất quán của cơ chế quản lý là rất quan trọng. Ví dụ trong thời gian qua sự thay đổi của luật xây dựng, luật đấu thầu làm cho công tác triển khai thực hiện của Công ty bị gián đoạn và gây khó khăn trong quá trình quyết toán.
Các quy định của nhà nƣớc rất chi tiết và chặt chẽ song phải thực hiện rất nhiều bƣớc và công đoạn vì vậy Công ty thƣờng mất rất nhiều thời gian cho công tác thực hiện làm hồ sơ và các thủ tục hành chính.
Đang còn quá nhiều giấy phép con từ khi triển khai dự án đến khi đƣa dự án đi vào hoạt động. Đối với dự án thủy điện Hà Tây ngoài giấy phép đầu tƣ, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng Công ty còn phải đƣợc cấp nhiều loại giấy phép để đƣợc đƣa công trình vào phát điện nhƣ: giấy phép khai thác nƣớc mặt, giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép phòng cháy chữa cháy… Việc tồn tại nhiều loại giấy phép con dẫn đến rủi ro hoạt động của Công ty. Ví dụ: sau khi công trình hoàn thành Công ty phải thành lập hội đồng nghiệm thu đƣa vào sử dụng bao gồm đại diện Công ty, các nhà thầu, bên mua điện. Đại diện cơ quan nhà nƣớc – Sở Công ty có trách nhiệm kiểm tra và đồng ý cho Công ty đƣợc nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng, song để đƣợc phát điện ngoài sự chấp thuận của sở Công thƣơng Công ty phải đƣợc cấp giấy pháp hoạt động điện lực của Cục điều tiết, điều kiện cần để đƣợc cấp giấy phép này là công ty phải nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng. Nhƣ vậy mặc dù Công ty đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh doanh về xây dựng và sản xuất điện, đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ dự án thủy điện, đƣợc cấp giấy phép xây dựng dự án, đƣợc cơ quan nhà nƣớc đồng ý nghiệm thu đƣa vào sử dụng song nhà máy vẫn không đƣợc phát điện nếu không so giấy phép hoạt động điện lực. Điều này làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí cho Công ty.
* Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ
Đối với nƣớc ta, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống quan điểm định hƣớng của Đảng, của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn vừa qua việc hạn chế cấp phép đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ảnh hƣởng trực tiếp đến Công ty. Chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty bị ảnh hƣởng đáng kể vì việc tìm kiếm các dự án và đƣợc phê duyệt là rất khó khăn.
* Thị trường và sự cạnh tranh
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh điện, hiện tại thị trƣờng điện ở nƣớc ta không mang tính cạnh tranh cao và mang tính chất độc quyền mua. Đầu ra của Công ty đều đƣợc bán ra cho Điện lực Việt Nam. Đối với các thủy điện vừa và nhỏ dƣớc 30MW giá mua điện đƣợc nhà nƣớc quy định theo biểu phí tránh đƣợc nên Công ty không phải đàm phán giá mua điện. Tham gia thị trƣờng điện cạnh tranh có những thuận lợi và khó khăn nhất định, cụ thể:
Thuận lợi:
- Mẫu hợp đồng và giá mua điện do nhà nƣớc quy định nên Công ty không tốn nhiều chi phí giao dịch bán hàng.
- Công ty đƣợc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
- Đầu ra đƣợc đảm bảo và có tính chất ổn định việc tính nguồn thu trong tƣơng lai là có cơ sở chắc chắn cao, tạo thuận lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và ra quyết định đầu tƣ.
Khó khăn:
- Do không đƣợc trực tiếp thƣơng thảo, đàm phán hợp đồng nên Công ty không thể chủ động trong các điều khoản của hợp đồng.
- Giá bán điện do nhà nƣớc quy định nên Công ty không thể đàm phán giá điện nên việc triển khai các chính sách bán hàng là không có ý nghĩa. Giá
bán điện do nhà nƣớc quy định nên sự thay đổi giá mua bán phụ thuộc vào thị trƣờng điện và ý chủ quan của nhà nƣớc.
Hiện tại lĩnh vực hoạt động của Công ty đang bị cạnh tranh bởi nhiệt điện, điện gió, điện năng lƣợng mặt trời. Song do tổng nguồn cung điện của nƣớc ta hiện nay chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của cả nƣớc nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện chƣa đang lo ngại. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, điện hạt nhân nguồn cung điện trong tƣơng lai sẽ tăng đáng kể khi đó tính cạnh tranh sẽ cao hơn.
* Lãi vay vốn
Đây là yếu tố ảnh hƣởng tới chi phí đầu tƣ trực tiếp và chi phí cơ hội của một chủ đầu tƣ. Các dự án đầu tƣ XDCB của Công ty thƣờng có tỷ lệ tham gia giữa vốn tự có và vốn vay là 30:70 nên yếu tố lãi vay ảnh hƣởng lớn đến chi phí đầu tƣ của các dự án.
Trong những năm qua yếu tố lãi vay biến động mạnh làm ảnh hƣởng rất lớn đến dự án đầu tƣ của Công ty, cụ thể do lãi vay tăng cao từ 15% đến trên 20%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 nên chi phí cơ hội bỏ vốn đầu tƣ là rất lớn, chi phí lãi vay cấu thành trong tổng mức đầu tƣ cao dẫn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án không còn đảm bảo cho nên mặc dù có quyết định đầu tƣ và đã triển khai khởi công dự án nhƣng Công ty không thể thu xếp đƣợc nguồn vốn cho dự án khiến dự thời gian thực hiện dự án kéo dài gây tốn kém nhiều chi phí quản lý cho Công ty.
Yếu tố lãi vay cũng là cơ sở chính để xác định tỷ suất chiết khấu cho dự án, sự biến động của lãi vay làm ảnh hƣởng trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Vì vậy khi mức lãi vay lên quá cao so với tỷ suất hoàn vốn nội bộ của Công ty thi Công ty cần phải cân nhắc quyết định đầu tƣ.
* Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
các ngành, lĩnh vực sản xuất. Đối với lĩnh vực sản xuất thủy điện nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đặc điểm thời gian hoạt động và thu hồi vốn dài cho nên sự phát triển của khoa học công nghệ nói nói chung và công nghệ sản xuất điện nói riêng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi và thách thức đối với Công ty.
Các công trình thủy điện Công ty đầu tƣ trong giai đoạn hiện nay có sự cải tiến công nghệ rất lớn so với các nhà máy củ đã xây dựng. Sự cải tiến công nghệ giúp Công ty giảm giá thành sản xuất, rút ngắn đƣợc thời gian xây dựng, lắp đặt. Nhƣng sự phát triển của khoa học công nghệ cũng mang đến những thách thức cho Công ty, với thời gian thu hồi vốn dài, hao mòn vô hình càng lớn theo sự phát triển của Công nghệ. Sự thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị đối với nhà máy cũ là hết sức khó khăn và tốn kém nhiều chi phí. Thách thức về yếu tố cạnh tranh sẽ cao lên cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của Công nghệ dẫn đến sự ra đời của nhiều nhà máy mới có chi phí sản xuất thấp hơn, nhiều loại hình sản xuất điện hơn nhƣ điện gió, điện năng lƣợng mặt trời, điện hạt nhân…
Khoa học nghệ đem đến cho Công ty nhƣng cơ hội và thách thức, vì vậy Công ty cần có những chiến lực trung và dài hạn để thích ứng với sự biến chuyển đó.
b. Nhóm nhân tố bên trong
* Khả năng tài chính của Công ty
Khả năng tài chính của Công ty đóng vai trò quyết định đến việc ra quyết định đầu tƣ của Công ty cũng nhƣ công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB. Trong thời gian qua tình hình tài chính của Công ty hết sức khó khăn và có những khoảng thời gian không đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn để đầu tƣ dự án. Trƣớc năm 2013 do không đảm bảo đƣợc nguồn tài chính để triển khai dự án thủy điện Hà Tây nên Công ty gần nhƣ không thể triển khai đƣợc dự án, mặc dù dự án đã khởi công thực hiện đƣợc một số hạng mục. Năm 2013 Công ty
chính thức ký đƣợc hợp đồng tín dụng với ngân hàng để tài trợ cho dự án thủy điện Hà Tây, cùng với đó các cổ đông của Công ty tiếp tục góp vốn để đảm bảo nguồn vốn đối ứng giải ngân cho dự án. Vốn điều lệ ban đầu thành lập Công ty là 5 tỷ đồng, trải qua 4 năm hoạt động vốn điều lệ Công ty tăng lên 75 tỷ đồng, nguồn vốn tự có chủ yếu để đảm bảo nguồn vốn đối ứng để ngân hàng giải ngân vốn vay phục vụ cho dự án đầu tƣ XDCB của Công ty.
Khả năng tài chính của Công ty là một trong những chỉ tiêu quan trọng để các tổ chức tín dụng đánh giá và cho vay. Trong thời gian qua đối với hợp đồng tín dụng vay đầu tƣ cho dự án thủy điện Hà Tây Công ty phải đảm bảo vốn đối ứng là 75 tỷ đồng và phải giải ngân 45 tỷ đồng trƣớc khi giải ngân vốn vay. Do tình hình tài chính Công ty khó khăn, các cổ đông góp vốn theo cam kết chậm, nguồn vốn tự có không đáp ứng đƣợc tiến độ thực hiện của dự án dẫn đến không đảm bảo đƣợc nguồn vốn giải ngân cho dự án làm tiến độ dự án bị ảnh hƣởng rất nghiêm trọng.
Khả năng tài chính cũng đóng vai trong quan trọng để xác định cơ cấu nguồn vốn, tùy vào khả năng tài chính mà Công ty xác định cơ cấu nguồn vốn để đầu tƣ dự án, tỷ trọng vốn tự có và vốn vay ảnh hƣởng trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Tỷ trọng vốn tự có thấp làm tăng chi phí lãi vay của dự án dẫn đến hiệu quả tài chính cho dự án sẽ bị giảm.
* Nhân tố con người
Con ngƣời là nhân tố vô cùng quan trọng với mọi công tác quản lý của Công ty nói chung và quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng. Trình độ, nhân cách của ngƣời quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong Công ty. Nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB đặt ra yêu cầu ngƣời quản lý phải có trình độ, am hiểu về dự án đầu tƣ, lập và triển khai dự án. Những ngƣời có năng lực sẽ đảm bảo việc thực hiện quản lý dự án theo đúng quy định, mang lại hiệu quả cao nhất. Song những ngƣời không có năng lực thƣờng đƣa ra
những quyết định nóng vội, không chính xác, quản lý lỏng lẽo dễ gây thất thoát cho Công ty. Một ngƣời có nhân cách, đạo đức tốt luôn làm việc vì mục tiêu chung của Công ty, tìm mọi cách để đem lại hiệu quả cho dự án, còn ngƣợc một ngƣời nhân cách xấu sẻ tìm cách vụ lợi, vì lợi ích cá nhân mà gây ra tổn thất cho Công ty.
Hiện tại Công ty có 45 ngƣời cán bộ công nhân viên, trong đó có 25 cán bộ công nhân viên trực tiếp vận hành và sửa chữa nhà máy, 20 cán bộ công nhân viên gián tiếp thuộc các phòng ban phục vụ quản lý, quản lý đầu tƣ xây dựng. Trong những năm qua chất lƣợng cán bộ công nhân viên của Công ty thực sự chƣa đạt đƣợc yêu cầu về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản. Lực lƣợng quản lý kỹ thuật, kinh tế đa phần toàn cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm trong vấn đề quản lý dự án dẫn đến Công tác quản lý nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế.
* Đặc điểm sản phẩm xây dựng
Công ty chủ yếu thực hiện xây dựng nhà máy thủy điện sản xuất và kinh doanh điện năng. Đặc điểm sản phẩm xây dựng – nhà máy thủy điện có tính chất cố định, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậu. Vì vậy để hạn chế rủi ro Công ty cần phải khảo sát kỹ lƣỡng về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn từ đó mới đƣa ra đƣợc kế hoạch cụ thể.
Chi phí xây lắp chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên.Trong điều kiện tự nhiên tối nhƣ khí hậu ôn hòa, địa chất phù hợp, thủy văn tốt là cơ sở để giảm thiểu chi phí đầu tƣ cũng nhƣ tăng hiệu quả của dự án Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trƣớc khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ và chuẩn bị xây dựng. Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản lý vốn đầu tƣ XDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trƣơng đầu tƣ, lựa chọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò...
để dự án đầu tƣ đảm bảo tính khả thi cao. Ví dụ trong mùa mƣa, khi thi công hố móng nhà máy Công ty cần phải chuẩn bị sẵn sàng hệ thống bơm nƣớc tránh tình trạng để ngập hố móng khi đang thi công, khi đó chi phí xử lý rất tốn kém và mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả của dự án.
Công trình thủy điện Công ty đầu tƣ thƣờng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, khi hoàn thành công trình mang tính chất là tài sản cố định. Kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau,đòi hỏi khối lƣợng vốn đầu tƣ, vật tƣ lao động, máy thi công nhiều...khác nhau. Điều này đòi hỏi công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cần nâng cao chất lƣợng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức.
Công trình thủy điện có thời gian sử dụng lâu dài, vì vậy công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cần phải xác định thời gian hoàn vốn một cách phù hợp. Nếu thời gian thu hồi vốn quá dài thì Công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro về thay đổi chính sách vĩ mô, chiến lƣợc phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, thay đổi điều kiện thiên nhiên, thay đổi công nghệ dẫn đến sự hao mòn vô hình lớn.
Các dự án đầu tƣ XDCB mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bị cũng nhƣ quá trình thi công. Thông thƣờng yếu tố kỹ thuật, xã hội quyết định tới yếu tố kinh tế theo tỷ lệ nghịch. Vì vậy trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB Công ty cần phải xem xét hài hòa các yếu tố trên.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
ĐIỆN SÔNG ĐÀ TÂY NGUYÊN