Tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý tại công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu đà nẵng (Trang 75 - 79)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý tại công

công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng

a. Xây dựng mô hình trung tâm trách nhiệm

Việc áp dụng KTTN tại Công ty chưa được thực hiện đầy đủ, chưa định hình rõ ràng các trung tâm trách nhiệm. Do đó, giải pháp đưa ra nhằm tăng cường cho hệ thống KTTN tại đây là việc đánh giá trách nhiệm phải sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động tại các trung tâm thay vì chỉ tiến hành thống kê kết quả kinh doanh theo phòng ban chức năng mà không gắn kết với bộ phận trách nhiệm của từng mặt hoạt động.

Dựa trên sự phân cấp quản lý và theo cơ cấu tổ chức hiện nay ở Công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng, các trung tâm trách nhiệm được tổ chức gồm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Phân cấp quản lý theo mô hình kế toán trách nhiệm có thể phân thành các cấp như sau:

- Cấp thứ nhất là trung tâm đầu tư chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty đứng đầu là HĐQT mà người đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị. Với vai trò là đại diện cao nhất trong Tổng Công ty, HĐQT có nhiệm vụ định hướng các chính sách tồn tại và phát triển Công ty, để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh để hoàn thành mục tiêu chung của toàn Công ty và quan trọng hơn hết là tối đa hóa lợi ích của các cổ đông, những nhà đầu tư vào Công ty.

- Cấp thứ hai là trung tâm lợi nhuận, gồm trụ sở chính và xí nghiệp thương mại – dịch vụ.

Trung tâm lợi nhuận là tổng hợp của cả trung tâm chi phí và doanh thu, nên nhà quản trị trung tâm này phải chịu trách nhiệm liên quan cả 2 trung tâm

này. Mục tiêu của trung tâm lợi nhuận là đảm bảo tỷ lệ tăng lợi nhuận trên doanh thu, đảm bảo đạt và vượt lợi nhuận dự toán.

- Cấp thứ ba là các trung tâm doanh thu chịu trách nhiệm về bán hàng hóa, thực hiện dịch vụ và quan hệ thị trường tìm kiếm đơn đặt hàng, quản lý doanh thu gồm Phòng kế hoạch – XNK.

- Cấp thứ tư là trung tâm chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí tại bộ phận của mình. Có thể chia trung tâm chi phí thành hai nhóm:

+ Trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất. Đây là trung tâm chi phí định mức, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

+ Trung tâm chi phí là các phòng ban chức năng của Công ty như phòng kỹ thuật, phòng tài vụ,... Đây là trung tâm chi phí dự toán, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý các hoạt động của Công ty.

Việc phân chia trung tâm chi phí thành hai nhóm để nhà quản lý cấp cao thấy được sự biến động chi phí của các trung tâm chi phí định mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, còn sự biến động chi phí ở trung tâm chi phí dự toán thì không ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận sản xuất hay bộ phận kinh doanh. Khi thiết lập các trung tâm chi phí sẽ tăng cường tính tự chịu trách nhiệm về chi phí, kiểm soát được chi phí phát sinh tại bộ phận. Đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí phát sinh.

Hình 3.1: Mô hình tổ chức trung tâm trách nhiệm tại Công ty

b. Mục tiêu và trách nhiệm của mỗi trung tâm trách nhiệm

b1. Trung tâm đầu tư Mục tiêu:

- Giúp DN tăng trưởng cao và bền vững

- Phân bổ, sử dụng vốn và các nguồn lực có hiệu quả - Đạt được mức lợi nhuận mong muốn

Trách nhiệm:

- Đánh giá hiệu quả đầu tư của các lĩnh vực mà DN kinh doanh thông qua việc nắm được tình hình về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các HĐSXKD trong công ty.

- Đánh giá được thành quả của các bộ phận trong việc hướng đến mục tiêu chung của toàn Công ty. Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng bộ phận và của cả Công ty.

Trung tâm đầu tư (Hội đồng quản trị)

Phòng Kế hoạch - XNK

Trung tâm chi phí định mức (Phân xưởng SX) Trung tâm doanh thu

Xí nghiệp dịch vụ & thương mại,

Ban giám đốc

Trung tâm chi phí linh hoạt (Phòng tài vụ, P. Kế toán, P. Tổ

chức, P. kỹ thuật)

Trung tâm chi phí Trung tâm lợi nhuận

b2. Trung tâm lợi nhuận

Mục tiêu:

- Hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư - Đảm bảo tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn doanh thu, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trách nhiệm:

- Theo dõi, tổng hợp tình hình doanh thu, chi phí ở đơn vị mình và mức độ hoàn thành kế hoạch được giao.

- Lập các báo cáo về thu nhập phản ánh tình hình lợi nhuận của từng đơn vị

b3. Trung tâm doanh thu

Mục tiêu:

- Phải đạt được sự tăng trưởng của doanh thu kế hoạch.

- Tăng lên về số lượng khách hàng mua theo đơn đặt hàng (khách hàng thường xuyên) cũng như gia tăng lượng khách hàng vãng lai (thông qua quảng cáo, tiếp thị rộng rãi). Nhất là khách hàng là các Công ty, Khách sạn,... vì họ thường xuyên có các nhu cầu về nội thất gỗ với số lượng tương đối nhiều.

Trách nhiệm:

- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, có chính sách chiết khấu, khuyến mãi thích hợp nhằm thu hút, mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

- Đảm bảo thu tiền kịp thời, không để nợ đọng (doanh thu hàng gỗ nội thất là khá lớn, nên để nợ đọng nhiều dẫn đến khả năng quay vòng vốn chậm, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty)

b4. Trung tâm chi phí

Mục tiêu:

Trách nhiệm:

- Lập kế hoạch, dự toán về chi phí tại từng bộ phận liên quan - Kiểm soát chi phí thực tế so với dự toán

- Mạnh dạn áp dụng các dây chuyền sản xuất mới nhằm tiết kiệm chi phí do mức tiêu hao nguyên vật liệu thấp.

- Có các biện pháp theo dõi lao động, đánh giá năng suất của công nhân. - Kiểm soát các chi phí chung thông qua việc áp các định mức đối với các phòng ban như: chi phí điện, nước, điện thoại,...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu đà nẵng (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)