D. Khả năng phát sinh sự cố, tình trạng khẩn cấp: Hệ số
5. Tiết kiệm nhiên liệu
Mọi người cần biết tiết kiệm nhiên liệu (than, dầu, xăng,...) là cần thiết và tuân thủ việc tiết kiệm này
Không sử dụng hơi khi không cần thiết, nếu có thể nên kiểm tra hệ thống hơi thường xuyên
Thường xuyên cập nhật lượng tiêu thụ
VII.4.2 Chi phí trong quá trình áp dụng và xin chứng nhận
Công việc Chi phí Thời gian – dẫn giải
Lệ phí tư vấn 90 triệu Trong suốt quá trình áp dụng hệ thống để đi đến chứng nhận. Bao gồm:
- Viết chính sách môi trường - Lập kế hoạch
- Xác định mục tiêu và chỉ tiêu
- Xây doing chương trình quản lý môi trường
- Đào tạo nguồn nhận thức và nguồn lực - Và các vấn đề liên quan
Đào tạo cấp công nhân Chi phí đăng ký 80 triệu - Lệ phí đăng ký
- Xem xét đơn từ, cẩm nang, chất lượng - Xem xét kế hoạch hành động, sửa đổi - Công tác phí để đánh giá nội bộ - Kiểm toán đăng ký
- Báo cáo kết thúc
CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VIII.1 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang quan tâm sâu sắc đến vấn đề môi trường, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ chung của mọi cá nhân, tổ chức và mọi quốc gia trên thế giới, thì hệ thống quản lý môi trường thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam ngăn ngừa ô nhiễm, quản lý môi trường, kiểm soát được các kết quả hoạt động môi trường của mình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc xây dựng và thực thi hệ thống quản lý môi trường còn mang lại rất nhiều lợi ích cho chính công ty, chính phủ và người tiêu dùng.
Ngành Sữa là một ngành đang rất được quan tâm và chú trọng bởi nó ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến nhu cầu sức khỏe và tính mạng con người. Các công ty Sữa sản xuất sữa ở Việt Nam cũng đang từng bước khẳng định hơn về vị trí, uy tín của mình trên thương trường trong và ngoài nước. Công ty Cổ Phần Sữa Vinamilk cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng HTQLMT theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho nhà máy Sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ” là một việc làm hết sức cần thiết cho doanh nghiệp trước khi mạnh dạn triển khai áp dụng. Đề tài đã thu được những kết quả chính như sau:
Khả năng áp dụng tiêu chuan ISO 14001:2004 yại nhà máy là rất cao, đạt 87,33%, đồng thời Ban Giám Đốc nhá máy đã cam kết áp dụng và duy trì
tiêu chuẩn bắt đầu từ năm 2007 cho thấy, nhà máy đã nhìn thấy được tầm quan trọng của hệ thống trong giai đoạn toàn cầu hoá.
Xác định được 3 khía cạnh có ý nghĩa tại nhà máy. Đây là 3 khía cạnh can phải giải quyết. Từ đó đã đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và xây dựng chương trình quản lý môi trường.
Nhà máy đã áp dụng ISO 9000:2000 rất thành công nên các công tác như: văn bản hoá, kiểm toán nội bộ, cải tiến và duy trì hệ thống không gây trở ngại nhiều trong nhà máy.
Tổng chi phí để cải thiện chất lượng môi trường trong nhà máy nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu và chi phí áp dụng tiêu chuẩn (tư vấn, chứng nhận và duy trì) của nhà máy khoảng 450 triệu. Khoản chi phí này nhà máy có thể đáp ứng được nhằm thực hiện mục tiêu chung của rổ chức là được cấp chứng nhận vào tháng 8/2007.
VIII.2 KIẾN NGHỊ
Mặc dù có được những thuận lợi nhất định trong quá trình triển khai áp dụng HTQLMT ISO 14001, nhà máy vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và một vài vấn đề chưa thực hiện được. Những khó khăn điển hình có thể kể ra như sau: Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HTQLMT
Vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế
Chưa có một đội ngũ chuyên gia am hiểu về môi trường của nhà máy
Việc phân loại chất thải rắn và CTNH chưa được thực hiện triệt để, không kiểm soát được chất thải công nghiệp nguy hại của nhà máy.
Hệ thống thông tin liên lạc trong và bên ngoài nhà máy, các nhà cung cấp, nhà thầu phụ… còn hạn chế
Để áp dụng ISO 14001 cho nhà máy Sữa Cần Thơ một cách hiệu quả nhất, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau:
Tăng cường hỗ trợ Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong việc triển khai thực hiện HTQLMT hiệu quả.
Kết hợp giữa tuyển thêm một cán bộ môi trường (có hiểu biết về ISO 14001) và đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về môi trường cũng như ISO 14001:2004.
Tăng cường hệ thống kiểm toán, đánh giá nội bộ để kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm.
Cần quan tâm thúc đẩy xây dựng hợp lý hệ thống xử lý nước thải, xử lý bụi và tiếng ồn đảm bảo các yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN.
Phân loại rác tại nguồn một cách triệt để, tuân thủ nghiêm ngặc các quy định, quy chế pháp luật
Ban lãnh đạo nhà máy cần có biện pháp, chính sách cụ thể để quản lý chặc chẽ các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn,…)