III.3 NHỮNG LỢI ÍCH VAØ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ (Trang 31 - 37)

II.3.1 Lợi ích của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Các cơ sở kinh doanh nói chung tin tưởng rằng việc đầu tư trong lĩnh vực môi trường là sự đầu tư phi sản xuất, nghĩa là sự đầu tư không có lợi tài chính. Quản lý môi trường tốt không chỉ là một công cụ thúc đẩy sử dụng bền vững các nguồn lực và việc đánh giá sẽ không gay tổn hại đến các hoạt động kinh doanh cả trong vấn đề bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Những lợi ích mang lại nhờ hệ thống quản lý môi trường là rất lớn. Việc tập trung vào kết quả của hệ thống quản lý môi trường được thiết kế, thực thi và duy trì tốt sẽ là lý do tại sao cơ sở kinh doanh phải thực hiện EMS. Những kết quả đem lại bao gồm:

 Giảm các chi phí thông qua giảm nguyên liệu, năng lượng và sử dụng các nguồn lực khác và các sản phẩm phế thải

 Nâng cao năng suất

 Cải tiến công nghệ

 Cải tiến thực thi về môi trường

 Cải thiện các mối quan hệ cộng đồng và công cộng

 Cải thiện lòng tin cùa khách hàng và các nhà đầu tư

 Lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần

 Cải thiện tuân thủ pháp luật

 Giảm phí bảo hiểm

 Cải thiện tín bảo đảm của tính dụng, giảm nguy cơ và trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường

Rõ ràng tiêu chuan ISO 14001 có khả năng cải thiện mức độ tác động lên môi trường của các tổ chức trên thế giới. Và cụ thể là các công việc sau.

 Tinh giảm thủ tục hạn chế trùng lập

 Đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội

 Ngăn ngừa ô nhiễm

 Tiết kiệm chi phí đầu vào

 Chứng minh sự tuân thủ pháp luật

 Thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

 Gia tăng thị phần

 Xây dựng niềm tin các bên có liên quan

 Giảm thiểu chi phí bảo hiểm và tăng cường khả năng tích luỹ

II.3.2 Rào cản của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Việc đầu tư cho bảo vệ môi trường ở các nhà máy công nghiêp quy mô vưas2 và nhỏ chưa được thực hiện tốt, nó phát sinh những khó khăn như sau:

 Chi phí gia tăng

 Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT theo tiêu chuan ISO 14001

 Chi phí tư vấn trước khi lập dự án

II.3.3 Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 đối với doanh nghiệp khi gia nhập WTO

ISO 14001 là tiêu chua tự nguyện với các tổ chức. Để xây dựng hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra những nổ lực và chi phí. Các nỗ lực và chi phí sẽ phụ thuộc vào thực trạng môi trường của doanh nghiệp. Vậy tại sao doanh nghiệp lại mong muốn chứng nhận ISO 14001. có một câu trả lời cho câu hỏi này: Áp lực từ pháp luật, áp lực từ khách hàng và thậm chí từ các công ty bảo hiểm, có thể la do nghĩa vụ pháp luật, có thể động lực là lợi nhuận đạt đựơc từ việc áp dụng hệ thống. Các lý do cho việc áp dụng HTQLMT có thể trình bày như sau:

− Dễ dàng hơn trong kinh doanh: Một tiêu chuẩn quốc tế chung sẽ hạn chế rào cản kinh doanh;

− Đáp ứng với yêu cầu của pháp luật: Để chúng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp luật và phải chứng minh tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường;

− Tăng lòng tin: Nếu một tổ chức chứng nhận ISO 14001 và định kỳ được đánh giá bởi các cơ quan độc lập, các bên hữu quan tin tưởng rằng tổ chức có quan tâm đến vấn đề môi trường;

− Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Các tổ chức đạt chứng nhận ISO 14001 ít gặp các vấn đề môi trường hơn;

Tiết kiệm: Tổ chức sẽ tiết kiệm nhiều hơn thông qua các nỗ lực giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm;

− Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn: Các khách hàng mong muốn kinh doanh với các tổ chức được biết đến trong việc bảo vệ môi trường;

− Cải tiến hiệu suất: Việc đáp ứng các phương pháp của HTQLMT sẽ dẫn đến việc tăng cường lợi nhuận;

− Đáp ứng yêu cầu của bên hữu quan: Bên hữu quan muốn đầu tư vào các Công ty có các hoạt động tích cực bảo vệ môi trường;

− Nâng cao hình ảnh của công ty: Các tổ chức quan tâm đến chính sách và các hoạt động về môi trường sẽ chiếm được thiện ý đối với cộng đồng; Với sự quan tâm đến môi trường càng nhiều, động cơ cho việc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là mục đích sống còn của tổ chức. Một điều hiển nhiên là chỉ trong vài năm nữa, một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả sẽ là tấm vé vào cửa thị trường thương mại quốc tế.

II.3.4 Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện HTQLMT ISO 14001

Lợi ích về mặt kinh doanh

 Công ty sẽ từng bước tạo hình ảnh tốt đối với khách hàng và cộng đồng

 Sẽ là công ty Quốc doanh trong ngành sữa đầu tiên có chứng nhận HTQLMT ISO 14001 và HTQLCL ISO 9001/2000

 Đáp ứng sự thoả mãn của khách hàng

 Lấy ISO làm công cụ quảng bá

 Tiêu thụ dễ dàng hơn trong thị trường nội địa, sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp ở các nước trong khu vực

 Kiểm soát được các vấn đề môi trường

 Môi trường làm việc an toàn hơn và năng suất làm việc tăng lên, mọi người nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường

 Có được ISO 14001 doanh nghiệp có khả năng tốt hơn trong việc xác định trách nhiệm của mình cho việc nhận, tạo văn bản và phản hồi thông tin giao tiếp tới những đơn vị quan tâm liên quan từ bên trong từ đó mở rộng ra đối với những câu hỏi về môi trường từ phía khách hàng.

Lợi ích về hiệu quả hoạt động nội bộ

 Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm môi trường giảm thiểu tiêu thụ năng lượng

 Kiểm soát quá trình quản lý môi trường tốt hơn với chương trình đề ra một cách cụ thể

 Toàn thể nhân viên trở nên quan tâm đến môi trường

 Giảm thiểu rủi ro và các bệnh nghề nghiệp

 Có một môi trường làm việc an toàn, trong đó trách nhiệm và quyền hạn của mọi người được qui định bằng văn bảng cụ thể. Có chương trình khám định kỳ cho cán bộ, nhân viên

 Giảm nhu cầu đánh giá từ bên ngoài

II.4 Tình hình áp dụng HTQLMT ISO 14001

II.4.1 Tình hình áp dụng HTQLMT ISO 14001 các nước trên thế giới

 Theo cuộc điều tra thường niên được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO tiến hành, các dữ liệu được ISO thu thập từ nhiều nguồn riêng rẽ (các tổ chức quốc gia thành viên của ISO, các cơ quan công nhận và chứng nhận)

 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố kết quả điều tra lần thứ 14 về tình hình áp dụng các tiêu chuẩn ISO tính tới tháng 12 năm 2004 đối với tiêu chuẩn ISO 14001, đã có 90.569 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 127 quốc gia tăng 37% so với năm 2003 (với 66070 chứng chỉ).

Bảng 2.2: Bảng thống kê 10 quốc gia có lượng chứng chỉ ISO14001 lớn nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Quốc gia Số lượng

1 Nhật Bản 19.584

2 Trung Quốc 8.862

3 Tây Ban Nha 6.473

4 Vương Quốc Anh 6.253

5 Italia 4.785 6 Mỹ 4.759 7 Đức 4.320 8 Thụy Điển 3.478 9 Pháp 2.955 10 Hàn Quốc 2.609 Nguồn: www.iso.org

II.4.2 Tình hình áp dụng HTQLMT ISO 14001 tại Việt Nam

 Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tất yếu trên con đường thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình đó, doanh nghiệp của chúng ta vừa có những thuận lợi, nhưng đồng thời vừa phải đương đầu với những thách thức mới. Các doanh nghiệp muốn nhẩy vào sân chơi chung thì phải tuân thủ theo các luật chơi chung đó, không có luật riêng cho bất cứ ai trong sân chơi này. Đó chính là xây dựng, áp dụng và được chứng nhận theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực quy định. Tuy nhiên, áp dụng HTQLMT đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là một vấn đề mới mẻ. Tình hình Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phân tích các lợi ích của ISO 14001 trong mối quan hệ tác động của nó tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy mà tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp

chứng nhận ISO 14001 là những doanh nghiệp nước ngoài; phần còn lại là các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, hay các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sinh ra các chất độc hại đến môi trường.

 Để đạt được chứng chỉ ISO 14000, các doanh nghiệp phải hội đủ hai điều kiện: kỹ thuật và quản lý. Về kỹ thuật, đòi hỏi tất cả các chất thải phải được xử lý để không gây ô nhiễm môi trường. Và không phải xử lý vấn đề chất thải ở đầu ra, mà còn phải nghiên cứu đầu tư để có được công nghệ sạch, máy móc thiết bị hiện đại sao cho trong quá trình sản xuất tạo ra chất thải ít nhất. Về quản lý, doanh nghiệp phải có chính sách, có cam kết cụ thể với chính quyền và công luận trong việc đảm bảo môi trường. Đồng thời phải có cơ cấu, tổ chức thích hợp để kiểm soát vấn đề môi trường, trong đó vấn đề trọng tâm là con người (cán bộ thực hiện) phải được đào tạo, phân công cụ thể kể cả hệ thống quản lý thủ tục tài liệu trong quá trình kiểm soát về môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thường xuyên tổ chức đánh giá sự ảnh hưởng, tác động của môi trường và phải có hồ sơ lưu trữ các tài liệu đánh giá đó. Do thị trường thông thường chỉ đòi hỏi về chất lượng là chính nên hiện nay cả nước mới chỉ có 120 đơn vị đạt được chứng chỉ ISO 14000, thấp hơn nhiều so với các nước trên Thế giới.

 Tuy vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình hòa nhập với trào lưu ISO của thế giới, nhưng với sự quyết tâm và sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới, trong tương lai không xa, chắc chắn rằng Việt Nam sẽ có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh được cấp chứng chỉ ISO 14001.

II.4.2.1 Một số công ty đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam

Bảng 2.3: Danh sách các tổ chức đạt được chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam

STT Tổ chức được chứng nhận Tổ chức chứng nhận Ngày CN

1 Cơng ty ơ to VN – Deawoo Quacert 01/10/06

3 Cơng ty TNHH Sanyo Semyconductor (VN) Quacert 25/09/06 4 Cơng ty TNHH điện tử Việt Tường Quacert 22/09/06

5 Cơng ty TNHH Yamaha Motor VN Quacert 20/09/06

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ (Trang 31 - 37)