IV.4 NHU CẦU VỀ ĐIỆN, NƯỚC, NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT IV.4.1 Nguồn điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ (Trang 62 - 66)

202 – 204 Lê Quang Định Quận Bình Thạnh 5 104 682 1225E Liên Tỉnh Lộ 43 KP 2 Quận Thủ Đức 4 031

IV.4 NHU CẦU VỀ ĐIỆN, NƯỚC, NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT IV.4.1 Nguồn điện

IV.4.1 Nguồn điện

 Nguồn điện: Hệ thống dây chuyền sản xuất đều sử dụng nguồn điện năng từ nguồn lưới điện quốc gia và hệ thống 2 máy phát điện dự phòng công suất 750 KVA mà nhà máy có sẵn. Hiện nay nhà máy đang đầu tư thêm 1 máy phát điện công suất 1000KVA để cung cấp điện khi hệ thốngsản xuất sữa đặc có đường đưa vào hoạt động. Với lượng điện năng tiêu thụ hiện nay khoảng 1400Mwh/năm. Dự kiến khi hệ thống sản xuất sữa đặc đi vào hoạt động thì lượng điện năng tiêu thụ là 3400Mwh/năm.

 Nhiên liệu: nhà máy sử dụng các loại nhiên liệu sau Dầu DO: 27 tấn/năm – 30 tấn/năm

Dầu FO: 390 tấn/năm – 690 tấn/năm

Gas: 20 tấn/năm

IV.4.2 Nguồn nước:

Nguồn nước: Nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nước cấp từ nhà máy nước Cần Thơ. Lượng nước sử dụng cho lau rửa, vệ sinh được lấy từ nguồn nước ngầm đã qua xử lý trước khi sử dụng. Nguồn nước từ giếng khoang khoảng 80m3/h

Lượng nước tiêu thụ từ 350m3/ngày-800m3/ngày.

IV.4.3 Nguyên liệu

Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất chính chủ yếu là sữa tươi, sữa bột nguyên kem, bơ, đường RE, bột sữa…và các phụ gia khác

Bảng 4.1: Nhu cầu nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất

Stt Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng

1 Bột sữa gầy medium-high heat Tấn/năm 2400-2900

2 Bột sữa Whey 11% đạm Tấn/năm 700

4 Dầu bơ Tấn/năm 590-750

5 Đường RE Tấn/năm 10.600-11.1000

IV.5 Xử lý nước thải

Nhìn chung đối với nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và các axit hữu cơ hiện nay trên thế giới thường ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chúng. Nhà máy cũng xử lý nước thải bằng hệ thống xử lý vi sinh. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy với công suất là 800m3/ngày

Nguyên lý hoạt động

Nước thải từ các công đoạn sản xuất trong nhà máy, được dẫn tới bể thu gom, sau khi đi qua song chắn rác, tại đây rác được tách loại ra khỏi nước thải theo chu kỳ. Sau khi tách hết lượng rác có trong nước thải, nước thải được bơm lên để tách béo và các chất hữu cơ dầu mỡ không hoà tan. Lượng chất béo này sẽ gạn trên bề mặt bể theo chu kỳ, sau đó nước thải chảy sang ngăn trung hoà để điều chỉnh pH trước khi qua các hồ xử lý kế tiếp(pH tối ưu là 6.5-8.5). Sau khi điều chỉnh pH nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hoà. Ở bể điều hoà nước thải được điều chỉnh lưu lượng và nồng độ vào trạm xử lý một cách ổn định cho các công trình xử lý phía sau. Tại bể điều hoà, máy thổi khí được vận hành để khuấy trộn đều nước thải đồng thời làm giảm mùi hôi do quá trình phân huỷ kỵ khí trong bể gây ra. Nước thải được bổ sung dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng để đảm bảo cho quá tình hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Từ bể điều hoà nước thải được bơm qua DAF để tách các tạp chất(ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) Nước thải sau khi xử lý về chất lượng tương đối sạch, đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn loại A (TCVN 5945 - 1995).

+ Đây là công nghệ hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý hoạt động của sinh vật lơ lửng trong môi trường nước – Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải. Do chỉ sử dụng sinh vật: vi khuẩn, nấm men, tảo, phiêu sinh thực vật… nên tính an toàn cho môi trường rất cao, không gây ô nhiễm thứ cấp. Đáp ứng các yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.

+ Với công nghệ chủ yếu dựa vào vi sinh vật nên chi phí đầu tư xây dựng, cũng như chi phí vận hành và bảo dưỡng đều thấp hơn so với các công nghệ truyền thống khác. Tính hiệu quả của hệ thống xử lý cao.

Nước thải từ các nguồn

Song chắn rác Bể gom Tách nước Bể sục khí Bể lắng Xả ra nguồn tiếp nhận Đạt tiêu chuẩn loại A

TCVN 5945-1995

Hệ thống lọc bậc 3

Bể tiếp xúc

Hình 4.7: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải hệ thống sản xuất sữa

Hình 4.8: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất sữa Cần Thơ

Hình 4.10: Nước thải được xử lý ở khâu cuối trước khi đưa ra môi trường Bảng 4.2: Chất lượng nước sau khi qua xử lý

STT THÔNG SỐ HAØM LƯỢNG VAØ TÍNH CHẤT

1 PH 7,2 – 7,6 2 Độ dẫn điện (m3/cm) 3,1 – 4,5 3 Clorit (mg/l) 60 - 480 4 Chất rắn qua lọc (mg/l) < 0,1 5 BOD5 (mg/l) 25 - 40 6 COD (mg/l) 200 - 300 7 TCO (mg/l) 90 - 130 8 Chất béo (mg/l) 1 - 25

9 Axit hữu cơ (mg/l) 9 - 300

10 Nitơ amon (mg/l) 270 - 700

11 H2S (mg/l) 0

12 Phospho tổng số (mg/l) 0,2 – 0,9

13 Phospho vô cơ (mg/l) 89 - 195

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w