VI.2 NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHAØ MÁY VI.2.1 Cơng tác bảo vệ mơi trường của nhà máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ (Trang 90 - 93)

D. Khả năng phát sinh sự cố, tình trạng khẩn cấp: Hệ số

VI.2 NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHAØ MÁY VI.2.1 Cơng tác bảo vệ mơi trường của nhà máy

H. Mức độ tiêu hao tài nguyên: hệ số

VI.2 NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHAØ MÁY VI.2.1 Cơng tác bảo vệ mơi trường của nhà máy

VI.2.1 Cơng tác bảo vệ mơi trường của nhà máy

 Nhà máy tư cử một cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực môi trường làm đại diện để theo dõi, giám sát toàn bộ các vấn đề liên quan đến tác động môi trường trong quá trình hoạt động.

 Kết hợp với các đơn vị tư vấn giám sát môi trường (có thể do Chủ đầu tư mời). Các đơn vị tư vấn này phải có đủ tư cách pháp nhân, nghiệp vụ chuyên môn và phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang. Định kỳ thực hiện công tác giám sát và báo cáo kết quả về các cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, kiểm tra.

VI.2.2 Cơng tác vệ sinh và an tồn lao động

 Nhà máy Sữa Cần Thơ luôn quan tâm, thực hiện tốt các vấn đề an toàn lao độâng, vệ sinh lao động; luôn trang bị đầy đủ các thiết bị cho phòng chống cháy nổ, không để xảy ra cháy nổ, không để xảy ra tai nạn lao động thương tật, chết người.

 Căn tin, bếp ăn tập thể của nhà máy đảm bảo sạch sẽ an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Không gây ô nhiễm môi trường, rác thải chủ yếu của nhà máy là rác sinh hoạt và bao bì, thùng giấy không độc hại. Các loại rác này được giao cho

công ty môi trường đô thị của khu công nghiệp Trà Nóc thu gom trong ngày.

 Tổ chức tự kiểm tra về an toàn đối với các thiết bị máy móc, nhà xưởng, việc chấp hành các quy định, các quy trình vận hành máy, các điều kiện vệ sinh công nghiệp trước khi đi vào sản xuất (tức 1lần/ngày)

 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân theo quy định mỗi năm 1 lần.

 Toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy Sữa Cần Thơ rất ý thức về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động, vì thế từ khi đi vào hoạt động chưa xảy ra những tai nạn trong lao động; và nhà máy Sữa Cần Thơ là một đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động.

 Là một nhà máy chuyên sản xuất sữa, nên Ban giám đốc rất chú trọng đến an toàn và vệ sinh lao động, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động để góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội; thực hiện phòng chống cháy nổ và tai nạn lao động nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và người lao động. Trên cơ sở đó, Ban giám đốc luôn cố gắng phát triển sản xuất kinh doanh đi đôi với cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường, để tạo ra môi trường sản xuất tốt - môi trường kinh doanh tốt theo phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

 Phòng tránh sự cố như sau:

• Phòng chống cháy nổ:

 Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định và các biện pháp PCCC là hết sức cần thiết.

 Trang bị hệ thống báo cháy tự động, đảm bảo các phương tiện cứu hỏa thường trực ở trạng thái làm việc tốt.

• Ngăn ngừa tai nạn lao động:

Để đề phòng việc xảy ra tai nạn lao động thì cần phải có các giải pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn lao động:

Về dụng cụ phục vụ hoạt động:

 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt nhất của máy móc, hệ thống thiết bị giết mổ nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động cho người công nhân vận hành.

 Trang bị các bảo hộ lao động cho công nhân như: quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay, tủ thuốc y tế,…

VI.2.3 Các giải pháp quản lý mơi trường đã được áp dụng tại nhà máy

Giải pháp về hành chính

 Nhà máy tuân thủ các quy định và luật bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của nhà máy.

 Nhà máy đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường Tài nguyên cùng với công ty môi trường đô thị của KCN Trà Nóc tổ chức giám sát và đo chất lượng nước ngầm, môi trường không khí, độ ồn, phát khí thải, bụi, chất lượng nước thải sản xuất, chất lượng nước thải sinh hoạt.

 Cam kết cung cấp tài chíùnh cho các dự án BVMT tại nhà máy và trong cộng đồng xã hội nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh nhà máy Sữa Cần Thơ thân thiện với môi trường.

Giải pháp về kỹ thuật

 Chất thải sinh hoạt và chất thải trong sản xuất (chủ yếu là chất hữu cơ từ sữa dư thừa). Đối với chất thải sản xuất, tất cả các chất thải được xử lý làm phân hữu cơ. Chất thải sinh hoạt tuy chưa có sự phân loại rõ ràng, nhưng tất cả rác thải được tập trung, để đổ vào xe rác công cộng.

 Bụi sinh ra trong lúc pha trộn và vận chuyển nguyên liệu bột sữa cùng các thành phẩm khác tuy chưa được lọc và xử lý nhưng tại tất cả các dây chuyền sản xuất đều có quạt thông gió.

 Đối với tiếng ồn sinh ra từ các loại máy móc, thì công nhân được trang bị dụng cụ lao động giảm ồn - hệ thống cách âm.

 Ngoài ra nhà máy đã đầu tư xây dựng khuôn viên trong nhà máy, với hệ thống cây xanh, chiếm hơn 1/3 trong tổng diện tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VI.3 KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO VỀ NGUỒN LỰC ĐỂ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường thao tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ (Trang 90 - 93)