Những nghiên cứu về bệnh dịch tả vịt ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số đặc tính sinh học của chủng virus cường độc dịch tả vịt VG 04 sau bảo quản (Trang 29 - 31)

Ở nước ngoài, bệnh dịch tả vịt đã được nghiên cứu về triệu chứng và bệnh tích từ lâu. Cho đến nay, những hiểu hiết về virus dịch tả vịt là rất sâu và đều được các tác giả tập trung vào lĩnh vực sinh học phân tử của virus.

Shawky (2000), nghiên cứu về tế bào đích của virus dịch tả vịt trong các cơ quan lâm ba. Các tác giả cho biết kháng nguyên dịch tả vịt được tìm thấy ở trong lách, tuyến ức, và túi Fabricius vào ngày thứ 3, 6 và thứ 8 sau khi gây nhiễm. Kháng nguyên được xác định trong tế bào biểu mô của tất cả các cơ quan Lympho được kiểm tra. Tế bào B di chuyển ra từ túi Fabricius và không thể tuần hoàn ngược về, sự di chuyển của tế bào B tới lách chỉ xuất hiện vào ngày thứ 8 sau khi gây nhiễm. Các tác giả kết luận, tế bào đích của virus dịch tả vịt là tế bào biểu mô và tế bào B.

Shengwang et al. (2007), đã nghiên cứu tính tương đồng về mặt phân tử

của herpes simplex virus 1 (HSV-1), UL25 và UL30 trong virus dịch tả vịt.

XuefengC Qi et al. 2007, đã phân tích định lượng virus dịch tả vịt ở đàn

vịt bị công cường độc và cho biết tỷ lệ nhiễm của virus dịch tả vịt ở túi Fabricius và ruột non là rất cao.

Shengwang et al. (2008), đã tiếp tục nghiên cứu về sự phát sinh loài của

virus dịch tả vịt và quan hệ tiến hoá trong họ Herpesviridae. Từ phân tích phả hệ các tác giả cho biết virus dịch tả vịt và những herpesvirus khác đều bắt nguồn từ một nhánh và virus gây bệnh dịch tả vịt thuộc phân nhóm dưới họ Alphaherpesvirinae. Trong hầu hết các trường hợp, virus gây bệnh dịch tả vịt có quan hệ gần với chi Mardivirus, nhưng tách ra một nhánh riêng.

Renyong Jia et al. 2009, trong nghiên cứu của mình đã công bố ở vịt trắng Bắc Kinh bị gây nhiễm bởi chủng DEV-97, 3 tuần sau khi gây nhiễm, không thể xác định được virus ở các mô và swab ổ nhớp (cloacal swabs (CSs)). Từ 7 đến 9 tuần sau khi gây nhiễm, DNA của virus được xác định bằng phương pháp PCR trong hạch thần kinh. Tác giả cho rằng đây là hiện tượng virus ở thể ẩn. DNA virus được xác định trong hạch lâm ba ngoại vi, lách, tuyến ức, túi Fabricius và hạch thần kinh trong điều kiện in vitro. Đồng thời các tác giả cũng tiến hành dòng hoá, giải trình tự, tinh sạch và tìm hiểu đặc tính sinh học của phân đoạn protein UL24 của virus dịch tả vịt.

Chanjuan Shen et al. (2009), đã định vị phân bố protein UL51 của virus

dịch tả vịt trong tế bào bằng sử dụng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Xuefeng Qi (2009), đã nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch ở niêm mạc ruột với sự gây nhiễm virus dịch tả vịt cường độc bằng phương pháp tinh sạch IgA. Kết quả cho thấy các mức độ DNA của dịch tả vịt tiếp tục tăng trong máu và nhiều cơ quan khác. Hơn nữa, IgA và IgG đặc hiệu dịch tả vịt tăng lên trong mật, huyết thanh và ruột. Mật độ IgA trong ruột được xác định từ 1-12 ngày sau khi gây nhiễm. Các tác giả kết luận gây nhiễm virus dịch tả vịt có thể kích thích cả IgA trong ruột và IgG trong huyết thanh.

Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu về đặc tính sinh học phân tử của hệ

gen virus dịch tả vịt của Yufeng et al. (2009). Các tác giả đã xác định toàn bộ

trình tự gen của virus dịch tả vịt. Theo các tác giả, hệ gen của virus có độ dài là 158.091 bp, mã hoá 78 protein và có sự tương đồng với những virus thuộc họ Alphaherpesvirinae về mặt tổ chức và kết hợp gen. Hệ gen của virus bao gồm các vùng gen unique long (UL), unique short (US), unique short internal repeat (IRS) và unique short terminal repeat (TRS). Cách thức sắp xếp hệ gen (UL-IRS-US- TRS) tương ứng với D-type herpesvirus và phù hợp với những thành viên của Varicellovirus và Iltovirus. Phân tích trình tự cho thấy hệ gen của virus chứa 67

gen tương đồng với những virus thuộc họ Alphaherpesvirinae. Ngoài những gen

này ra, có một gen tương đồng với Herpesvirus 8 ở loài linh trưởng, là virus

thuộc họ Betaherpesvirinae, và 5 gen tương đồng với Herpesviruse ở gia cầm.

Mặt khác, hệ gen có 3 gen duy nhất không tương đồng với bất cứ một loại

Herpesviruse nào. Giống hầu hết các thành viên thuộc họ Alphaherpesvirinae,

IRS-US lại tương tự với virus gây bệnh Marek và Herpesviruses 1 gây bệnh trên ngựa. Do vậy, từ những dữ liệu phân tích hệ gen, các tác giả đề nghị xếp virus

gây bệnh dịch tả vịt vào họ Alphaherpesvirinae.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số đặc tính sinh học của chủng virus cường độc dịch tả vịt VG 04 sau bảo quản (Trang 29 - 31)