Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 43)

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2016 đến tháng 4/2017. - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp

+ Số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý đất đai được thu thập trong giai đoạn 2011 - 2015.

+ Thực hiện quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền tại huyện Yên Phong giai đoạn 2011 - 2015

- Số liệu sơ cấp được điều tra vào đầu năm 2016. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

- Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện tự nhiên;

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

3.4.2. Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2015; - Tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2015;

3.4.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nước giao đất không thu tiền tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

- Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong

- Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong

- Đánh giá chung tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong.

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền tại huyện Yên đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

- Giải pháp về chính sách, pháp luật. - Giải pháp về tài chính.

- Giải pháp về khoa học công nghệ. - Giải pháp tổ chức thực hiện. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu bản đồ, báo cáo chuyên ngành, kết quả thống kê, kiểm kê… có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, qua mạng, qua sách báo để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Yên Phong tại phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Yên Phong.

- Thu thập các số liệu về kết quả giao đất đối với các tổ chức, cơ quan Nhà nước tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Yên Phong và Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Ninh;

- Thu thập các số liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai tại Thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phiếu điều tra thu thập các thông tin, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất tại các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong. Các tiêu chí điều tra bao gồm: diện tích, mục đích đất được giao; hình thức giao đất; hiện trạng sử dụng đất sau khi được giao đất; việc chấp hành chính sách pháp luật về đất đai và môi trường; kiến nghị của tổ chức sử dụng đất.

Thực hiện điều tra với 100% số tổ chức được giao đất không thu tiền trong giao đoạn 2011-2015 gồm:

- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước điều tra 09 tổ chức/ 09 tổ chức - Quốc phòng an ninhđiều tra 04 tổ chức/04 tổ chức

- Tổ chức chính trị điều tra 01 tổ chức/01 tổ chức.

- Tổ chức chính trị - xã hội điều tra 01 tổ chức/01tổ chức. - UBND xã điều tra 14 tổ chức/14 tổ chức.

- Tổ chức sự nghiệp công điều tra 64 tổ chức/64 tổ chức.

3.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

Từ các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, tổng hợp theo các nội dung nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích để nhận định, đánh giá về các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Số liệu trên phần mềm Excel để khái quát về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

3.5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Sử dụng phương pháp này để phân tích, so sánh một số chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài như: Cơ cấu giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế qua một số năm; tình hình đưa đất vào sử dụng đất so với quyết định giao đất, cho thuê đất đã được phê duyệt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN PHONG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Diện tích tự nhiên của huyện là 9.693,10 ha, có 14 đơn vị hành chính với 1 thị trấn và 13 xã (gồm: TT. Chờ, xã Dũng Liệt, xã Tam Đa, xã Tam Giang, xã Yên Trung, xã Thụy Hòa, xã Đông Tiến, xã Yên Phụ, xã Trung Nghĩa, xã Đông Phong, xã Long Châu, xã Văn Môn, xã Đông Thọ) giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hòa và Việt Yên - Bắc Giang - Phía Nam giáp thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du.

- Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh

- Phía Tây giáp huyện Đông Anh và Sóc Sơn – Hà Nội

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Yên Phong

Phòng Tài nguyên và Môi trường (2015) 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

huyện tương đối bằng phẳng có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình toàn huyện khoảng 4,5m so với mực nước biển, được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu bao phía bắc huyện, Sông Cà Lồ phía Tây huyện, sông Ngũ huyện Khê phía Nam huyện. Nhìn chung địa bàn của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cũng như việc quy hoạch bố trí các khu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cư.

4.1.1.3. Khí hậu

Yên Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh ít mưa.

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 6 – 210, lượng mưa/tháng biến động từ 20-56 mm.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 – 10 với lượng mưa trung bình/tháng từ 100mm- 312mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7-29,10C.

Độ ẩm không khí trung bình/năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

Nhìn chung Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, để phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Hạn chế là cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như: Nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa, để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

4.1.1.4. Thủy văn

Huyện có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh. Phía Bắc huyện là sông Cầu, phía Đông và phía Nam huyện là sông Ngũ Huyện Khê, phía Tây huyện là sông Cà Lồ.

Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang. Hàng năm nước lũ xuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông rộng, nước chảy siết. Mùa khô lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp.

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã Văn Môn đến xã Đông Phong, là ranh giới giữa thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến đến xã Tam Giang dài 7 km, là ranh giới giữa huyện Yên Phong với Huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

Ngoài các sông chính có lượng nước dồi dào trên, huyện Yên Phong còn có hệ thống kênh mương khá đồng bộ cùng với khoảng 400 ha ao hồ được phân bố đều ở các làng xã, đáng kể nhất là 3 đầm lớn: Đầm Nâu (thôn Phương La Đoài); Đầm Vọng Nguyệt (xã Tam Giang) sâu 4 mét, rộng 10 ha; Đầm Phù Yên (xã Dũng Liệt) sâu khoảng 6 mét và rộng 6 ha. Các đầm này là nơi chứa nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và là nơi thả cá đem lại nguồn thực phẩm hàng trăm tấn cá phục vụ cho đời sống nhân dân (Nguồn: Báo cáo QHSDĐ huyện Yên Phong đến năm 2020).

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát. Toàn huyện có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu.

Theo kết quả kiểm kê đất đai tính đến 31/12/2014 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 9.693,10 ha. Bao gồm các loại đất sau:

- Đất nông nghiệp: Diện tích 6.076,98 ha, chiếm 62,69% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 3.574,58 ha, chiếm 36,88% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng : diện tích 41,55 ha chiếm 0,43% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung đất đai huyện Yên Phong đa phần có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, thích hợp với nhiều loại cây trồng (Nguồn: Báo cáo QHSDĐ huyện Yên Phong).

b. Tài nguyên nước

khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra (Nguồn: Báo cáo QHSDĐ huyện Yên Phong giai đoạn 2010-2020).

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển cung của cả nước và của tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế, nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp – xây dựng và thương mại – du lịch. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong những năm qua đã thu hút được rất nhiều các công ty vào đầu tư, xây dựng trên địa bàn, đem lại nguồn thu cho huyện cũng như giải quyết việc làm cho lao động. Đây là bước tạo đà cho quá trình hòa chung công cuộc công nhiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vưc xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa.. cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Dân số trung bình Người 123650 124901 125966 126899 128603 2 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông lâm nghiệp % 31,3 36,2 27,9 24,8 22,2 Công nghiệp TTCN % 47,1 34,5 47,6 51,8 53,4 Thương mại, dịch vụ % 21,6 29,3 24,5 23,4 24,4 3 Tổng giá trị (giá hiện hành) Tỷ. đ 912.900 1141.718 1369.654 2609.914 5540.369

4 GDP bình quân năm / người (giá thực tế) Tr.đ 7,38 9,14 10,87 20,57 43,08 5 Giá trị Sản phẩm thu được/1ha NN Triệu đồng 42,3 51,6 63,2 71,9 84,4 6 Bình quân lương thực đầu người Kg/năm 485,9 486,0 487,6 490,6 475,0 7 Tỷ lệ hộ nghèo % 12,70 10,30 7,81 6,09 6,98 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Phong (2015)

Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân 25,77%. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 24,66%; công nghiệp và xây dựng tăng 18,31%; dịch vụ tăng 41,09%. Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thấp hơn các nhành khác, tuy nhiên xét về giá trị đóng góp vào GTSX chung toàn huyện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp đến là ngành thương mại dịch vụ, sự phát triển của các khu công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ của đạ phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh như nhu cầu nhà ở, tiêu dùng…tại các khu công nghiệp.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Năm 2006, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 31,3%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 47,1%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 21,60%.

Năm 2010, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 22,20%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 53,40%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 24,40%.

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 19%/năm. Yên Phong là một trong các huyện có điều kiện để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống và làm nền tảng cho nông nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, do kinh tế huyện còn đang trong giai đoạn phát triển nên về cơ sở hạ tầng của huyện còn hạn chế và cần phát triển hơn nữa.

Kinh tế của huyện có những bước chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 8,3 triệu đồng/người/năm (tính theo giá cố định năm 1994), bằng 60,18% GDP bình quân của cả tỉnh Bắc Ninh.

Trong giai đoạn tới với sự đầu tư của Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.So sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Yên Phong với tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu so sánh của huyện Yên Phong với tỉnh Bắc Ninh (năm 2015)

STT Chỉ tiêu Bắc Ninh Yên Phong 1 Tổng GDP(tỷ đ - giá 1994) 46.965,8 1.837,461 2 Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm) 15,62 9,4

3 GDP bình quân đầu người (USD) 43,08

4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 43)