ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức chưa thật chặt chẽ, vẫn còn có một số tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý cho thuê, cho mượn và vẫn để một phần diện tích đất chưa đưa vào sử dụng. Nguyên nhân do chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi, chưa có quy định cụ thể về quản lý đất tổ chức, các địa phương thì không sửa đổi kịp thời dẫn đến công tác quản lý gặp không ít khó khăn. Các tổ chức sử dụng đất thì còn thiếu
về ý thức, thậm chí còn cố tình không chấp hành đúng quy định của pháp luật cho thuê lại hoặc chuyển nhượng, một số tổ chức sử dụng đất lãng phí, không hiệu quả. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức thì cần phải:
- Có chế tài mạnh hơn, thực hiện xử lý kiên quyết đối với các đơn vị vi phạm, kiên quyết thu hồi các diện tích sử dụng không hiệu quả.
- Đẩy nhanh công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại hình tổ chức trên địa bàn.
- Nên có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đơn vị nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn, sử dụng không có hiệu quả để từ đó các tổ chức chú trọng hơn nữa đến việc quản lý sử dụng đất đúng theo mục đích được giao. - Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo, tham quan học hỏi kinh nghiệm trao đổi thông tin giữa các địa phương nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, chính trị cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin về đất đai kịp thời.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Pháp luật về đất đai trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của các tổ chức trong việc quản lý sử dụng đất.
- Gửi thông báo tới các tổ chức có vi phạm, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu không thực hiện đề nghị UBND ra quyết định thu hồi.
- Cần xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ và minh bạch, nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khu vực có quy hoạch, các khu vực đã được giải phóng mặt bằng chờ đầu tư...thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, điều tra, cập nhật thông tin của thửa đất được nhanh chóng chính xác. Tạo điều kiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý với người dân. Giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được chính xác hiệu quả hơn.
- Đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện về việc lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất tổ chức trên địa bàn huyện để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cả trước mắt và lâu dài.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1.Huyện Yên Phong có diện tích tự nhiên là 9.693,10ha, trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã đi vào nề nếp, các công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện tốt, kịp thời, hiệu quả do đó nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị và các khu dân cư. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ huyện xuống xã, Thị trấn được củng cố, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
2.Thời gian qua, huyện đã giao và cho thuê 9.693,10ha đất, bằng 100,00% diện tích tự nhiên 3 nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Trong đó giao cho 06 đối tượng quản lý, sử dụng gồm: Hộ gia đình và cá nhân, UBND xã, tổ chức kinh tế, Cơ quan đơn vị nhà nước, Các tổ chức khác, Cộng đồng dân cư.
3. Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất với diện tích là 749,70 ha chiếm 7,73% tổng diện tích tự nhiên của huyện tại huyện Yên Phong cho thấy: Có 9tổ chức cơ quan nhà nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 5,09ha.; gồm: 1 tổ chức chính trị với diện tích 0,44 ha.1 tổ chức chính trị - xã hội với diện tích 0,12ha. 14 tổ chức là UBND xã, thị trấn với diện tích 700,38 ha. 4 tổ chức Quốc phòng - An ninh được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 6,53 ha.64 tổ chức sự nghiệp công được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 37,14 ha; Trong tổng số 93 tổ chức được giao đất có 70 tổ chức đã được cấp GCNQSDĐ với 99 GCNQSDĐ chiếm 75,27% số tổ chức.
Chủ yếu các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong chấp hành tốt quy định của pháp luật đất đai, sử dụng đất đúng mục đích được giao. Có 85/93 tổ chức được Nhà nước giao đất sử dụng đất đúng mục đích được giao với diện tích 749,08 ha, chiếm 99,92 % tổng diện tích đất của các tổ chức được điều tra.
Tuy nhiên việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất còn một số hạn chế, trong đó một số tổ chức sử dụng đất vi phạm pháp luật.
- 1 tổ chức sử dụng không đúng mục đích là với diện tích:0,02 ha - 1 tổ chức để đất bị lấn chiếm với diện tích: 0,01 ha
- 2 tổ chức chưa đưa vào sử dụng: 0,37 ha
- 4 tổ chức tự cho thuê, cho mượn đất với diện tích: 0,22 ha
Còn 23 tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất chưa cấp giấy chứng nhận.
4. Để tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện cần thực hiện đồng bộ 1 số các giải pháp cho công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức ngày càng hiệu quả: Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức; Giải quyết tình trạng tranh chấp, sử dụng không đúng mục đích, chưa đưa vào sử dụng, tự cho thuê, cho mượn, bị lấn chiếm đất của các tổ chức; Các giải pháp khác nhằm sử dụng đất đúng mục đích.
5.2. KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu “Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh”. Bước đầu trong phạm vi một huyện góp phần đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn nghiên cứu.
Đề tài này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để đánh giá toàn diện hơn, để đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hộ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009).Kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đât theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
5. Bùi Tuấn Anh (2015). Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, huyện Hà Nội. Luận án tiến sỹ Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
6. Chính Phủ (2013). Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23/07/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính huyệnYên Phong.
7. Chính phủ (2007). Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
8. Chính phủ (2006). Nghị định 17/2006/NĐ- CP ngày 27/1/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. 9. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
10. Chính phủ (2014). Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước.
11. Chính Phủ (2004). Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật Đất Đai.
12. Chính phủ (1996). Nghị định số 85/1996/NĐ- CP ngày 17/12/1996 quy định việc thi hành pháp lệnh quyền và nghĩa vụ của tổ chức Nhà nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
13. Đỗ Khắc Định (2013). Đánh giá thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức, Huyện Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
14. Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng( 2012). Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
15. Hồ Thị Lam Trà, Nguyên Văn Quân (2006). Giáo trình Định Giá Đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
16. Lê Gia Chinh, Bùi Văn Sỹ, Hoàng Ngọc Hà, Vũ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Lơ, Trần Thị Giang Hương, Bùi Sỹ Dũng (2014). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức. Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Tổng cục Quản lý đất đai, 17. Lê Hồng Hạnh. Những quy định mới về giao đất, cho thuê đất của Luật Đất đai
năm 2013, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 23/9/2014. 18. Luật quản lý Đất đai nước CHND Trung Hoa, 1998, Điều 16.
19. Nguyễn Đình Bồng (2014). Bài giảng Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng (2014). Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Sửu ( 2010). Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam – Từ lý thuyết đến thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong (2015). Báo cáo công tác tài nguyên và Môi trường năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
23. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong (2015). Số liệu thống kê đất đai năm 2015.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993). Luật Đất đai năm 1993 - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003 - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013 - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014). Luật Đầu tư 2014, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Quốc vụ viện nước CHND, Trung Hoa, 1998.
31. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015). Số Liệu thống kê đât đai 2014. 32. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2008). Báo cáo Kết quả kiểm kê quỹ
đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg.
33. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007).
34. Tổng cục Quản lý Đất đai, 2012.Báo cáo kết quả học tập về quản lý đất đai tại Trung Quốc.
35. Trần Thị Thu Lương(2008).Kinh nghiệm để quản lý đất đô thị của Hàn Quốc và Bài học cho quản lý đô thị Việt Nam.Truy cập ngày 12/4/2016 từ http://repositories,vnu,edu,vn/jspui/bitstream/123456789/7558/1/Hoi%20thao%20 Han%20quocTB3-11,pdf
PHỤ LỤC