Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyệnYên Phong

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển cung của cả nước và của tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế, nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp – xây dựng và thương mại – du lịch. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong những năm qua đã thu hút được rất nhiều các công ty vào đầu tư, xây dựng trên địa bàn, đem lại nguồn thu cho huyện cũng như giải quyết việc làm cho lao động. Đây là bước tạo đà cho quá trình hòa chung công cuộc công nhiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vưc xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa.. cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Dân số trung bình Người 123650 124901 125966 126899 128603 2 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông lâm nghiệp % 31,3 36,2 27,9 24,8 22,2 Công nghiệp TTCN % 47,1 34,5 47,6 51,8 53,4 Thương mại, dịch vụ % 21,6 29,3 24,5 23,4 24,4 3 Tổng giá trị (giá hiện hành) Tỷ. đ 912.900 1141.718 1369.654 2609.914 5540.369

4 GDP bình quân năm / người (giá thực tế) Tr.đ 7,38 9,14 10,87 20,57 43,08 5 Giá trị Sản phẩm thu được/1ha NN Triệu đồng 42,3 51,6 63,2 71,9 84,4 6 Bình quân lương thực đầu người Kg/năm 485,9 486,0 487,6 490,6 475,0 7 Tỷ lệ hộ nghèo % 12,70 10,30 7,81 6,09 6,98 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Phong (2015)

Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân 25,77%. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 24,66%; công nghiệp và xây dựng tăng 18,31%; dịch vụ tăng 41,09%. Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thấp hơn các nhành khác, tuy nhiên xét về giá trị đóng góp vào GTSX chung toàn huyện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp đến là ngành thương mại dịch vụ, sự phát triển của các khu công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ của đạ phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh như nhu cầu nhà ở, tiêu dùng…tại các khu công nghiệp.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Năm 2006, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 31,3%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 47,1%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 21,60%.

Năm 2010, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 22,20%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 53,40%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 24,40%.

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 19%/năm. Yên Phong là một trong các huyện có điều kiện để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống và làm nền tảng cho nông nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, do kinh tế huyện còn đang trong giai đoạn phát triển nên về cơ sở hạ tầng của huyện còn hạn chế và cần phát triển hơn nữa.

Kinh tế của huyện có những bước chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 8,3 triệu đồng/người/năm (tính theo giá cố định năm 1994), bằng 60,18% GDP bình quân của cả tỉnh Bắc Ninh.

Trong giai đoạn tới với sự đầu tư của Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.So sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Yên Phong với tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu so sánh của huyện Yên Phong với tỉnh Bắc Ninh (năm 2015)

STT Chỉ tiêu Bắc Ninh Yên Phong 1 Tổng GDP(tỷ đ - giá 1994) 46.965,8 1.837,461 2 Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm) 15,62 9,4

3 GDP bình quân đầu người (USD) 43,08

4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00

4.1 Nông, lâm, thuỷ sản 5,34 10,9

4.2 Công nghiệp - xây dựng 85,88 78,2

4.3 Dịch vụ 8,78 10,9

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Phong Nhận xét: Qua bảng so sánh trên ta thấy công nghiệp – xây dựng là thế mạnh của huyện và chính sự phát triển công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện có bước tăng trưởng nhanh góp phần đưa huyện Yên Phong từ một huyện Nông nghiệp sang huyện phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Bảng 4.3. Tình hình biến động dân số huyện Yên Phong giai đoạn 2011-2015 giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2014 Năm Năm 2015 1 Tổng số nhân khẩu Người 123650 124901 125966 126899 128603 1.1 Nữ Người 62748 63397 63626 63834 64657 1.2 Nam Người 60902 61504 62340 63065 63946 2 Tỷ lệ tăng DS Tự nhiên % 1,40 1,43 1,64 1,62 1,61 2.1 Tỷ lệ sinh % 1,96 2,1 2,24 2,19 2,18 2.3 Tỷ lệ chết % 0,56 0,67 0,60 0,57 0,57 3 Tổng số hộ Hộ 27120 27035 127384 27707 28579 4 Tổng số lao động Lao động 75235 75760 76709 78233 79280 5 Mật độ dân số Người/km2 1276 1289 1300 1310 1328 6 Quy mô số hộ Người/hộ 4.56 4,62 4,60 4,58 4,50 Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Phong

a) Dân số

Qua tổng hợp biến động dân số của huyện từ năm 2011 đến năm 2015 ta thấy tỷ lệ phát triển dân số của huyện là tương đối cao so với bình quân chung của tỉnh và biến động không ổn định, đặc biệt là tỷ lệ phát triển dân số cơ học. Dân số năm 2011 là 123.650 người, năm 2015 là 128.603 người.

b) Lao động, việc làm và thu nhập

Số người trong độ tuổi lao động của huyện đến năm 2015 là 79.280 người, chiếm 61,65% dân số. Lực lượng lao động của huyện tăng 4045 người so với năm 2011. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Trong những năm qua, tỉnh và huyện đã thực hiện chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 52)