Thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37)

và TP. Hồ Chí Minh; 09 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại 20 Dự án phát triển nhà ở tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Thuận, Nghệ An, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai.

Tổng cục cũng đã tiến hành triển khai kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất và thực hiện chính sách pháp luật đất đai tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Long An, Trà Vinh, Yên Bái và Hải Dương. Qua kiểm tra, bước đầu đã phát hiện những sai phạm trong việc tổ chức thi hành Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và báo cáo của các đoàn thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho công khai 148 trường hợp vi phạm tại 09 tỉnh, thành phố (Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Tháp, Hà Tĩnh và An Giang) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2015).

2.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội

2.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tổng diện tích tự nhiên Thành phố Hà Nội là 335.859,50 ha, giảm so với năm 2015 là 32,48 ha (huyện Phú Xuyên giảm 32,59 ha; huyện Ba Vì tăng 0,10 ha và do sai số làm tròn số liệu 0,01 ha) với các nhóm đất chính:

tự nhiên);

Nhóm đất phi nông nghiệp là 132,575,17 ha (chiếm 39,47 % tổng diện tích đất tự nhiên);

Nhóm đất chưa sử dụng là 6.063,65 ha (chiếm 1,81 % tổng diện tích đất tự nhiên). Cục Đăng ký thống kê đất đai (2016)

Diện tích các loại đất phân theo đối tượng sử dụng, quản lý được thể hiện chi tiết tại bảng 2.2:

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tổ chức của Thành phố Hà Nội năm 2016

STT Đối tƣợng sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 335.859,50 100,00

I. Diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng

1. Hộ gia đình cá nhân (GDC) 203.857,04 60,70

2. Tổ chức trong nước (TCC) 63.773,95 18,99

3. Tổ chức,cá nhân nước ngoài (NNG) 407,37 0,12

4. Cộng đồng dân cư (CDS) 1.237,69 0,37

II. Diện tích đất theo đối tƣợng đƣợc giao quản lý 66.583,45 18,71

1. UBND cấp xã (UBQ) 53.579,51 15,06

2. Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ) 87,17 0,02

3. Tổ chức khác (TCK) 12.916,77 3,63

Nguồn: Cục Đăng ký thống kê đất đai (2016)

2.3.2.2. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ và tiên bộ rõ rệt. công tác quản lý, sử dụng đất ngày càng đi vào kỷ cương, nề nếp theo đúng quy định của pháp luật. Đất đai đã được sử dụng có hiệu quả hơn đóng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng đầu năm 2017, thành phố Hà nội đạt được kết quả như sau:

Về kết quả công tác quản lý đất đai, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các ngành thực hiện rà soát các nội dung cần ban hành hướng dẫn theo Luật Đất đai 2013, đảm bảo tinh thần cải cách hành chính, phù hợp với các quy định của pháp luật đất đai, đầu tư, xây dựng.

UBND Thành phố đã ban hành 6 văn bản quy phạm pháp luật các lĩnh vực: thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công tác xác định giá đất; công tác đấu giá quyền sử dụng đất; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất: Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện, UBND Thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đối với 263 dự án với diện tích là 270,8 ha. Kết quả, đã thu nghĩa vụ tài chính từ đất được 12.523 tỷ/26.769 tỷ đồng, đạt tỷ lệ: 46,78% kế hoạch.

Về đấu giá quyền sử dụng đất: Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 23/01/2017 của UBND Thành phố về đấu giá quyền sử dụng đất năm 2017 (chỉ tiêu giao tại Kế hoạch thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất là 10.000 tỷ đồng); đến nay, toàn Thành phố đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, với số tiền trúng đấu giá là 5.650 tỷ đồng/10.000 tỷ đồng, đạt 56,5 % kế hoạch.

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2016 của Chủ tịch UBND Thành phố và Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 11/10/2016 UBND Thành phố về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung triển khai thực hiện:

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, cấp Giấy chứng nhận: Tiếp tục rà soát đơn giản hóa về thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian thực hiện thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Thành lập 4 Tổ công tác liên ngành làm việc với các quận, huyện, thị xã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, hướng dẫn thực hiện việc đăng ký đất đai lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hướng dẫn giải quyết một số khó khăn, vướng mắc để lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho các thửa đất còn tồn đọng; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các nông lâm trường lập quy hoạch, xây dựng phương án sử dụng đất.

Kết quả đạt được: Tổng số thửa đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu dân cư cần cấp Giấy chứng nhận và đăng ký kê khai là: 1.551.951 thửa (trong đó thửa đất còn tồn đọng, vướng mắc chưa cấp được GCN là 196.441

thửa, theo kết quả giám sát của HĐND Thành phố tại Báo cáo số 13/BC-HĐND ngày 30/3/2017); Trong đó: đã cấp GCN được 1.328.810 thửa/1.355.510 thửa, đạt 98%; đã cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu cho các thửa đất còn tồn đọng, vướng mắc chưa cấp được GCN là 196.441 thửa/196.441 thửa, đạt 100%.

Cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở (Chủ đầu tư đã xây dựng xong và đã lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định): đã cấp Giấy chứng nhận cho 152.229 căn/178.278 căn, đạt 85,39%, (còn 26.049 căn hộ đang tiếp tục triển khai cấp Giấy chứng nhận);

Cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tái định cư: đã cấp Giấy chứng nhận cho 12.350 căn/14.027 căn (đã có quyết định bán nhà), đạt 88,04%;

Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp được 611.370 /625.257 Giấy chứng nhận (đạt 98%); Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2017).

Cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức (bao gồm các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, UBND các cấp): 14.229 thửa đất/19.247 thửa đất, đạt 73,93%;

Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai: UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác kiểm tra đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai 25 Đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai; đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 trường hợp với tổng số tiền 260 triệu đồng; đã ban hành 02 quyết định thu hồi với tổng diện tích 100.944 m2 đất, không để các vi phạm tái diễn, Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2017).

Công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý đất công, đất nông nghiệp thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, công tác cải cách hành chính đã được quan tâm rút ngắn thời gian thủ tục hành chính, công tác giao đất, cho thuê đất cũng đã đạt nhiều kết quả nhất định, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý đất đai còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên toàn địa bàn Quận Long Biên. Công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn 14 phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất; tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2007 - 2016. Các số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được điều tra trong năm 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; - Công tác quản lý sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; - Cán bộ, công chức liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Long Biên 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Long Biên 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Long Biên

3.4.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên

3.4.4. Đánh giá thực trạng quản lý của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên

3.4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng không thu tiền sử dụng đất với quỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng không thu tiền sử dụng đất 3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập các văn bản liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất: Luật đất đai, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Chỉ thị 31/2007/CT-TTg...

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Phòng thống kê quận Long Biên.

- Thu thập các số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất về tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên và tại UBND 14 phường thuộc quận.

- Số liệu về hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn cả nước và thành phố Hà Nội được thu tập tại Tổng cục đăng ký thống kê đất đai, Phòng đăng ký thống kê đất đai và Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Số liệu khác được thu thập trên các Websites của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

- Kế thừa các kết quả thanh tra, kiểm tra, các báo cáo tổng kết đánh giá công tác quản lý sử dụng đất của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ về việc quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

3.5.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra có sẵn để điều tra 2 nhóm đối tượng có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

- Đối tượng là các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Số phiếu điều tra: 100 phiếu/ 100 tổ chức, được phân bổ đồng đều trên 14 phường, mỗi phường 7 phiếu. Riêng phường Ngọc Thụy và phường Đức Giang có diện tích tự nhiên cao của quận nên số phiếu điều tra mỗi phường là 8 phiếu. Mỗi phiếu đều đại diện cho từng loại hình tổ chức sử dụng đất.

- Đối tượng cán bộ, công chức liên quan đến việc quản lý đất đai đối với các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền dụng đất: điều tra 2 chuyên viên làm việc tại phòng Tài nguyên & Môi trường quận Long Biên, 14 công chức Địa chính – Xây dựng của 14 phường để tìm hiểu về tình hình quản lý, sử dụng, chấp hành pháp luật của tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Điều tra các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra theo mẫu in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm:

- Diện tích đang sử dụng đúng mục đích;

- Diện tích đang sử dụng không đúng mục đích;

- Diện tích đang cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn; - Diện tích chuyển nhượng trái pháp luật;

- Diện tích đất đang bị lấn, chiếm; - Diện tích đất đang có tranh chấp; - Diện tích hiện chưa sử dụng;

- Diện tích đất kê khai đăng ký đất đai; - Diện tích đất được cấp GCN QSDĐ;

- Tình hình quản lý đất đai của các cơ quan quản lý thông qua các hình thức tuyên truyền pháp luật về đất đai, thanh tra kiểm tra,…

Điều tra được thực hiện tại trụ sở làm việc của các tổ chức và đại diện tổ chức sử dụng đất điền thông tin vào phiếu điều tra. Ngoài ra, cũng thực hiện khảo sát và ghi lại hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bằng ảnh chụp.

3.5.3. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.

3.5.4. Phƣơng pháp so sánh

Sử dụng để so sánh các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến kết quả nghiên cứu, nhằm đánh giá việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận qua từ giai đoạn 2014 -2017. Qua đó nhận ra được những ưu điểm và tồn tại để đề xuất giải pháp cho việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Quận Long Biên.

PHẦN 4. ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU IỆN TỰ NHIÊN, INH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37)