Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 41)

Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất; tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2007 - 2016. Các số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được điều tra trong năm 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; - Công tác quản lý sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; - Cán bộ, công chức liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Long Biên 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Long Biên 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Long Biên

3.4.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên

3.4.4. Đánh giá thực trạng quản lý của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên

3.4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng không thu tiền sử dụng đất với quỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng không thu tiền sử dụng đất 3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập các văn bản liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất: Luật đất đai, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Chỉ thị 31/2007/CT-TTg...

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Phòng thống kê quận Long Biên.

- Thu thập các số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất về tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên và tại UBND 14 phường thuộc quận.

- Số liệu về hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn cả nước và thành phố Hà Nội được thu tập tại Tổng cục đăng ký thống kê đất đai, Phòng đăng ký thống kê đất đai và Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Số liệu khác được thu thập trên các Websites của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

- Kế thừa các kết quả thanh tra, kiểm tra, các báo cáo tổng kết đánh giá công tác quản lý sử dụng đất của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ về việc quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

3.5.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra có sẵn để điều tra 2 nhóm đối tượng có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

- Đối tượng là các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Số phiếu điều tra: 100 phiếu/ 100 tổ chức, được phân bổ đồng đều trên 14 phường, mỗi phường 7 phiếu. Riêng phường Ngọc Thụy và phường Đức Giang có diện tích tự nhiên cao của quận nên số phiếu điều tra mỗi phường là 8 phiếu. Mỗi phiếu đều đại diện cho từng loại hình tổ chức sử dụng đất.

- Đối tượng cán bộ, công chức liên quan đến việc quản lý đất đai đối với các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền dụng đất: điều tra 2 chuyên viên làm việc tại phòng Tài nguyên & Môi trường quận Long Biên, 14 công chức Địa chính – Xây dựng của 14 phường để tìm hiểu về tình hình quản lý, sử dụng, chấp hành pháp luật của tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Điều tra các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra theo mẫu in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm:

- Diện tích đang sử dụng đúng mục đích;

- Diện tích đang sử dụng không đúng mục đích;

- Diện tích đang cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn; - Diện tích chuyển nhượng trái pháp luật;

- Diện tích đất đang bị lấn, chiếm; - Diện tích đất đang có tranh chấp; - Diện tích hiện chưa sử dụng;

- Diện tích đất kê khai đăng ký đất đai; - Diện tích đất được cấp GCN QSDĐ;

- Tình hình quản lý đất đai của các cơ quan quản lý thông qua các hình thức tuyên truyền pháp luật về đất đai, thanh tra kiểm tra,…

Điều tra được thực hiện tại trụ sở làm việc của các tổ chức và đại diện tổ chức sử dụng đất điền thông tin vào phiếu điều tra. Ngoài ra, cũng thực hiện khảo sát và ghi lại hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bằng ảnh chụp.

3.5.3. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.

3.5.4. Phƣơng pháp so sánh

Sử dụng để so sánh các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến kết quả nghiên cứu, nhằm đánh giá việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận qua từ giai đoạn 2014 -2017. Qua đó nhận ra được những ưu điểm và tồn tại để đề xuất giải pháp cho việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Quận Long Biên.

PHẦN 4. ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU IỆN TỰ NHIÊN, INH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 9 quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau (hình 4.1):

- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh; - Phía Đông giáp với huyện Gia Lâm; - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai;

- Phía Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Hai Bà Trưng.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí quận Long Biên, TP Hà Nội

Quận Long Biên nằm có vị trí thuận lợi, là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng

yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

a. Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt. Khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ít ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè. Các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,10C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,20C. Số giờ nóng trung bình là 1.640 giờ, lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m2.

- Lượng mưa và bốc hơi:

+ Lượng mưa bình quân năm là 1.600 - 1.700 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2mm.

+ Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 938 mm, bằng 56,5% so với lượng mưa trung bình năm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 78 - 87%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra.

b. Thuỷ văn

Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Đuống, chiều dài sông Hồng đoạn qua địa bàn quận khoảng 15km, chiều dài sông Đuống đoạn qua địa bàn quận khoảng 17km, bên cạnh đó còn diện tích hồ ao tự nhiên khá lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và điều hòa môi trường sinh thái.

Sông Hồng có lưu lượng dòng lớn, trong đó chủ yếu là tập trung vào mùa lũ, lưu lượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng nước là 5.990 m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s), vào mùa cạn mực nước trung bình là 3,06m với lưu lượng 927 m3/s. Sông Đuống là chi lưu của sông Hồng, tỷ lệ nước sông Hồng chảy vào sông Đuống khoảng 30%, mực nước trung bình là 9,01m với lưu lượng dòng chảy 3027 m3/s.

Chế độ thủy văn của hai con sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về sông Hồng, sông Đuống uy hiếp trực tiếp hệ thống đê điều của thành phố. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Quận Long Biên có địa hình tương đối bằng ph ng, mang những nét đặc thù của địa hình vùng đồng bằng sông Hồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Sông Hồng và sông Đuống bao quanh tạo thuận lợi về giao thông đường thủy nhưng cũng chia tách Long Biên với các quận nội thành.

Khu vực đất ngoài đê: đất xây dựng có cốt thay đổi từ +9,6 m đến +13,2 m; đất canh tác có cốt từ +7,5 m đến +12,0 m; một số khu vực ao hồ trũng có cốt +3,0 m đến +9,6 m.

Khu vực đất trong đê: đất xây dựng có cốt thay đổi từ +6,2 m đến +11,3 m; đất canh tác có cốt từ +4,5 m đến +9,0 m; một số khu vực ao hồ trũng có cốt từ +2,1 m đến +7,4 m.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên nước

Với hai con sông lớn là Hồng và sông Đuống chạy bao quanh quận. Cung cấp nước cho người dân trong vùng, thêm vào đó là một thống kênh mương nội đồng. Vì vậy, có thể nói tài nguyên nước của quận rất đa dạng và phong phú.

b. Tài nguyên đất

Quận Long Biên là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Hồng và sông Đuống nên thành phần đất đai của quận tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển dịch vụ chung chuyển cát, đá, vật liệu xây

dựng qua đường thủy đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận đặc biệt trong những năm quận đang phát triển xây dựng. Vì vậy, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông.

c. Tài nguyên nhân văn

Long Biên có một nền văn hoá giàu truyền thống. Trình độ dân trí khá cao, nhân dân luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Những năm gần đây, UBND quận đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật gắn với dịch vụ du lịch trên địa bàn quận”. Năm 2017 quận Long Biên và nhân dân phường Việt Hưng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà trưng bày giới thiệu sản phần làng nghề, tổ chức thành công Hội chợ làng nghề gắn với tổ chức lễ hội làng Lệ Mật; tuyên truyền du lịch của làng nghề.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của quận đã phát triển với tốc độ khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 16,20 %. Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 của quận Long Biên đạt trên 40.642 tỷ đồng. Trong đó:

- Công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 22.497 tỷ đồng, chiếm 55,35 %; - Thương mại – dịch vụ đạt 17.625 tỷ đồng, chiếm 53,60 %;

- Nông nghiệp đạt 520 tỷ đồng, chiếm 1,28 %.

a. Ngành nông nghiệp

Kết quả bước đầu đã tăng năng suất lúa bình quân đạt 45,5 tạ/ha (kế hoạch 41,5 tạ/ha), ngô đạt 40 tạ/ha (kế hoạch 37 tạ/ha); giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2,30 % so với năm 2016. Xây dựng các mô hình sản xuất cây ăn quả, mô hình chăn nuôi rắn tập trung và mô hình vùng sản xuất tập trung để có cơ chế đầu tư tiến bộ kỹ thuật.

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cùng với sự hình thành các khu dân cư tập trung làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,50 %), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,50 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng.

Năm 2017, đã chuyển đổi được 48 ha từ diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả tại phường Cự Khối, Long Biên, Giang Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh. Đến nay toàn quận đã chuyển đổi được 200 ha từ cây ngô sang trồng các loại cây ăn quả như ổi, táo, đu đủ, nhãn… bước đầu đtôi lại hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục duy trì tổ chức sản xuất rau an toàn tại 3 vùng bãi phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi với diện tích 20,20 ha, phát triển mới tại phường Thượng Thanh 1,80 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 41)