Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 79)

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức và sâu rộng trong các ngành, các cấp, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lao động và mọi tầng lớp nhân dân, tới các tổ chứ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng để họ có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai và thực hiện tốt. Ngoài ra, cần thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời các tổ chức điển hình trong công tác quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời phê bình, xử lý nghiêm đối với các tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đất đai.

Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng diện tích đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là: hoàn thiện pháp luật quy định quản lý, sử dụng đối với loại đất này, nhất là đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép, không có hiệu quả…; Quy định rõ định mức sử dụng đất đối với từng loại hình cơ quan, công trình sự nghiệp; Hoàn thành công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức; Tính giá trị quyền sử dụng đất để quy trách nhiệm kinh tế cho tổ chức khi có vi phạm pháp luật về đất đai; Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai nói chung và đất của các tổ chức nói riêng; Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai.

PHẦN 5. ẾT LUẬN VÀ IẾN NGHỊ 5.1. ẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu trên thực tế, tôi xin rút ra một số kết luận như sau: 1. Quận Long Biên là quận có diện tích lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên 5982,1 ha, được phân bổ trên 14 đơn vị hành chính cấp phường. Năm 2017, tốc độ tăng kinh tế đạt 16,20%. Trên toàn Quận có 291.925 người, mật độ dân số bình quân là 4.880 người/km2.

2. Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận đã được chú trọng, đạt được một số kết quả nhất định:

- Công tác cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình cá nhân cơ bản được hoàn thành theo kế hoạch. Riêng năm 2017, trên địa bàn quận đã cấp 980 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 135,2% kế hoạch.

- Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tổ cáo liên quan đến đất đai năm 2017 đạt tỷ lệ cao với tổng số đơn tiếp nhận là 884 đơn, đã giải quyết 791 đơn, đạt 89,5%, không có đơn thư vượt cấp.

3. Toàn quận có 306 tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất với 559 khu đất có tổng diện tích quản lý sử dụng là 547,6 ha. Trong đó: Cơ quan nhà nước có diện tích 14,3 ha; Tổ chức sự nghiệp công lập có diện tích 97,4 ha; UBND phường có diện tích 46,5 ha; Đơn vị an ninh có diện tích 6,5 ha; Đơn vị quốc phòng có diện tích 273,8 ha; Cơ sở tôn giáo có diện tích 83,0 ha; cơ sở tín ngưỡng có diện tích 26,1 ha.

4. Qua nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho thấy:

- Công tác cấp GCN QSD Đ cho các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất đạt tỷ lệ thấp. Chỉ có 69 tổ chức đã được cấp cho 90 khu đất với diện tích 81,2 ha chiếm 14,8% diện tích đất tổ chức được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

- Diện tích đất bị lấn chiếm, tranh chấp chiếm tỷ lệ rất thấp: diện tích đang tranh chấp là 0,5 ha, chủ yếu thuộc các đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng. Diện tích đất bị lấn, chiếm sảy ra tại 25 tổ chức với diện tích là 3,5 ha, chủ yếu thuộc các tổ chức quốc phòng.

- Diện tích đất chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa là 10,1 ha. Diện tích sử dụng không đúng mục đích, để hoang hóa chủ yếu tập trung chủ yếu vào các đơn vị quốc phòng.

5. Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất và nâng cao hiệu quả trong quản lý đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền cần phải thục hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp là: Giải pháp về chính sách, pháp luật; Giải pháp về kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai; Giải pháp về nhân lực và cải cách hành chính; Giải pháp về công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai.

5.2. IẾN NGHỊ

Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn nghiên cứu, cần cụ thể hóa hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đất đai. Tăng cường kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai. hiện đại hóa quản lý sử dụng đất như xây dựng hệ thống thông tin đất đai điện tử mở.

TÀI LIỆU THAM HẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo về công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 và tình hình triển khai thi hành Luật đất đai và những vẫn đề cần giải quyết tháo gỡ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.

3. Chính phủ (2007). Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

4. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

5. Chính phủ (2014a). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

6. Cục Đăng ký thống kê đất đai (2016). Thống kê hiện trạng sử dụng đất của cả nước. 7. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2012). Thực trạng cơ sở hành chính, sự nghiệp

và tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012.

8. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2017). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười hai và ước cả năm 2017.

9. Đỗ Thị Tám và Hoàng Minh Giáp (2015). Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13 (4). tr. 598-605.

10. Nguyễn Đình Bồng, Lê Thanh Tuyến, Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2012). Quản lý đất đai ở Việt Nam 1945-2010. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà và Nguyễn Thị Thu Hồng (2014). Mô

hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Khả (2003). Lịch sử quản lý đất đai. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Tuyến (2010). Pháp luật đất đai Việt Nam trong tình hình hội nhập và phát triển. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. (1). tr. 40-46.

14. Phạm Phương Nam (2014). Quy định về thu hồi đất, trưng dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. (5). tr. 13-15.

15. Phạm Phương Nam và Phạm Văn Quân (2013). Một số giải pháp tăng cường quản lý đất đai của các tổ chức tại tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học Đất. (41). tr. 30-36. 16. Phạm Văn Võ (2012). Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản đối với đất đai.

NXB Lao động, Hà Nội. tr. 59-64.

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai. 18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015). Bộ Luật Dân sự.

19. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (2017). Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2016 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

20. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (2017a). Báo cáo tổng kết tình hình quản lý sử dụng đất năm 2017 Thành phố Hà Nội.

21. Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội (2016). Kiểm kê di tích Long Biên.

22. Tổng cục Quản lý đất đai (2011a). Báo cáo kết quả của Đoàn công tác nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản lý đất đai tại Hoa Kỳ.

23. Tổng cục Quản lý đất đai (2011b). Báo cáo kết quả của Đoàn công tác nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản lý đất đai tại Thụy Điển.

24. Tổng cục Thống kê (2016). Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2015.

25. Tổng cục Thống kê (2018). Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 26. Trần Quang Huy và cs. (2013). Giáo trình Luật Đất đai. Nhà xuất bản Công an

nhân dân, Hà Nội.

27. UBND quận Long Biên (2015). Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất của Quận Long Biên.

28. 3 29.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo về công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 và tình hình triển khai thi hành Luật đất đai và những vẫn đề cần giải quyết tháo gỡ.

30. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.

31. Chính phủ (2007). Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

32. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

33. Chính phủ (2014a). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

34. Cục Đăng ký thống kê đất đai (2016). Thống kê hiện trạng sử dụng đất của cả nước. 31. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2012). Thực trạng cơ sở hành chính, sự nghiệp

và tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012.

Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2017). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười hai và ước cả năm 2017.

PHỤ LỤC

1. Ảnh vi phạm của một số tổ chức sử dụng đất 2. Phiếu điều tra

Phụ lục 1.

Ảnh vi phạm của một số tổ chức sử dụng đất

Binh đoàn 12 chuyển nhƣợng đất để xây dựng nhà ở trái phép tại phƣờng Đức Giang

Cục Quân huấn chuyển nhƣợng đất để xây dựng nhà ở trái phép tại phƣờng Long Biên

UBND phƣờng Gia Thụy cho thuê để kinh doanh trái pháp luật tại nhà văn hóa tổ dân phố số 1 và số 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 79)