Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Từ phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu đối với hầu hết các NHTM, nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài. Vì vậy mà những thông tin điều tra, xác minh về hồ sơ khách hàng không đầy đủ và

chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Ngân hàng. Để tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với Ngân hàng cũng như giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động, khách hàng nên cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng.

Trong trường hợp người vay có trình độ yếu kém về quản lý, không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán chính xác những bất trắc có thê xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh sẽ dẫn tới vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, việc yếu kém trong quản lý tài chính có thể dẫn tới trường hợp dù PAV có hiệu quả song nguồn trả nợ ngân hàng không được đảm bảo. Như vậy doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn cho ngân hàng.

- Môi trường pháp lý, chính trị: Trong nền kinh tế mà tình hình chính trị không ổn định, nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế sẽ gây ra những biến động không đúng theo quy luật kinh tế và những hậu quả không thể lường trước được. Trong nội dung thẩm định có nhiều khâu liên quan và chịu sự điều tiết của các văn bản luật hiện hành. Để kết quả thẩm định được đảm bảo cần có một hệ thống văn bản pháp lý quy định đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, ổn định làm cơ sỏ cho cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá khách hàng theo đúng chuẩn mực pháp lý quy định.

- Môi trường kinh tế trong và ngoài nước: Các yếu tố kinh tế như chu kỳ kinh tế, lãi suất thị trường, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát… có ảnh hưởng gián tiếp đến thẩm định tín dụng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi, nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện vĩ mô.. sẽ hạn chế việc cung cấp thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin dự báo về tình trạng nề kinh tế. Các định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh

tế, xã hội theo vùng, ngành..chưa được xây dựng cụ thể cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt phương án vay. Những tác động của môi trường kinh tế có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng khác nhau.

- Môi trường văn hoá - xã hội: Tính khả thi của PAV mà khách hàng đề xuất chịu ảnh hưởng lớn của phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng. Các yếu tố này có thể thay đổi thất thường, làm sai lệch các tính toán của doanh nghiệp và ngân hàng, có khả năng làm sai lệch đi hiệu quả kinh doanh và khả năng thu hồi vốn của khách hàng cũng như ngân hàng.

- Sự cạnh tranh trong hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM: Số lượng Tổ chức tín dụng ngày càng tăng gây ra áp lực cạnh tranh cho mỗi ngân hàng. Từ sự cạnh tranh không lành mạnh sẽ xảy ra tình trạng các ngân hàng hạ thấp điều kiện thẩm định để tranh giành khách hàng, đôi khi chỉ quan tâm đến TSĐB, xem nhẹ tính hiệu quả của phương án vay vô tình đã làm giảm đi chất lượng thẩm định của ngân hàng. Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)